Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là một cảm giác hết sức khó chịu khi mang thai. Dưới đây là cách xử lý tình trạng này các mẹ bầu nên biết.
Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút
Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải, như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi…
Ở các bà bầu, khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, do tình trạng thai hành, thai phụ có thể bị nôn ói, ăn uống kém, sụt cân… dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối thai kỳ, do yêu cầu canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi nội bào và ngoại bào, cũng như thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng.
Xử lý khi bà bầu bị chuột rút
Khi mang bầu bị chuột rút, các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:
- Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
Video đang HOT
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.
- Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.
Hoặc các mẹ có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.
Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.
Cách phòng ngừa chứng chuột rút ở các bà bầu
Rửa, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cùng một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai. Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Tắm nắng là một ví dụ, vì đây là hoạt động vừa giúp bà bầu bổ sung vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…
Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó ngăn được chứng chuột rút.
Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp mẹ bầu giảm được chứng chuột rút ở chân, vì trong dưa lê chưa nhiều chất magie. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới 30% phụ nữ mang thai bị mắc chứng chuột rút. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên người mang bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magie.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn su su cũng sẽ giúp giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Lý do là trong rau su su có chứa nhất nhiều chất magie. Khi ăn nhiều rau chứa magie sẽ giúp làm dịu các triệu chứng chuột rút tới 24 giờ.
Tăng cường ăn hoa quả chứa nhiều canxi, ka li như nho khô,sung, mận… nhiều hơn một chút để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai
Theo VNE
Chuột rút ban đêm
Tuy không nguy hiểm, nhưng bị chuột rút ban đêm thường gây khó chịu và mất ngủ.
Ảnh: Shutterstock
Các triệu chứng chuột rút về đêm bao gồm co thắt dữ dội của cơ bắp chân, thường kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.
Nguyên nhân
Nghiên cứu cho thấy tăng hoạt động điện trong các cơ bắp là nguyên nhân dẫn đến chứng chuột rút. Trong một số trường hợp, chuột rút xảy ra cũng có thể liên quan đến việc mất cân bằng chất lỏng và chất khoáng trong cơ thể như can xi, ma giê, natri và kali. Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có thai... Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh cũng gây ra triệu chứng chuột rút.
Cách xử lý
- Tránh ngồi lâu, tư thế của chân lúc nghỉ ngơi phải thoải mái.
- Hằng đêm, trước khi lên giường, dành 5 phút thực hiện các bài tập đơn giản để làm căng cơ bắp chuối.
- Một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt kali có thể gây ra chứng chuột rút về đêm. Nhiều người đã loại bỏ được chuột rút bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu kali (chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bông cải xanh, bắp cải, cam, bưởi, cà chua, thịt heo, khoai tây, cá ngừ...).
- Nếu bị đánh thức do chuột rút, hãy áp dụng một số mẹo nhỏ để giảm đau: chườm nóng hoặc chườm lạnh bắp thịt bị đau; lắc và xoa bóp bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên.
- Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa hiện tượng chuột rút và việc mất nước. Vì thế, hãy đảm bảo bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
- Phụ nữ mang thai, người ăn kiêng, người dùng thuốc lợi tiểu, những người vừa trải qua trận nôn mửa và tiêu chảy cũng có thể gặp chuột rút ở chân, vì lượng can xi và phốt pho của họ đã thoát ra khỏi cơ thể. Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo TNO
Các món ăn trị chuột rút Các vị cấu thành trong phương thuốc của đông y có cơ chế phòng ngừa chuột rút giống như tân dược. Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc. Nhìn chung, chứng chuột...