Cách xác định tiền dùng đánh bạc
Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc gồm thu trực tiếp tại sòng, trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ dùng đánh bạc…
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị bắt?
Theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự (tội Đánh bạc), người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Các trường hợp đánh bạc trái phép dưới mức quy định nói trên thì bị xử phạt hành chính.
Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (thường gọi là casino). Theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (casino) thì doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên người chơi thì chỉ có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các đối tượng khác bị cấm tham gia dưới mọi hình thức.
Tất cả các hành vi chơi số đề, cá độ bóng đá, tá lả, tổ tôm, chắn, 3 cây, xóc đĩa… nếu được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì đều bị coi là đánh bạc. Nếu được thua bằng tiền từ 2 triệu đồng trở lên thì phạm tội đánh bạc. Ví dụ, một người chơi một số đề với số tiền 70.000 đồng nhưng trúng thưởng và được nhận 2.100.000 đồng thì đã phạm tội Đánh bạc và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, một người chơi một số đề với số tiền dưới 2.000.000 đồng (có thể tới 1.999.000 đồng) nhưng không trúng thì cũng không phạm tội Đánh bạc, tuy nhiên có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc trái phép.
Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc. Nói cách khác, khi xử lý các vụ việc đánh bạc thì những người cùng tham gia đánh bạc với nhau bị xử lý với vai trò đồng phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền thu được trên chiếu bạc. Việc người này, người kia chơi nhiều, chơi ít không liên quan đến việc định tội mà chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt khi lượng hình. Ví dụ khi công an bắt một vụ đánh bạc thu được trên chiếu bạc là 10 triệu đồng thì dù trong chiếu bạc có người chỉ đặt cược một lần duy nhất trị giá 100.000 đồng (không phân hiệt lần đặt cược này thua hay thắng bao nhiêu) thì anh ta vẫn bị truy tố về tội đánh bạc với mức của đồng phạm là 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Việc xác định tiền mang theo người của người chơi bạc dù chưa sử dụng có là tang vật hay không, pháp luật quy định như sau:
Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010 thì “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Với hướng dẫn này thì tiền mang theo của người chơi bạc kể cả chưa sử dụng nhưng các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định sẽ được dùng để đánh bạc thì vẫn được coi là tang vật vụ án và bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. Để xác định tiền mang theo người sẽ được dùng để đánh bạc hay không các cơ quan tố tụng thường căn cứ lời khai của các nhân chứng, của các đồng phạm và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ. Lời khai của chủ tài sản chỉ là một trong các tình tiết để cơ quan tố tụng xem xét, đánh giá.
Theo VNE
Nữ giám đốc 'đại náo' tòa án
Cho rằng "quyền lợi bị xâm hại", đến trễ 5 phút mà tòa đã tuyên án... nữ giám đốc là bị đơn trong vụ án dân sự đã "quậy" tưng bừng nơi xét xử khiến công an tỉnh Sóc Trăng phải tới can thiệp.
Bà Ngọc lớn tiếng chửi thẩm phán gần 1 giờ tại TAND TP Sóc Trăng sáng 12/9. Ảnh: Duy Khang
Sáng 12/9, hàng trăm người tập trung trước TAND TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) theo dõi bà Nguyễn Thị Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Thu Ngọc) liên tục mắng chửi và vung tay dọa đánh thẩm phán Nguyễn Văn Thanh Bình. Ông Bình là chủ tọa phiên tòa trong vụ bà Ngọc bị đối tác Lê Ngọc Phượng ở TP HCM kiện đòi 4 tỷ đồng vì không thực hiện đúng cam kết giao dịch bất động sản.
Theo hồ sơ vụ án, bà Ngọc mua nhà của ông Đặng Văn Muôn, được công chứng xác nhận hợp pháp vào ngày 6/2. Hai ngày sau, bà Ngọc bán căn nhà này cho ông Phượng và nhận 2 tỷ đồng tiền đặt cọc, thỏa thuận trong vòng một tháng, bà Ngọc phải hoàn tất thủ tục sang tên từ ông Muôn để ngày 8/3 đến phòng công chứng hoàn tất thủ tục mua bán với ông Phượng.
Hay tin ông Muôn bán nhà, ngày 21/2, vợ cũ của ông Muôn gửi đơn đến TAND tỉnh Sóc Trăng, yêu cầu hủy bỏ giao dịch của ông Muôn và bà Ngọc. Người đàn bà 65 tuổi cho rằng "chồng cũ còn nợ tiền, đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm ông Muôn bán nhà". Dù sau khi ly hôn, ngày 27/2/2012, ông Muôn được TAND tỉnh Sóc Trăng quyết định có toàn quyền sử dụng, định đoạt căn nhà (được Chi cục Thi hành án TP Sóc Trăng xác nhận) nhưng thẩm phán Bình vẫn chấp nhận yêu cầu của bà vợ cũ, ra quyết định "khẩn cấp tạm thời" số 01 ngày 22/2.
Bị tòa cấm, ông Muôn không sang tên được cho bà Ngọc khiến nữ giám đốc bội tín với đối tác. Ông Phượng kiện đòi lại 2 tỷ đồng tiền cọc, đồng thời yêu cầu tòa buộc bà Ngọc "bồi thường thêm 2 tỷ đồng như cam kết". Vụ án này lại được thẩm phán Bình thụ lý.
Trước phiên xử, chiều 11/9, bà Ngọc với nguyên đơn đã gặp riêng và thỏa thuận thành công. Nội dung thỏa thuận là ngoài tiền cọc bà Ngọc phải trả, ông Phượng giảm tiền bồi thường (100% giá trị đặt cọc) xuống còn 1,9 tỷ đồng.
Sau phần thủ tục khai mạc phiên tòa, chủ tọa Bình giải thích các quyền của nguyên đơn, bị đơn, trong đó có quyền thỏa thuận với nhau để HĐXX công nhận sự tự nguyện hợp pháp. Cả nguyên đơn và bị đơn trình bày vừa thỏa thuận xong nhưng sự thỏa thuận của họ không được HĐXX chấp nhận. Vì vậy, ông Bình tiếp tục đưa vụ án ra xét xử.
Đúng 8h ngày 12/9, HĐXX tuyên chấp nhận một phần khởi kiện của nguyên đơn về nội dung đòi lại 2 tỷ đồng đặt cọc, bác yêu cầu buộc bà Ngọc bồi thường. Theo HĐXX, trong vụ án này ông Phượng có lỗi vì biết ông Muôn chưa sang tên cho bà Ngọc mà đồng ý mua nhà nên hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu. Vì vậy, ông Phượng chỉ được nhận lại 2 tỷ đồng, phần yêu cầu bồi thường không được HĐXX xem xét.
Đến tòa trễ 5 phút, bà Ngọc vừa bước vào phòng xử án thì ông Bình đã tuyên án xong (không có mặt nguyên đơn). Cho rằng HĐXX cố tình tuyên án vội vàng và nguyên nhân bị ông Phượng kiện xuất phát từ quyết định "khẩn cấp tạm thời" do ông Bình ký, bà Ngọc lớn tiếng chửi thẩm phán Bình. Bà này đưa ra chứng cứ là quyết định số 01 của ông Bình ký bị TAND tỉnh Sóc Trăng hủy ngày 6/9 vì áp dụng biện pháp "khẩn cấp tạm thời" không đúng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công dân.
Theo Nghị quyết 02 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định về các biện pháp "khẩn cấp tạm thời" thì vợ cũ của ông Muôn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với vụ án khác là không đúng. Do đó, TAND TP Sóc Trăng làm theo yêu cầu của bà này để đảm bảo cho việc thi hành án "hôn nhân gia đình" trước đây là không phù hợp.
Gần 1 giờ "quậy" tưng bừng, gây huyên náo nơi xét xử, Công an TP Sóc Trăng đến can thiệp, khuyên nữ giám đốc "hạ hỏa" thì bà Ngọc mới chịu về.
Theo nữ giám đốc, sợ mất uy tín vì bị kiện nên trước khi xử án bà Ngọc đã xin ông Phượng giảm 100 triệu đồng bồi thường, 2 bên dàn xếp êm ấm. Thỏa thuận này được đại diện nguyên đơn xác nhận với HĐXX nhưng sự tự nguyện của 2 bên không được xem xét.
"HĐXX không buộc tôi bồi thường nhưng tôi bị mất uy tín vì ông Bình ký quyết định sai khiến tôi bị kiện, nên tôi quậy. Vì chữ tín, tôi đề nghị được công nhận sự thỏa thuận với nguyên đơn mà HĐXX không chấp nhận. Bức xúc nhất là đến tòa trễ 5 phút mà ông Bình đã tuyên án xong thì làm sao tôi biết chủ tọa tuyên nội dung gì", bà Ngọc nêu lý do "đại náo" tòa án.
Người dân hiếu kỳ tụ tập trước TAND TP Sóc Trăng nghe nữ giám đốc huyên náo nơi xét xử. Ảnh: Duy Khang
Còn theo thẩm phán Bình, nguyên nhân HĐXX không công nhận sự thỏa thuận của bà Ngọc và ông Phượng là do hợp đồng đặt cọc xuất phát từ "quan hệ giao dịch vô hiệu". Quan hệ đó là giao kết mua bán nhà đã bị vô hiệu "bởi ông Phượng biết ông Muôn mới ra công chứng ký giấy mua bán nhà với bà Ngọc chứ chưa sang tên mà đặt bút ký hợp đồng đặt cọc cho bà Ngọc là không đúng quy định pháp luật".
Duy Khang
Theo VNE
Mức phạt tù với người đánh bạc Người đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng trở lên đều bị xử lý hình sự. Ảnh minh họa Tội Đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự; còn tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (còn được gọi...