Cách xem ảnh và video cùng bạn bè trên Instagram trong thời gian cách ly tại nhà
Mới đây, Instagram đã ra mắt tính năng Co-Watching để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng kết nối với người thân và bạn bè trong thời gian cách ly tại nhà.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, chính phủ và ngành y tế khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà nếu không có việc thực sự cần thiết, đồng thời tăng cường các buổi gặp gỡ online.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng kết nối với người thân và bạn bè, mới đây Instagram đã cho ra mắt tính năng Co-Watching. Với Co-Watching, bạn và bạn bè của mình có thể vừa trò chuyện và vừa xem video, hình ảnh trên Instagram cùng nhau, không cần gặp mặt trực tiếp.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước tạo buổi xem chung trên Instagram.
Bước 1: Mở ứng dụng Instagram và sau đó mở phần Messages (Tin nhắn) bằng cách bấm nút hình mũi tên ở phía trên góc phải.
Bước 2: Từ màn hình hiện ra, bạn bấm lên nút hình camera ở phía trên góc phải để truy cập tính năng gọi video của Instagram.
Bước 3: Tiếp theo, bạn chọn những người bạn muốn chia sẻ hình ảnh hoặc video Instagram bằng cách bấm lên tên của họ.
Bước 4: Bây giờ, bạn bấm nút Start (Bắt đầu) ở phía trên góc phải để bắt đầu cuộc gọi video.
Bước 5: Sau khi kết nối tất cả mọi người, bạn sẽ thấy biểu tượng hình tấm ảnh xuất hiện ở phía dưới của màn hình. Đây chính là biểu tượng để truy cập vào tính năng Co-Watching. Hãy bấm lên nó.
Video đang HOT
Bước 6: Từ màn hình hiện ra, bạn có thể chọn hình ảnh và video bạn đã thích hoặc đã lưu trên Instagram. Bên cạnh đó, bạn có thể chia sẻ nội dung từ màn hình Explore (Khám phá).
Ngay lập tức, tất cả những người trong buổi xem chung sẽ thấy những gì bạn chia sẻ.
Lưu ý: Tính năng xem chung chỉ hoạt động với hình ảnh và video công khai. Nếu bạn chọn hình ảnh hoặc video được chia sẻ riêng tư và chỉ có bạn nhìn thấy, bạn bè trong buổi xem chung sẽ không thể nhìn thấy nội dung đó.
Ca Tiếu
Tự cách ly tại nhà mùa dịch Covid-19, người Việt tìm gì trên Google?
Trong thời gian cách ly toàn xã hội bắt đầu từ ngày 1.4, cùng khuyến cáo người dân ở nhà của Bộ Y tế đã thúc đẩy các xu hướng tìm kiếm liên quan đến dịch vụ giao hàng, mua hàng và học trực tuyến.
Google search cung cấp cho người dùng khá nhiều thông tin chi tiết về Covid-19
Từ cuối tháng 1.2020, dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra (Covid-19) đã trở thành vấn đề cấp thiết nhất trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng tìm kiếm liên quan đến virus Corona đạt đỉnh vào ngày 31.1, ngay sau dịp Tết Nguyên đán. Sau đó, lượng tìm kiếm giảm dần khi số ca nhiễm tại Việt Nam dừng ở con số 16, lần lượt từng trường hợp đều được chữa khỏi.
Tuy nhiên, đến ngày 5.3, khi đợt lây nhiễm Covid-19 thứ hai bắt đầu, xu hướng tìm kiếm về dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh trở lại và duy trì ở mức độ cao và đạt đỉnh vào ngày 29.3.
Tính đến ngày 3.4, Việt Nam có 233 ca nhiễm, 85 ca bình phục và 4.577 ca nghi nhiễm. Những câu hỏi và chủ đề được người Việt quan tâm nhiều nhất về dịch Covid-19 xoay quanh tình hình lây nhiễm tại Việt Nam và thế giới cũng như các triệu chứng, biểu hiện nhiễm bệnh.
Theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Google Xu hướng có thêm chuyên trang theo dõi thông tin Xu hướng Tìm kiếm Nổi bật liên quan virus Corona để người dân, doanh nghiệp và truyền thông báo chí có thể nắm bắt kịp thời.
5 chủ đề liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất của người Việt trong tháng 3
Dịch virus Corona Việt Nam hôm nay
Số ca nhiễm virus Corona ở Việt Nam
Các triệu chứng virus Corona
Các tỉnh có virus Corona
Tổng số người nhiễm virus Corona
7 câu hỏi liên quan đến Covid-19 có xu hướng tìm kiếm cao nhất của người Việt trong tháng 3
Ai là người đầu tiên phát hiện ra virus Corona chủng mới?
Virus Corona ở đâu?
Biểu hiện khi nhiễm virus Corona?
Corona được chế tạo bởi thứ gì?
Giá xét nghiệm covid-19 là bao nhiêu?
Corona bắt nguồn từ đâu?
Ho nhức đầu sốt mệt mỏi ngứa họng là bị bệnh gì?
Bên cạnh đó, trong thời gian cách ly tại nhà, YouTube là một trong những nguồn nội dung phong phú được nhiều người dùng tìm kiếm thông tin liên quan đến dịch Covid-19 và nội dung học tập, giải trí. YouTube đã có các chính sách nhằm chống lại thông tin giả trên nền tảng của mình và ưu tiên giới thiệu thông tin từ các nguồn có thẩm quyền như Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoài ra, cộng đồng nhà sáng tạo YouTube đã cùng đưa ra những thông điệp đúng đắn liên quan dịch bệnh như rửa tay đúng cách, hoặc kiến thức về cách ly cũng như những hoạt động giúp ích cho tinh thần lạc quan lẫn thể chất khỏe mạnh trong thời gian cách ly đến hàng triệu người theo dõi kênh.
Thành Luân
Instagram thẳng tay xóa tài khoản đăng tin sai về COVID-19 Instagram sẽ xóa khỏi các đề xuất tất cả các nội dung thiếu kiểm chứng về dịch COVID-19, bao gồm ảnh, bài đăng hoặc thậm chí cả tài khoản. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, một số gã khổng lồ công nghệ tạo ra các bản cập nhật hoặc thậm chí các tính năng mới cho cuộc...