Cách vợ chồng xưng hô, nghe là biết hôn nhân hạnh phúc hay không
Cách vợ chồng xưng hô với nhau có sự ảnh hưởng nhất định đến tình cảm của hai người.
Theo các chuyên gia tâm lý, cách xưng hô của vợ chồng rất quan trọng, nó vừa thể hiện tình cảm vợ chồng dành cho nhau, vừa là cách giáo dục, giúp con cái tự hào về bố mẹ chứ không phải làm gương, thói xấu cho con cái.
Cách vợ chồng xưng hô chứng tỏ tình cảm của cả 2 ngọt hơn đường
Xưng tên thân mật ở nhà
Gọi tên thân mật ở nhà cũng là đặc trưng của mỗi cặp vợ chồng. Nếu như vợ hoặc chồng đi công tác xa, thậm chí “chiến tranh lạnh” với nhau, khi nghe tên thân mật ấy tự nhiên gợi lên cảm giác ấm lòng.
Đã là tên thân mật thì đương nhiên phải yêu quí mới gọi. Bạn hãy cố gắng để những tiếng thân thương ấy khi cất lên chỉ đem lại niềm vui cho người bạn đời của mình.
Trong trường hợp bạn không muốn chồng gọi là mẹ mày và có cảm giác như chồng đang mắng mình… thì đừng ngần ngại trao đổi với anh ấy khi hai người đang vui vẻ, âu yếm, để cùng tìm ra một tên ở nhà phù hợp nhất.
Bố nó – Mẹ nó
Nhiều cặp vợ chồng khi có con sẽ đổi sang cách xưng hô bố nó/mẹ nó hoặc kèm theo tên con như bố Bi/ mẹ Bi. Cách gọi này cũng khiến tình cảm gia đình thêm gắn bó hơn. Chỉ có những cặp vợ chồng thực sự yêu thương, tình cảm mặn nồng thì mới dùng cách xưng hô này.
Chồng – vợ
Thay vì gọi tên nhau bình thường thì nhiều cặp đôi hay gọi nhau là chồng ơi/vợ ơi, cách xưng hô này cho thấy 2 người đang rất mặn nồng, quấn quýt lấy nhau. 2 tiếng vợ chồng vô cùng thiêng liêng, vì thế người ta chỉ dùng để gọi một người duy nhất, lúc này bản thân cũng sẽ tự ghi nhớ trách nhiệm và tình yêu của mình đối với người kia.
Thử tưởng tượng sau một ngày làm việc mệt mỏi, trở về nhà được nghe 2 tiếng chồng ơi/ vợ ơi ngọt hơn mía lùi thì còn gì hạnh phúc hơn nữa. Đảm bảo tất cả sự mệt mỏi sẽ biến mất ngay đấy! Đồng thời, theo nhiều cuộc khảo sát, những cặp đôi sử dụng cách xưng hô này thường rất ít xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi hay ly hôn.
Cậu, tớ
Không chỉ dành cho những cặp đôi đang yêu hay mới cưới mà những cặp vợ chồng đã ở bên nhau lâu, càng yêu thương nhau thì cách xưng hô này cũng thể hiện được rất nhiều điều về tình cảm bên trong.
Khi 2 người gọi nhau như thế có nghĩa là họ luôn dành 1 vị trí quan trọng, ấm áp nhất dành cho nửa kia. Dù là vợ chồng son hay vợ chồng đã cưới nhau nhiều năm thì tình cảm càng trở nên gắn bó hơn. Nó thể hiện sự bình đẳng, đôi khi hài hước khiến cho cuộc sống vợ chồng trở nên dễ chịu với những áp lực hàng ngày.
Video đang HOT
Cảm thấy bị coi thường khi bị xưng mày – tao
Cách xưng hô phản ánh rất nhiều tình cảm của nửa kia, chỉ khi người ta yêu, muốn gắn kết thì mới gọi nhau bằng những cái tên thân thương, tình cảm.
Trong mối quan hệ vợ chồng, hạn chế nên xưng mày – tao hay tôi – cô/tôi anh. Những cách xưng hô này vô cùng xa cách, thậm chí còn làm tổn thương một nửa của mình. Đặc biệt cách xưng “mày – tao” cực kỳ cấm kỵ, không tốt khiến cho các con học theo.
Mày – tao là cách xưng hô của những người bạn, mối quan hệ xã giao bên ngoài chứ không phải cách xưng hô của vợ chồng. Không ai hạnh phúc khi gọi nhau như thế, cách gọi như thế sẽ khiến người ngoài đánh giá tình cảm của 2 vợ chồng bạn ở mức độ báo động, sớm có dấu hiệu tan vỡ.
Câu chuyện xích mích vì thùng mỳ tôm và 3 nguyên tắc xây dựng nền tảng hạnh phúc
Khi bạn đã trải qua những thử thách vụn vặt của cuộc đời, vẫn không thay đổi ý định ban đầu, sẵn sàng cùng đối phương xoay xở và trưởng thành, đó mới là vẻ đẹp thực sự của tình yêu.
01
Ở công ty, chị Huyền là người luôn khiến người ta ngưỡng mộ vì cuộc sống viên mãn. Hiện tại chị ngoài 40 nhưng nhìn trẻ trung như người 30 tuổi. Con cái đủ nếp đủ tẻ, kinh tế vững vàng. Điều đáng nói nhất chính là cuộc hôn nhân hạnh phúc dù hai vợ chồng chị đã trải qua hơn 15 năm bên nhau.
Nhiều chị em đồng nghiệp cũng thường hay hỏi về bí quyết cho hôn nhân hạnh phúc. Lúc nào chị Huyền cũng bật cười bảo rằng đó toàn là những điều đời thường trong cuộc sống.
Chị Huyền kể, ban đầu sau khi kết hôn, chị cũng là người xốc nổi, dễ nóng giận. Tuy nhiên dần dần, tình cảm hai vợ chồng cũng xây đắp sau vài chuyện nhỏ nhặt diễn ra trong đời sống thường ngày.
Hồi vừa kết hôn xong được một thời gian, hai vợ chồng chị quyết định đi du lịch. Chị nhờ chồng đi mua một chút đồ ăn để ăn trước khi ra xe.
Chồng chị đi xuống cửa hàng, bê về một thùng mì gói. Nhìn thấy thùng mì, chị tức giận nói luôn: "Anh không biết đường mua chút nước ngọt hay bánh quy à. Anh không biết nghĩ hả?".
Chồng chị cũng cáu kỉnh sau câu nói đó nên "vặc" lại vợ: "Đó cũng đâu phải lí do để em nói như thế, không biết tôn trọng sức lao động của người khác".
Chỉ vì chuyện nhỏ xíu mà cả hai vợ chồng cùng tức tối. Chị Huyền bỏ lại câu "không ăn" rồi chạy ra ngoài.
Sau khi bình tĩnh hơn, chị Huyền bắt đầu cảm thấy mình vô lý. Chỉ là chuyện vặt vãnh mà chị lại làm cho vợ chồng cãi cọ với nhau. Đang cân nhắc làm cách nào để làm lành và về nhà thì chồng chị gọi điện thoại đến: "Em đâu rồi, về nhà thôi, anh nấu mì cho em rồi".
Có "bậc thang" hạ xuống, chị Huyền vui vẻ rồi chạy ngay về nhà. Cảm giác của chị như trút đi được gánh nặng vậy.
Phanh kịp thời và giải quyết kịp thời để cuộc cãi vã không leo thang cũng như hứng thú đi chơi của gia đình không bị ảnh hưởng, đó là điều mà vợ chồng chị Huyền đã làm được.
Từ bài học trong lẫn cãi cọ đó và cả sau này nữa, chị nhận ra điều quan trọng nhất giữa vợ chồng là nên biết nhường nhịn. Nó cũng là điều số 1 trong nguyên tắc xây dựng gia đình của hai vợ chồng chị.
Sự bền vững của hôn nhân không phụ thuộc quá nhiều vào tình yêu mà phụ thuộc vào sự hòa hợp từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày, là kết quả của sự hợp tác giữa tình cảm, lý trí và ý chí.
Những xích mích dù nhỏ nhặt đến đâu nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tích tụ lâu ngày trở thành mâu thuẫn lớn giết chết mối quan hệ. Bởi vậy sau này, dù vợ chồng đương nhiên cũng có vài lần cãi vã song vợ chồng chị luôn giải quyết ngay, không người này thì người kia "xuống nước", không bao giờ để nó phát triển thành cuộc chiến leo thang.
02
Một lần nọ, chị Huyền mời đồng nghiệp thân thiết đến nhà để ăn tân gia. Lúc ở công ty, tất cả mọi người đã "nhấp nhổm" nói rằng chị Huyền có cần về sớm chuẩn bị không. Ai ngờ, chị bảo rằng chồng mình đã làm tất cả.
Khi đến nơi, chồng chị - anh Hải vẫn đang đeo tạp dề, quay qua vui vẻ chào đồng nghiệp của vợ rồi lại tiếp tục vào bếp. Anh còn nói thêm: "Em ngồi chơi với mọi người, anh sắp xong rồi". Các chị em nhìn mà ngưỡng mộ không thôi.
Chị Huyền cho biết, hồi trước anh cũng chẳng biết làm gì đâu nhưng sau khi vợ đi công tác thì mọi chuyện thay đổi.
Đợt nọ, chị phải đi vào miền Nam cho dự án trong đó hơn 1 tháng, khi ấy con gái của họ mới hơn 2 tuổi. Vợ không có nhà, một tay anh Hải cáng đáng mọi chuyện thôi.
Nhà cửa bừa bộn, quần áo chưa giặt, bát đũa ngổn ngang... Tất tần tật anh phải thực hiện.
Trong suốt những ngày đi công tác, lúc nào chị cũng động viên, tỏ ra áy náy: "Vì em mà anh vất vả quá".
Càng như thế, anh Hải lại càng nỗ lực hơn, thành thạo việc nhà. Anh biết gội đầu cho con khéo léo, phân loại đồ giặt, biết học cách làm cơm hay mua túi rác mới...
Đồng thời, anh cũng bắt đầu hiểu tại sao ngày trước chị hay cằn nhằn khi đi làm về là đã tất bật chuyện nhà. Đến khi những ngày cuối công tác, khi chị vẫn còn đang nói về sự áy náy của mình thì anh bảo luôn: "Không, em đi thì anh mới có cơ hội biết rằng việc nhà cũng rất vất vả. Từ bây giờ anh sẽ chủ động làm việc nhà, vợ chồng là phải chia nhau dù công việc nhỏ nhặt nhất".
Học giả Châu Quốc Bình của Trung Quốc từng viết : "Hôn nhân không chỉ là bao dung và chấp nhận mọi thứ về nhau, mà còn là cùng nhau thay đổi và trưởng thành hơn mỗi ngày".
Vợ chồng chị Huyền đã thật sự như vậy, thấu hiểu và cùng nhau trưởng thành, đó chính là bí quyết hạnh phúc thứ 2 của họ. Dù chỉ là công việc nhà thôi nhưng sự "đổi vị trí" đã để cho cả hai thấu hiểu nhau hơn. Hôn nhân cũng vì vậy mà vừa cân bằng, vừa êm ấm.
03
Thêm một bí quyết nữa theo chị Huyền chia sẻ để giữ hôn nhân hạnh phúc đó chính là sự động viên và thấu hiểu.
Được biết, ngày xưa, chị Huyền có công việc ổn định trong một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, chị cảm thấy việc quá nhàm chán, muốn "nhảy việc". Khi ấy, bố mẹ hai bên đều phản đối, ai nghe thấy cũng bảo chị dại, chỉ có anh Hải là ủng hộ vợ vô điều kiện.
Chị kể: "Chính chị cũng từng phân vân, nghĩ rằng nếu như anh ấy cũng phản đối thì chị sẽ tiếp tục đi làm, tiếp tục công việc nhàm chán. Tuy nhiên, anh ấy lại nói như thế này: 'Em làm gì anh cũng ủng hộ, anh muốn em sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày chứ không phải nhàm chán chịu đựng mỗi ngày'. Bởi vậy, chị đã nghỉ việc và đi làm công việc khác mà mình mong muốn".
Sau này, kể cả chị muốn đi học tiếng Anh, khởi nghiệp cùng bạn bè hay thậm chí từng gửi đơn tham gia một chương trình truyền hình, anh Hải cũng luôn ủng hộ vô điều kiện.
Thế mới nói, vợ chồng ngoài sự đồng hành thì ủng hộ cũng là một điều quan trọng để làm nên hôn nhân hạnh phúc.
04
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp là sự thấu hiểu và đồng hành lẫn nhau được tạo ra trong cuộc sống tầm thường.
Khi bạn đã trải qua những thử thách vụn vặt của cuộc đời, vẫn không thay đổi ý định ban đầu, sẵn sàng cùng đối phương xoay xở và trưởng thành, đó mới là vẻ đẹp thực sự của tình yêu.
Nếu không, tình yêu dù có bền chặt đến đâu cũng không thể chịu được sự gột rửa của năm tháng.
Có một câu nói rất hay như thế này:
"Yêu là đồng hành cùng nhau và hoàn thiện lẫn nhau. Cả hai không chỉ là cái nạng cho nhau, mà còn là ngọn đèn cho nhau vượt qua sóng gió".
Trong cuộc sống, nguyên nhân khiến tình cảm đổ vỡ không phải là mâu thuẫn lớn về nguyên tắc mà thường là do va chạm vụn vặt đời thường. Bởi vậy, vợ chồng nên cùng nhau đồng hành giải quyết những điều nho nhỏ xảy đến trong cuộc sống để xây dựng một nền tảng hạnh phức bền vững đích thực.
4 "chìa khóa" giúp hôn nhân hạnh phúc Vợ chồng giàu hay nghèo không phải là yếu tố lớn nhất quyết định cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không. Trong cuộc sống, khi vợ chồng cãi vã chúng ta thường nghe không ít những lời than vãn kiểu: "Tôi mù mới lấy người nghèo như anh" hoặc "Áp lực tiền bạc trong hôn nhân khiến tôi quá khổ"... Tiền bạc có...