Cách vệ sinh và chăm sóc khi trẻ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé sau này.
Vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ bộ phận tai mũi họng cho trẻ (Ảnh minh họa)
Tai – mũi – họng có liên quan mật thiết với nhau. Vì thế khi trẻ bị viêm tai giữa, bạn cần giữ gìn vệ sinh cả ba bộ phận này.
Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ bị chảy mủ, bận cần làm sạch tai cho trẻ. Dùng bông tăm lau nhẹ nhàng, không lau quá sâu, có thể khiến tai bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng bông nút kín tai để chặn nước mủ mà phải để dịch mủ thoát ra ngoài.
Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ hàng ngày. Nếu trời lạnh cần ngâm ấm nước muối trước khi nhỏ để trẻ không bị cảm lạnh.
Vệ sinh họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chăm sóc trẻ viêm tai giữa cần áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ bị viêm tai giữa có thể khó chịu, quấy khóc, người mệt mỏi. Bạn nên cho trẻ ăn thêm nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ ăn được nhiều hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước hoa quả. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần tăng lượng sữa hàng ngày, cho trẻ bú nhiều hơn.
Video đang HOT
Dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ
Ngoài ra khi trẻ sốt: Chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi. Ở phòng thoáng mát, không đóng kín cửa kết hợp dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu trẻ sốt>38.5 độ C hoặc đau nhiều cách nhau 4 – 6 h theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng.
Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol.
Nếu em không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại thuốc nhỏ tai để giảm đau.
Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nên uống cho hết thuốc để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng.
Nếu viêm tai do siêu vi, kháng sinh sẽ không làm trẻ hết bệnh nhanh hơn. Ngược lại dùng quá nhiều kháng sinh có thể tạo ra những vi trùng kháng thuốc rất nguy hiểm.
Đặt ống trong tai: nếu trẻ nhỏ bị chất nhầy tích tụ sau màng nhĩ quá lâu khiến trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ đặt ống trong tai. Bác sĩ Tai mũi họng sẽ rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. Ống này làm chất nhầy sau màng nhĩ chảy ra ngoài và giúp thăng bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa., trẻ sẽ nghe lại được ngay.
Trong vòng khoảng 1 năm, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ đi bơi, sẽ phải bịt tai lại bằng “ear plug” và tránh đừng cho nước vào tai khi tắm hay gội đầu.
Cách chăm sóc trẻ viêm tai giữa tại nhà
Dù trẻ có bị tái phát hay không các mẹ luôn ý thức phòng bệnh là tốt nhất, bởi vì bất kỳ dịch lỏng nào chảy vào tai giữa là trẻ bị viêm ngay:
Đầu tiên phải giữ vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ.
Nếu trẻ đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn nằm, vì rất có thể khi trẻ ho, sặc, thức ăn dạng lỏng dễ tràn lên tai giữa.
Nếu trẻ bị nôn, đặt trẻ nằm gối cao để dịch nôn không trào ngược vào tai giữa.
Nếu trẻ hay bị chảy nước mũi, ho có đờm cần phải điều trị khỏi dứt điểm. Với trẻ nhỏ thì dùng dụng cụ hút sạch nước mũi. Trẻ lớn hơn thì hướng dẫn cách xì mũi, khạc đờm là tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải tầm hai tuổi bé mới làm được việc này.
Trong điều kiện thời tiết mùa đông khô hanh như ở miền bắc thì các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi cho trẻ mỗi ngày để đường mũi được thông thoáng, đỡ viêm nhiễm. Mỗi sáng nhỏ vài giọt vào sâu trong miệng để sát trùng họng cho trẻ. Tuy nhiên, vào mùa đông bạn nên làm ấm dung dịch trước khi nhỏ sẽ tốt hơn.
Không để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay người mắc bệnh về đường hô hấp vì trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ lây bệnh.
Cách làm khô tai trẻ:
Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vài bông sạch thành hình sâu kèn, không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết.
Đặt sâu kèn vào tai cho trẻ đến khi thấm ướt mủ rồi lấy ra.
ặt tiếp một “sâu kèn” mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô.
Làm khô tai theo cách trên ít nhất 3 lần/ngày cho đến khi tai khô. Thường phải làm từ 1-2 tuần tai mới khô hẳn.
Phòng bệnh viêm tai giữa tái phát
Bé 5 tháng tuổi, một tuần nay quấy khóc, bỏ bú, tai chảy mủ vàng, có mùi. Trước đó bé từng bị viêm tai giữa. Bệnh này có tái đi tái lại? Mức độ nguy hiểm của bệnh này ra sao, cách phòng tránh để bé không bị tái đi tái lại là gì, thưa bác sĩ?
(Thảo Ly)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Phụ huynh thường bỏ sót những triệu chứng khi trẻ bị viêm tai giữa, đến khi bé bị chảy mủ tai thì mới phát hiện. Trường hợp này cũng gặp thường xuyên. Phụ huynh nên chú ý biểu hiện ban đầu của viêm tai giữa là trẻ quấy khóc, khó chịu, thường lắc đầu, dụi tai, một vài hôm sau, tai bé bị chảy mủ. Khi thấy bé có một số triệu chứng này, cha mẹ có thể nắm vành tai của bé kéo ngược trở lên. Nếu trẻ khóc ré lên thì tai của trẻ đang có vấn đề và cần phải đi khám bác sĩ.
Bé bị viêm tai giữa cần phải khám, theo dõi và tái khám theo lịch của bác sĩ. Bệnh có thể tái đi tái lại do cách sinh hoạt chưa phù hợp như thường xuyên cho trẻ bú nằm, nhất là bú nằm về đêm. Trẻ khoảng 2-3 tháng tuổi, có thể bú ban ngày, khi nạp đủ năng lượng có thể ngủ ban đêm nhưng một số người mẹ có thể chưa biết. Ban đêm, trẻ khóc, thông thường mẹ nghĩ trẻ đòi bú nhưng có thể trẻ đòi mẹ, chứ không đòi bú, từ đó, khiến trẻ hình thành thói quen bú đêm.
Viêm tai giữa nếu tái đi tái lại ảnh hưởng đến hệ thống tai giữa, làm giảm thính lực. Trẻ bị giảm thính lực có thể kéo dài đến lớn, tuy nhiên, có thể khỏi nếu điều trị phù hợp. Cha mẹ nên hạn chế cho bé bú nằm, nhất là bú nằm vào ban đêm. Nếu trẻ có sổ mũi phải chữa cho dứt, không nên để viêm mũi kéo dài vì có hệ thống đường ống từ mũi đi lên đến tai. Tác nhân chính của viêm tai giữa là do vi khuẩn phế cầu (phế cầu khuẩn). Trẻ cần được chích vaccine phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra.
Cảnh báo thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai hoặc dùng tăm bông làm khô tai Bạn trai của cô gái lập tức sử dụng máy lấy ráy tai có camera để soi bên trong ống tai cho cô. Hậu quả khiến cô nàng khóc thét vì cảm thấy tai đau nhức. Sau khi tắm xong, nhiều người có thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai hoặc dùng tăm bông làm khô tai. Tuy nhiên, dưới góc...