Cách xử lý khi bị ngộ độc
Với những xử trí nhanh nhẹn, kịp thời cho người thân khi bị ngộ độc do thực phẩm, uống thuốc… bạn sẽ hạn chế được tình trạng nguy hiểm của họ.
Ngoáy tay vào họng để gây nôn, khi bị bị ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết (ảnh internet)
Dấu hiệu chung: gồm đau bụng quằn quại, tiêu chảy, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, sốt nóng, đau rát họng, khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, co giật, thậm chí trụy mạch, tổn thương não gây tử vong. Tùy theo loại ngộ độc có thể xuất hiện ngay sau khi ăn uống hoặc một-hai ngày sau mới có biểu hiện.
Ngộ độc thực phẩm
Xử lý: gây nôn ngay cho người bị ngộ độc càng nhiều càng tốt để đẩy hết thực phẩm độc ra ngoài. Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi ngoáy tay sạch vào họng hoặc uống một ly nước muối pha loãng, dùng tay đặt vào lưỡi để người bệnh nôn ra.
Khi đã hết nôn, pha bốn muỗng cà phê đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào một lít nước cho người bệnh uống để không bị mất nước. Đừng vội cho nạn nhân ăn trở lại, mà nên ngưng trong vài giờ cho cơ thể ổn định.
Video đang HOT
Hóa chất gia dụng (xà phòng, nước lau nhà, thuốc trừ sâu… thường gặp nhất ở trẻ em).
Xử lý: một số trường hợp tuyệt đối không được gây nôn, bởi hóa chất gia dụng có tính axit và kiềm hóa cao, dễ gây bào mòn niêm mạc họng, mũi. Nếu bé có triệu chứng đau họng thì cho bé uống nước rồi sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Ngộ độc rượu
Xử lý: đưa người bị ngộ độc vào chỗ kín gió, đắp mền mỏng để giữ nhiệt. Tuyệt đối không lau mặt hoặc tắm bằng nước lạnh khiến cho người bị ngộ độc mất thân nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Nên đặt người bị ngộ độc ngồi trên ghế, nếu mệt hơn có thể cho nằm, nhưng nên để đầu nghiêng sang một bên nhằm ngăn ngừa việc họ nuốt lại chất nôn vào phổi gây viêm phổi và tử vong. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, bạn nên giúp gây nôn để họ thải bớt rượu ra ngoài, nếu nặng hơn thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.
Ngộ độc thuốc
Thường gặp là ngộ độc paracetamol hoặc nhầm thuốc, hoặc uống quá liều.
Xử lý: không được tự xử lý ở nhà mà khẩn cấp đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.
Theo TNO
Rượu bổ dương: Ông uống, bà khóc ròng
Để chiều chồng, nhiều bà vợ không ngần ngại sưu tầm những loại "tiên dược" ngâm rượu nhằm bồi bổ sức khỏe, cải thiện sinh lực nam giới.
Nhưng với sự hiểu biết sơ sài về những loại thuốc bổ nhân sâm, ngũ gia bì, các loại rễ cây có mùi hương, những con vật mang nhãn hiệu bổ dương khiến nhiều bà vợ đã làm hại chồng mà không hay biết.
Cải lão hoàn đồng trong... bệnh viện
Chị Hoàng Anh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đi công tác Yên Bái về xách 2 túi rễ cây thuốc nam cho chồng ngâm rượu uống nhằm "cải lão hoàn đồng". Theo chị Hoàng Anh kể lại thì bà con dân tộc bán nhiều loại rễ cây này và được nhiều vị khách kháo nhau là uống tăng cường sinh lực cho nam giới.
Dược liệu thường có hóa chất dùng để bảo quản, nếu ngâm rượu uống dễ sinh ra bệnh, hay bị ngộ độc...(Hình minh họa).
Chờ đợi suốt 2 tháng ngâm rượu, cuối cùng cũng tới ngày thưởng thức "tiên dược", chị Hoàng Anh không quên nhắc chồng uống và rộng rãi khi nhắc khéo mời bạn bè của chồng cùng tới nhà thưởng thức. Uống đến đâu rượu ngấm tới đó khiến cho cuộc nhậu thêm phần hoan hỉ. Nhưng rồi, chỉ 1 tiếng sau, chồng chị và người bạn đầu quay cuồng và lên cơn co giật phải đi cấp cứu.
Nhiều bà vợ thường rỉ tai nhau nên cho các ông uống rượu thuốc để bổ dương, cải thiện bản lĩnh đàn ông. Vì vậy, họ nhờ người tìm mua các dược liệu như ba kích, nhân sâm, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, đỗ trọng... hoặc các động vật như hải mã, tắc kè, sừng tê, bìm bịp, ngọc dương, mã pín, mật gấu, rết, bò cạp, mãng xà, hải mã, trăn... ngâm với rượu như để làm quà các ông chồng.
Nhưng đâu phải bất cứ dược liệu nào cũng ngâm rượu chung được với nhau, hoặc ngâm rượu chung với các loại động vật.
Hơn nữa, nhiều bà vợ không biết các dược liệu bày bán trôi nổi trên thị trường là dược liệu gì, nhưng vì tin vào quảng cáo của người bán hàng nên đã mua. Hoặc dược liệu thường có hóa chất dùng để bảo quản, nếu ngâm rượu uống dễ sinh ra bệnh, hay bị ngộ độc...
Không chỉ vậy nhiều loại cây có độc như lá ngón, rễ lá ngón dễ nhầm với vị thuốc Hoàng cầm, Mã tiền (có hoạt chất Strychnin) hay Ô đầu, Phụ tử (chứa chất độc Aconitic) chỉ làm cồn xoa bóp ngoài. Nhiều trường hợp cứ nghĩ rượu ngâm thuốc uống càng tốt nên khi uống dễ ngộ độc nặng và thường tử vong nếu không biết cách cấp cứu hoặc ở xa cơ sở cấp cứu.
Uống rượu dởm như uống phải thuốc độc
Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bị ngộ độc rượu, mà phần lớn nhiều trường hợp ngộ độc vì uống rượu ngâm với các loại kiểu cây nhà lá vườn. Bác sỹ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm chống độc cho hay, tùy theo mức độ và tình trạng, nguyên nhân ngộ độc mà có những dấu hiệu và chuyển biến khác nhau.
Sau những triệu chứng ban đầu thì người bệnh không điều khiển được hành vi, buồn nôn, đau bụng, nói líu lưỡi.Sau khi uống quá nhiều, người uống không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được, co giật. Muộn hơn, bệnh nhân bị hôn mê sâu, tụt huyết áp, suy tuần hoàn, suy thận, có thể dẫn đến tử vong.
"Uống rượu dởm như uống phải ngụm thuốc độc, thương chồng như vậy khác nào hại chồng!" - PGS.TS Lê Lương Đống - Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh đã đúc kết khi chứng kiến nhiều cuộc sốc vì rượu của các ông chồng do các bà vợ bồi bổ.
Tâm lý bồi bổ sức khỏe thông qua rượu ngâm các loại thuốc bổ, động vật quý hiếm đã trở thành trào lưu để rồi không ít người vợ tự "giết" chồng mình. PGS.TS Lương Đống lưu ý, nếu cần phải uống rượu để có lợi cho sức khỏe thì các gia đình cân nhắc kỹ, không tự ý mua nguyên liệu về rồi tự ngâm và tự sử dụng.
Các gia đình không nên mua các loại rượu thuốc trôi nổi trên thị trường hoặc chỉ nghe qua quảng cáo, vì những loại này rất có thể bào chế không đúng quy trình hoặc không đảm bảo chất lượng. Rượu thuốc nghĩa là thuốc để chữa bệnh, tăng cường sinh lực ở dạng rượu, không phải để uống chơi cho vui nên cần phải uống đúng liều lượng và nhất là không uống rượu lúc bụng đói vì nồng độ rượu sẽ lên cao trong máu dễ gây ngộ độc.
Theo Pháp luật Việt Nam
Lấy mẫu, tìm nguyên nhân hơn 70 người bị ngộ độc Ngày 3.12, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cùng Trung tâm Y tế dự phòng TP.Đà Nẵng tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại cửa hàng bánh mì Đồng Tiến (giao lộ Phan Đăng Lưu - Lê Thị Hồng Gấm) để tìm nguyên nhânhơn 70 người ngộ độc nghi do ăn bánh mì. Các mẫu pa tê, thịt nguội, jăm...