Cách xử lý khi bị chó dại cắn
Thời gian vừa qua có rất nhiều trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Trong bất kỳ trường hợp nào khi bị chó lạ tấn công, bạn cần phải bình tĩnh và làm theo những lời khuyên sau đây:
Bạn cần đề phòng trước bất kỳ một con chó lạ nào, luôn nhắc nhở mình rằng một con chó không quen biết sẽ dễ cho mình là kẻ xâm nhập hoặc là mối đe dọa.
Không tiếp cận chó lạ
Đừng bao giờ tiếp cận một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt sau hàng rào, trong xe hơi. Đừng vuốt ve con chó – kể cả chó của mình – mà không cho nó nhìn thấy và ngửi bạn trước. Đừng quấy rối khi nó đang ngủ, ăn, gặm đồ chơi hoặc đang chăm sóc con.
Đừng bao giờ quay lưng lại trước mặt con chó và bỏ chạy. Bản năng của chó là săn đuổi nên nếu bạn chạy nó sẽ cố đuổi bắt bạn.
Video đang HOT
Khi bị chó tấn công
Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy. Bạn hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.
Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ đi lui cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình. Nếu thấy chó vẫn hung năng không chịu buông tha thì cúi xuống nhặt đá, dép hoặc tháo giầy để phòng bị. Động tác này có thể khiến con chó sợ mà bỏ chạy.
Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy ném đá, dép, áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể.
Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im, cố gắng không hét hoặc lăn lộn.
Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:
Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín. Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.
Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.
Theo VNE
Bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa?
Bé trai nhà tôi (bảy tuổi) bị chó cắn vào chân, chủ nhà đưa ra giấy xác nhận chó đã chủng ngừa bệnh dại. Như vậy, tôi có cần cho con chích ngừa loại vắc-xin nào nữa không?
Phan Hà (Q.7, TP.HCM)
BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - tư vấn:
Dù chó đã được tiêm chủng, nhưng nếu bé bị cắn ở những vị trí nguy hiểm như: vùng đầu mặt, bộ phận sinh dục thì cần chích ngừa ngay. Ở những vị trí này, vi-rút dại dễ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, khiến trẻ tử vong nhanh chóng. Nếu chó đã chích ngừa cắn ở tay chân thì không cần cho bé chích ngừa nhưng gia đình phải theo dõi con chó trong vòng 10 ngày, xem nó có bị chết hay không. Nếu chó bị chết, phải đưa bé đi chích ngừa ngay.
Để phòng bệnh uốn ván, trẻ nhỏ thường được chích vắc-xin ngừa uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng và trẻ phải chích nhắc lại lúc sáu tuổi. Bé đã bảy tuổi, nếu chưa chích nhắc lại, chị cần cho cháu chích vắc-xin uốn ván sau khi bị chó cắn.
Theo PNO
Tử vong do mắc bệnh dại Bênh nhân bị mắc bênh dại. (Ảnh: SK&ĐS) Theo thông tin từ Bô Y tê, bệnh dại ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Riêng 8 tháng đâu năm 2012, có 62 ca tử vong do bênh dại và phân lớn ở các tỉnh phía Bắc. Hầu hết các trường hợp lây dại qua vết cắn của động vật bị dại. Trường...