Cách xác định một quỹ đầu tư phù hợp cho startup
Mỗi quỹ đầu tư đều có những điểm khác biệt. Điều giống nhau nhất giữa những quỹ này là tiền, hay còn gọi là vốn đầu tư. Thế nhưng đây chỉ là một phần trong bài toán, vẫn còn rất nhiều những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc đầu tư, như làm thế nào để nhận được đầu tư, tại đâu, vì sao – và tất cả đều dẫn đến vế cuối cùng, ai sẽ là nhà đầu tư của chúng ta?
Để có thể trả lời được những câu hỏi này cần phải có một quá trình từng bước, loại dần các quỹ đầu tư trong hàng sa số ở thời điểm hiện tại và tìm ra được những công ty có vẻ như sẽ hứng thú với công việc kinh doanh của bạn nhất. Điều tiên quyết là các doanh nhân trẻ phải tìm hiểu trước những công ty này. Thời gian là một tài sản quý giá, và bạn có thể sẽ phí rất nhiều thời gian cũng như công sức mà chẳng mang lại được gì nếu như bạn tìm đến cộng đồng đầu tư mà không có một kế hoạch cụ thể nào.
Bước thứ nhất trong quá trình phân loại là hiểu được rằng mỗi quỹ đầu tư sẽ có những thước đo khác nhau để đánh giá tiềm năng của các cơ hội kinh doanh. Chúng bao gồm:
- Mảng kinh doanh (ví dụ như Công nghệ thông tin, Sức khỏe, Hàng tiêu dùng hoặc Truyền thông).
- Vị trí (có rất nhiều công ty chấp nhận đầu tư ở một vài vị trí địa lý đặc biệt).
- Thời kì phát triển của công ty (mới bắt đầu hay đã đang trong quá trình phát triển).
Gọi điện đến một quỹ đầu tư không coi việc kinh doanh của bạn tiềm năng là một chuyện phí thời gian. Hãy tạo ra một danh sách những quỹ đầu tư có thể phù hợp với điều kiện của bạn.
Bước thứ hai là rút ngắn danh sách của bạn dựa vào:
- Chuyên môn của công ty (liệu có bao nhiêu phần trăm khả năng công ty sẽ nhận ra giá trị của vụ đầu tư và ý tưởng của bạn?)
Video đang HOT
- Các xung đột có thể xảy ra (liệu quỹ đầu tư đó có đang hỗ trợ hay giúp đỡ cho một đối thủ tiềm năng nào của bạn hay không?)
- Lượng vốn sẵn có (quỹ đầu tư này có đủ số vốn cần thiết để chu cấp cho bạn trong các đợt phát triển hay không?)
Khi tìm hiểu về chuyên môn công ty, hãy tìm kiếm những đối tác trong công ty đó thật sự có thâm niên và chuyên môn về ngành kinh doanh của bạn. Một công ty thường sẽ không mang lại nhiều giá trị – nhưng một đối tác rõ ràng thì có. Đương nhiên cũng có những quỹ nằm ngoài những điều này và họ đầu tư theo nhóm, chứ không phải theo một vài cá nhân, và bạn cũng nên tìm hiểu kĩ chuyện này. Các xung đột có thể xảy ra cũng là một điều đáng lưu ý, vì bạn sẽ không muốn mất thời gian cạnh tranh với đối thủ để giành lấy nhà đầu tư. Tương tự, một công ty đang đến giai đoạn hấp hối sẽ không có đủ vốn để hỗ trợ bạn trong quá trình xây dựng việc kinh doanh.
Bước thứ ba là đánh giá độ tin cậy của các quỹ trong mắt những doanh nhân khác.
- Họ có mang lại giá trị gì cho các doanh nhân đó không?
- Khi việc kinh doanh gặp khó khăn, họ có hỗ trợ tìm ra giải pháp không?
- Họ có giúp ích nhiều trong việc vay vốn không? Họ có phải là những người thường xuyên giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đầu tư?
- Liệu các doanh nghiệp đã từng làm việc với công ty này có quay lại hợp tác tiếp không?
Không phải lúc nào bạn cũng có cái đặc quyền được lựa chọn nhà đầu tư của mình, nhưng ít nhất hãy bắt đầu bằng một danh sách ưu tiên những nhà đầu tư bạn “mong muốn” được làm việc cùng. Hợp tác với một quỹ đầu tư là một quá trình dài hơi: hãy hiểu thứ mà bạn đang dấn thân vào và nhận ra ưu nhược điểm của nó.
Đừng để mình bị bất ngờ.
Bước thứ tư là sắp xếp danh sách dựa trên những người mà bạn muốn làm việc cùng và sau đó gửi một lời giới thiệu thân mật đến đối tác riêng trong các công ty định nhắm đến.
Quỹ đầu tư luôn tìm kiếm hàng trăm đến hàng nghìn đối tác tiềm năng để đầu tư mỗi năm. Thế nhưng chỉ có khoảng hơn 1% các vụ đầu tư tiềm năng này nhận được tiền và những hỗ trợ khác khác từ các quỹ này. Khả năng thất bại là vô cùng cao. Một lời giới thiệu từ các đối tác hay người quen được tin cậy của các quỹ đầu tư này sẽ giúp bạn gia tăng khả năng được chú ý và vượt lên trên các thương vụ tiềm năng khác. Lời giới thiệu càng được tin tưởng bao nhiêu, thời gian bạn nhận được phản hồi – dù tốt hay xấu – càng ngắn bấy nhiêu.
Một kết quả tốt sẽ dẫn đến một cuộc họp mặt. Một kết quả xấu sẽ giúp bạn học hỏi nhiều hơn – có thể từ người quen đã giới thiệu bạn lúc ban đầu. Học từ một lời từ chối đúng đắn sẽ giúp bạn sửa đổi lời chào mời xin vay vốn của bạn, và điều này rất quan trọng.
Doanh nhân cũng nên nhận sự đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau thay chỉ từ một nhà đầu tư hay một quỹ đầu tư duy nhất. Điều này sẽ giúp công ty của bạn có được kinh nghiệm từ nhiều nhà đầu tư và các mối quan hệ của họ hơn, nó cũng mang lại sự cân bằng giữa các nhà đầu tư, kiểm soát được họ trong quá trình tương tác với công ty và phong cách quản lý của nó. Các nhóm đầu tư khác nhau cũng sẽ giúp vốn đầu tư của bạn vững chắc và ổn định hơn, hỗ trợ được công ty trong quá trình phát triển và cần thiết phải có một nguồn vốn gấp. Đương nhiên việc này có nghĩa là bạn sẽ phải lặp đi lặp lại các bước trên với nhiều quỹ đầu tư khác nhau và bạn phải tìm các quỹ có thể hợp tác được với nhau. Bởi bản thân các quỹ đầu tư cũng hiểu sự khác biệt của họ lớn đến mức nào.
Theo Genk
3 dự án hỗ trợ Cloud-hosting cho startup Việt
Khởi nghiệp là con đường chông gai, trong đó thử thách lớn đầu tiên bạn phải vượt qua là tìm mọi cách để dự án &'sống sót' trước khi nghĩ đến &'điểm hòa vốn' hay tới được thời kì &'tăng trưởng'.
Hầu hết dự án khởi nghiệp thường không có nguồn thu trong thời gian dài từ lúc bắt đầu. Đặc biệt trong lĩnh vực ICT, rất nhiều loại chi phí trong đó có chi phí máy chủ (server) sẽ khiến nhiều &'nhà khởi nghiệp' tiêu tốn một khoản không hề nhỏ. Hiểu điều này, một số công ty cung cấp giải pháp máy chủ và lưu trữ dữ liệu đã có các chương trình hỗ trợ những dự án khởi nghiệp tại Việt Nam.
1. Dự án hỗ trợ Cloud hosting của Exa & Open Consultant (OC)
Dự kiến vào 2013, công ty EXA Việt Nam sẽ phối hợp với Open Consultant (OC) thực hiện dự án "EXA trueCloud Server đồng hành khởi nghiệp". Mục đích của việc hợp tác trên nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp có sản phẩm phụ thuộc nền Internet phần chi phí máy chủ/hosting.
Những dự án được chọn sẽ nhận gói hỗ trợ server ảo (cloud server) do Exa cung cấp miễn phí. Kế hoạch hỗ trợ được cho là sẽ kéo dài trong 1 năm, từ 1/2013 đến 1/2014.
2. Rackspace
Rackspace sẽ giúp startup quên đi nỗi lo chi phí máy chủ.
Rackspace là cái tên không mấy xa lạ trong lĩnh vực cung cấp giải pháp Cloud hosting. Hiện Rackkspace đang có chương trình hỗ trợ Cloud hosting cho những startup tại Việt Nam mang tên Rackspace Startup Program.
3. SodtLayer
Softlayer cung cấp gói giải pháp hỗ trợ startup Việt Nam.
Cũng giống Rackspace. Softlayer là công ty cung cấp giải pháp máy chủ khá nổi tiếng. Công ty hiện đang tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như trong khu vực Châu Á để cung cấp gói giải pháp bao gồm cloud hosting, hỗ trợ tư vấn & marketing trong một năm hoàn toàn miễn phí. Một trong những startup Việt lựa chọn Softlayer làm nhà cung cấp giải pháp máy chủ cho mình là Keewi .
Theo Genk
Startup Việt - Trăm nghìn nỗi lo Khởi nghiệp đang dần trở thành một xu hướng trong một thế hệ trẻ người Việt. Gần như bạn có thể cảm nhận được không khí "người người làm startup, nhà nhà nghĩ chuyện làm startup" ở khắp mọi nơi. "Ra riêng" là một việc rất khó khăn và một người làm startup cần phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với...