Cách xử lý khi bị bỏng, ai cũng nên trang bị kỹ năng này
Khi bị bỏng, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho tình trạng vết thương không bị nặng hơn, giúp ích cho quá trình điều trị phía sau. Dưới đây là một vài cách xử lý vết bỏng bạn cần phải biết.
Đây là một trong những tai nạn rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, gây ra tình trạng này có thể là do các nguyên nhân sau:
- Bỏng do nhiệt khô (bàn là, bô xe mát, hỏa hoạn, nổ bình gas,…), bỏng do nhiệt ướt (nước sôi, hơi nóng,…)
- Bỏng do điện sinh hoạt hoặc điện công nghiệp.
- Bỏng do một số loại hóa chất thường có trong công nghiệp
- Bỏng do tia bức xạ: như mặt trời, tia laser, hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia phóng xạ,…
2. Sơ cứu khi bị bỏng
Khi bị bỏng rất cần được sơ cứu nhanh chóng để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trước tiên cần phải nhận biết được nguyên nhân gây bỏng để sơ cứu đúng cách nhất:
- Với tình trạng bỏng nước sôi hoặc bỏng do lửa cháy: Ngâm vùng da bị bỏng vào nguồn nước nguội và sạch, cử để trong khoảng 15 – 20 phút. Cách này sẽ giúp cho viết bỏng được dịu bớt, tránh tình trạng sưng, và bỏng sâu vào bên trong, cũng làm cho vết bỏng được sạch hơn.
Sau đó bôi thuốc trị bỏng và dùng gạc hoặc vải sạch băng bết bỏng lại.
Nếu chỉ là vết bỏng nhẹ, vùng bỏng không lớn thì có thể chăm sóc và bôi thuốc tại nhà, nếu vết bỏng nặng cần sơ cứu và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế.
- Với bỏng hóa chất:
Ngay lập tức cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất, dùng gang tay bảo vệ để làm việc này chứ tuyệt đối không được dùng tay trần.
Video đang HOT
Nhanh chóng rửa vết thương bằng càng nhiều nước càng tốt, nếu không rửa sạch sẽ khiến cho các tế bào quanh vùng bị bỏng dần hoại tử hoàn toàn, gây ra hậu quả không thể lường.
Nếu bỏng là do axit thì rửa vết bỏng bằng dung dịch Natri biacabonat 10 – 20%, nước xà phòng, nước vôi, nước bột phấn viết, xà phòng đánh răng,…
Nếu vết bỏng do kiềm gây ra thì dùng các dung dịch hóa học hoặc nước dấm, nước chanh, nước đường 20%.
Nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách nhất.
- Bỏng điện:
Khi bị bỏng do điện giật hoặc sét đánh thường là vết thương rất nặng, nạn nhân có thể bị ngừng tim, vì vậy khi sơ cứu, cần phải xử lý tình trạng ngừng tim bằng cách ấn tim và hô hấp nhân tạo trước khi xử lí vết bỏng.
Trước khi tiến hành sơ cứu phải ngắt nguồn điện ra khỏi người nạn nhân sau đó mới tiến hành các bước tiếp theo.
Theo www.phunutoday.vn
Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh là "tắm chung với tử thần"?
Không ít người hiện nay vẫn có thói quen vừa bật bình nóng lạnh vừa tắm cho... tiện mà không mảy may nghĩ rằng thần chết đang treo lơ lửng ngay trên đầu.
Mùa đông trời lạnh, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện để làm ấm, đun nóng tăng rất cao, đặc biệt là bình nóng lạnh. Hiện nay, hầu như tất các các gia đình đều lắp bình nóng lạnh để tiện dùng nước nóng khi tắm, nhưng đi đôi với việc đó, bình nóng lạnh cũng trở thành một thiết bị nguy hiểm có thể phát nổ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tài sản lẫn tính mạng con người nếu sử dụng không đúng cách.
Nổ bình nóng lạnh: Những vụ nổ không phải lần 1, lần 2
Mới đây, vụ việc bình nóng lạnh của nhà anh T.T (Hà Nội) nổ tung khiến cả nhà tắm cháy đen khi anh T vừa bật bình vừa chuẩn bị tắm khiến nhiều người hết sức hoang mang, lo lắng. Rất may mắn, anh T vẫn bình an và không bị thương nghiêm trọng.
Bình nóng lạnh nổ tung và cháy khét khiến nhà tắm của anh T.T đen kịt.
Bình phát nổ và bị cháy đen.
Trần và sàn nhà tắm đều đen sì. Bình chứa bồn cầu bị tung cả nắp đậy.
Vụ việc của anh T.T nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng khi chia sẻ lên các trang MXH. Bạn P.N.A kể lại trường hợp tương tự do chính mình chứng kiến: "Tớ từng bị lúc đang bật nước nóng mà cả chuỗi đèn nhà tắm lẫn phòng giặt nổ đôm đốp, tóe sáng xì khói. Nên bây giờ khi bật nước nóng tớ tắt cả đèn đi".
Không riêng trường hợp của anh T.T, trước đó, cũng từng xảy ra rất nhiều tai nạn thương tâm khác liên quan đến việc sử dụng bình nóng lạnh.
Cụ thể, vào khoảng 19h10 ngày 24/1/2014, sự việc đau lòng đã xảy ra ở khu 5 thôn Sơn Vi, xã Sơn Thủy, Thanh Thủy, Phú Thọ khi chị Phạm Thị Nga (SN 1975) bị giật điện vì bình nóng lạnh hở điện. Vì muốn cứu con thoát khỏi "thần chết", ông Đỗ Đình Khôi (SN 1945) chạy vào ứng cứu cũng bị điện giật chết tại chỗ.
Vào khoảng 23h ngày 14/4/2016, một vụ tai nạn thương tâm khác do rò điện bình nóng lạnh xảy ra khiến 3 người trong một gia đình ở Vũng Tàu bị điện giật, 2 người tử vong tại chỗ.
Chưa hết, ngày 24/10/2016, chị Bùi H. cũng hoảng hốt chia sẻ trên MXH vụ nổ bình nóng lạnh diễn ra ngay tại gia đình mình: "Em bật bình được 10 phút, đi lấy quần áo chuẩn bị tắm cho cu Bi, vừa bước chân vô chuẩn bị xả nước bình chập điện nổ bụp. Em vội ôm con chạy ra ngoài kêu hô người trong nhà gạt cầu dao tổng. Điện nổ sáng cả góc nhà tắm, mùi cháy khét và đen cả một góc nhà. Thầm cảm ơn Trời Phật đã thương gia đình em và mọi người không sao hết".
Bình nóng lạnh bị chập nổ nhà chị H.
Còn rất nhiều những vụ tai nạn khác xảy ra do rò điện hoặc nổ bình nóng lạnh đột ngột, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà ít người có thể lường trước. Những vụ việc này chính là lời cảnh tỉnh về vấn đề an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh cho nhiều gia đình.
Rơ-le tự ngắt không phải là "tem bảo hành" an toàn cho bình nóng lạnh
Thông thường, mỗi bình nóng lạnh đều được trang bị rơ-le tự ngắt, với nhiệm vụ tự động cấp điện để điều chỉnh nhiệt độ nước trong bình (tự ngắt khi nước đủ nóng và bật khi nước nguội đến một mức nhiệt nhất định). Không ít người lầm tưởng đó chính là rơ-le an toàn, khi đã ngắt là có thể tuyệt đối yên tâm, không cần rút phích cắm hay ngắt cầu dao, nên vẫn bật bình 24/24 kể cả trong khi tắm để nước được làm nóng liên tục.
Tuy nhiên, trên thực tế có 2 loại rơ-le riêng biệt. Loại nêu trên chỉ là rơ-le nhiệt, không phải là chiếc "tem bảo hành" cho độ an toàn của bình. Theo anh Phạm Thế Dự, giảng viên khoa Nhiệt lạnh trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội:
"Rơ-le để đóng/ngắt điện khi nhiệt độ nước tăng, giảm là rơ-le nhiệt, hoàn toàn khác với rơ-le chống giật. Rơ-le nhiệt hoạt động dựa trên cảm ứng nhiệt. Khi nhiệt độ nước thấp thì dòng điện được đóng để cấp nhiệt cho nước, thường có đèn báo sáng lên khi bình hoạt động, và khi đủ nhiệt, ngắt điện đèn sẽ tắt. Rơ-le này không có chức năng chống điện rò ra nước.
Còn rơ-le chống giật hoạt động dựa trên sự thay đổi của hiệu điện thế. Thông thường, hiệu điện thế sử dụng cho bình nóng lạnh là 220V. Khi có người bị giật hoặc điện rò rỉ, tiếp đất nói chung thì hiệu điện thế này sẽ giảm đột ngột, và công tắc sẽ tự ngắt dòng điện chạy qua bình."
Dù đã có rơ-le tự ngắt, bình nóng lạnh vẫn có khả năng rò rỉ điện gây tai nạn. (Ảnh minh họa)
Bật bình nóng lạnh khi tắm: Đừng dại dột đùa với tử thần!
Trong quá trình tắm và dùng nước nóng, nhiệt độ trong bình sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tự cảm biến và sẽ cấp điện lại cho bình để tiếp tục làm nóng nước, do vậy, khả năng bạn bị điện giật khi vừa tắm vừa bật bình sẽ tăng cao.
Không chỉ vậy, còn nhiều nguyên nhân khác làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt sẽ dẫn điện... Như vậy, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo giảng viên Phạm Thế Dự, dù có trang bị rơ-le chống giật hay không, cách duy nhất có thể đảm bảo an toàn cho người dùng bình nóng lạnh vẫn là bật nước nóng trước, chờ đủ thời gian làm nóng thì ngắt hẳn nguồn điện vào bình rồi mới bắt đầu dùng nước:
"Rơ-le chống giật ngày nay cũng khá phổ biến. Hầu hết các bình nóng lạnh đời mới đều được trang bị. Nhưng mục đích chỉ là phòng khi người dùng quên không ngắt điện. Nếu có xảy ra rò rỉ thì sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn chứ không thể an toàn bằng việc ngắt điện hoàn toàn".
Không nên bật bình 24/24 khiến thiết bị bị quá tải, giảm tuổi thọ. Chỉ nên bật bình trước khi tắm và tắt bình khi đang tắm để đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)
Trên thực tế, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng, khi khởi động không hề gây tốn điện nhiều như điều hòa, tủ lạnh... Bởi vậy, việc đóng/ngắt điện khi sử dụng là biện pháp an toàn mà vẫn đảm bảo tiết kiệm, kinh tế.
Ngoài ra, khi bình quá "già nua" sau nhiều năm sử dụng, cần thường xuyên bảo trì và kiểm tra bằng bút thử điện xem bình có rò rỉ hay không, và thay mới nếu cần. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi phát hiện có người bị giật, không nên lao vào cứu. Việc đầu tiên là nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra khỏi vùng nước nhiễm điện và sơ cứu.
Bình nóng lạnh dùng lâu ngày rất dễ bị ăn mòn, hỏng hóc nhiều bộ phận bên trong.
Ngoài bình nóng lạnh, các vật dụng trong gia đình như ấm điện siêu tốc, bàn là, lò nướng điện... đều có khả năng rò rỉ cao, người dùng cần lưu ý ngắt nguồn điện ngay sau khi sử dụng.
Theo Khám Phá
Khả Như lần đầu trải lòng sau tai nạn bị bỏng mặt "Tôi bật khóc khi thấy cô gái kia trang điểm với phong cách đang hot, nhìn lại mình, tôi cứ nghĩ rằng có lẽ sẽ còn lâu lắm mình mới được như vậy", Khả Như tâm sự. Vào đầu tháng 11/2017, nhiều khán giả không khỏi bất ngờ khi hay tin Khả Như gặp tai nạn, bị bỏng mặt trong lúc tập luyện...