Cách xử lý đơn giản hấp hơi nước trong đèn pha ô tô
Đèn ô tô bị hấp hơi nước khiến mặt đèn bị mờ, gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Đèn pha được ví như đôi mắt của xe, nếu nó chóa đèn bị mờ, khả năng quan sát của người lái sẽ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân dẫn đến việc đèn ô tô bị hấp hơi nước
Do tác động vật lý hay hoặc va chạm
Nếu xe bị va chạm hay có những tác động vật lý ở phần đầu xe, mặc dù có thể không va trực tiếp vào đèn, đèn hoàn toàn không bị vỡ hay xước , nhưng vẫn dẫn việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước.
Đặc biệt bạn cần chú ý trong quá trình sử dụng xe hay trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước.
Lỗi của nhà sản xuất hay việc tháo lắp đèn
Có khá nhiều trường hợp, chiếc xe mới 100% vừa lăn bánh ra khỏi showroom, cũng đã xuất hiện hiện tượng sương mù, đèn pha ô tô bị hấp hơi nước.
Nguyên nhân này là do lỗi từ nhà máy sản xuất.
Trong quá trình sử dụng xe hay trời mưa, rất dễ làm đèn xe bị hấp hơi nước
Ngoài ra hiện tượng đèn bị hấp hơi nước này còn xuất phát từ khi chúng ta tháo lắp đèn trong môi trường có độ ẩm cao. Sau đó khi bật đèn sáng, nhiệt độ tăng, không khí ẩm bốc hơi và ngưng tụ thành dạng sương, đọng bên trong bề mặt đèn.
Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật
Khi độ đèn hay sửa chữa đèn cần phải tháo lắp tại những cơ sở độ xe chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Nếu thực hiện tại những cơ sở chuyên môn kém khiến mặt đèn khi tháo ra lắp lại, mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín sẽ tạo ra những khe hở.
Video đang HOT
Từ đó nước hoặc hơi nước có cơ hội chui vào bên trong đèn xe.
Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật có thể khiến đèn pha bị hấp hơi nước
Cách làm sạch nước ngưng tụ bên trong đèn pha
Dụng cụ cần có:
Gel silic đioxit (Silica Gel), công cụ tháo đèn pha (xem hướng dẫn sử dụng dành cho chủ sở hữu xe) và vải không xơ.
Các bước làm sạch hơi nước ngưng tụ:
1. Theo hướng dẫn sử dụng xe để truy cập vào cụm đèn pha. Điều này thường được thực hiện bằng cách mở nắp ca-pô trước và tháo dần phía sau cụm đèn pha hoặc tháo các bóng bên trong đèn pha.
2. Sử dụng vải không xơ để lau hơi ẩm từ bên trong ống kính đèn pha. Trường hợp không thể tiếp cận bên trong cụm đèn pha có thể bỏ qua bước này.
3. Thả một gói gel silic đioxit bên trong cụm ống kính. Hãy chắn rằng lớp gel này không tiếp xúc với bóng đèn.
4. Lắp lại đèn pha.
Khám phá lịch sử hàng trăm năm của đèn pha ô tô
Đèn pha chiếu sáng là một bộ phận quan trọng của ô tô, tuy nhiên lịch sử của nó có thể nhiều người chưa biết. Suốt hơn 100 năm qua, đèn ô tô đã không ngừng được cải tiến với nhiều dạng hình thái khác nhau.
Đèn dầu
Trước năm 1900, khi chưa có ô tô hiện đại, xe ngựa được coi là phương tiện giao thông phổ biến nhất. Lúc này, việc đi lại chỉ dựa vào khả năng xác định của bản thân. Xe chạy tương đối chậm nên người ta nghĩ đến việc dùng đèn dầu để báo hiệu cho người đối diện.
Do đèn dầu cũng không đảm bảo đủ ánh sáng nên mọi người cũng không lái xe vào ban đêm nhiều vì không thể nhìn thấy những gì trước mặt. Cùng với sự phát triển của xã hội, các phương tiện giao thông được nâng cấp và gia tăng nên nhu cầu về ánh sáng ngày càng khắt khe và họ đã thay thế đèn dầu bằng đèn khí axetylen.
Đèn khí Axetylen
Đèn khí axetylen được sử dụng phổ biến từ năm 1900 cho đến năm 1910. Ưu điểm của loại đèn này chính là không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
Đèn khí Axetylen. Ảnh: Carfromjapan
Công ty Perst-O-Light và Corning Conophore đã đưa loại đèn này vào sản xuất thương mại. Do axetylen dễ bay hơi và khó lưu trữ, Perst-O-Light đã đưa ra một hệ thống cung cấp và lưu trữ khí axetylen.Trước năm 1917, đèn pha của Corning được thiết kế để chiếu sáng từ xa, lên đến 152m phía trước xe.
Đèn pha sử dụng điện
Đèn pha điện được giới thiệu vào năm 1898 bởi một công ty điện ô tô là Columbia Electric. Theo một tác giả người Pháp (Devaux, 1970), việc chiếu sáng bằng điện cho các phương tiện giao thông bắt đầu với số lượng hạn chế vào năm 1901 với việc sử dụng một máy phát điện nhỏ điều khiển bằng bánh đà của động cơ.
Đèn pha sử dụng điện. Ảnh: Carfromjapan
Đèn pha chiếu thấp
Đèn pha chiếu sáng thấp hay còn gọi là đèn gầm ô tô được hãng Guide Lamp giới thiệu vào năm 1915. Nhưng phải đến năm 1917, hệ thống của Cadillac mới trở nên phổ biến giúp người lái xe chuyển từ đèn chiếu sáng cao sang chiếu sáng thấp một cách đơn giản.
Năm 1924, bóng đèn BiLux được giới thiệu ra thị trường và cũng là một trong những đèn hiệu hiện đại đầu tiên cho phép người dùng điều chỉnh luồng ánh sáng. Một thiết kế tương tự có tên là Duplo cũng ra mắt vào năm 1925.
Năm 1927, hệ thống điều chỉnh ánh sáng bằng chân tiện lợi và thông minh ra đời. Chiếc xe cuối cùng sử dụng hệ thống vận hành bằng chân này là Ford F-Series đời 1991. Năm 1938, Cadillac sử dụng đèn sương mù ô tô trong các thiết kế của mình. Cũng chính công ty này đã phát minh ra hệ thống tự động cho phép chuyển đổi giữa tia thấp và tia cao.
Đèn pha Halogen. Ảnh: Carfromjapan
Đèn pha Halogen
Đèn pha ô tô halogen đầu tiên được thiết kế và sử dụng rộng rãi vào năm 1962. Công nghệ halogen đã được nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là một trong những bước tiến nhảy vọt vì nó giúp cho bóng đèn sợi đốt hoạt động bền bỉ và hiệu quả hơn.
Đèn pha Xenon. Ảnh: Carfromjapan
Đèn pha Xenon
Đèn pha xenon hay còn gọi là đèn pha phóng điện cường độ cao (HID) được coi là một giải pháp khả thi hơn đèn halogen do nhiệt độ màu và lượng ánh sáng tạo ra. Loại đèn này xuất hiện lần đầu trên BMW 7 Series vào năm 1991 và dần trở thành sự lựa chọn số một của nhiều hãng xe.
So với đèn pha halogen, đèn pha HID sáng hơn và tuổi thọ cao hơn nhiều. Ánh sáng của đèn pha HID cũng trải đều hơn, hai bên đường có thể chiếu sáng tốt.
Đèn pha LED. Ảnh: Carfromjapan
Đèn pha LED
Đây là loại đèn pha công nghệ mới được phát triển gần đây. Loại đèn pha này chỉ cần một năng lượng rất nhỏ nhưng có thể tạo ra một lượng nhiệt đáng kể trên các đi ốt bán dẫn. Đèn pha LED tiêu thụ ít năng lượng hơn, tuổi thọ cao, bảo trì dễ dàng và ít tốt kén. Ánh sáng của đèn pha LED ít chói mắt hơn đèn HID hay halogen nên an toàn hơn cho các phương tiện đối diện.
Đèn pha Laser. Ảnh: Carfromjapan
Đèn pha Laser
Đèn pha laser là công nghệ chiếu sáng hiện đại và mới nhất trên xe hơi. Hiện tại, chỉ có rất ít mẫu siêu xe như BMW i8 hay Audi R8 được trang bị công nghệ này. Đèn pha laser có thể tạo ra chùm ánh sáng mạnh hơn đèn LED 1 000 lần, nhưng chỉ tiêu thụ 2/3, thậm chí 1/2 lượng điện năng so với đèn LED. Đèn laser trên i8 có thể chiếu xa 600 m phía trước xe, so với 300 m nếu sử dụng đèn LED.
Cách vệ sinh đèn pha ô tô sạch ngay tại nhà trong mùa dịch Vệ sinh đèn pha ô tô luôn là một bước bảo dưỡng quan trọng. Ấy vậy mà, làm sao để đèn pha có thể luôn sạch sẽ như mới luôn là nỗi lo lắng của nhiều người. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ố vàng của đèn ô tô Sau một thời gian sử dụng sẽ dễ dàng nhận thấy đèn pha bắt...