Cách vệ sinh lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, nếu phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc tài xế nên thay mới chi tiết này.
Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km
Quy trình vệ sinh lọc gió
Chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà trong thời gian cuối tuần rảnh rỗi. Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô như sau:
Video đang HOT
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Có nên thay tất cả các cuộn dây đánh lửa trong động cơ ô tô cùng lúc?
Các cuộn dây đánh lửa là các thành phần được điều khiển điện tử để tạo ra tia lửa cho bu-gi. Chúng có thể bị trục trặc vì nhiều lý do làm giảm hiệu quả của động cơ.
Các cuộn dây đánh lửa hoạt động như thế nào?
Cuộn dây đánh lửa là bộ phận quan trọng của hệ thống động cơ xe ôtô , thuộc hệ thống đánh lửa thứ cấp của xe. Trên hầu hết các xe đều sử dụng cuộn dây đánh lửa để cung cấp tia lửa cho bu-gi. Nó sử dụng cảm ứng điện từ để chuyển đổi dòng điện 12V thành vài ngàn V, tạo ra tia lửa đủ mạnh bắn qua khe hở của bu-gi.
Chức năng và cách thức hoạt động của cuộn dây đánh lửa tương đối đơn giản nhưng chúng có vai trò quan trọng để vận hành động cơ hiệu quả và nếu gặp trục trặc chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề. Theo thời gian, các cuộn dây đánh lửa có thể bị cháy, hỏng và làm tăng mức điện trở, dẫn đến sai lệch hoặc tia lửa yếu, kém hiệu quả đánh lửa sẽ cản trở hiệu suất hoạt động của động cơ.
Cuộn dây đánh lửa là bộ phận quan trọng của hệ thống động cơ xe ôtô
Dấu hiệu nhận biết cuộn dây đánh lửa hoạt động kém?
Khi cuộn dây đánh lửa hoạt động kém hoặc không hoạt động, điều này sẽ làm cho bu-gi không hoạt động, đồng nghĩa với việc xe ô tô bị bỏ máy một hoặc nhiều xi-lanh. Các triệu chứng khi cuộn dây lửa bị hỏng cũng tương tự các dấu hiệu khi bu-gi hỏng như:
Tiếng ồn lớn từ động cơ; Hiệu suất động cơ kém; Vòng tua máy giảm; Xe chạy không tải; Khí thải tăng đột biến; Đèn cảnh báo nhiên liệu bật sáng (mặc dù không hết xăng).
Có nên thay tất cả các cuộn dây đánh lửa cùng lúc?
Theo nhiều chuyên gia chăm sóc dưỡng ô tô, người sử dụng nên thay các bộ phận ô tô theo cặp. Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn không cần phải thay tất cả cuộn dây đánh lửa vì chúng không đi theo cặp.
Mỗi xi-lanh có một cuộn dây đánh lửa
Mỗi xi-lanh có một cuộn dây đánh lửa, vì vậy nếu một cuộn dây bị hỏng sẽ không ảnh hưởng đến các cuộn dây khác.
Ngoài ra, không nên thay các cuộn dây vẫn còn hoạt động tốt. Những cuộn dây cũ nếu vẫn đang làm việc hiệu quả sẽ tốt hơn những cuộn dây mới vì chúng chưa được kiểm chứng.
Trong trường hợp các trung tâm chăm sóc bảo dưỡng yêu cầu bạn thay thế tất cả các cuộn dây. Lúc này bạn nên hỏi kỹ lý do, chỉ đồng ý khi bạn thấy hợp lý.
Tuy nhiên, bạn nên thay thế tất cả các cuộn dây đánh lửa khi chúng đã hoạt động được từ 193.000-240.000 km. Điều này sẽ giúp nhiên liệu trong động cơ được đốt cháy tối đa.
Những thói quen xấu khi lái xe khiến ô tô nhanh hỏng Nhiều thói quen tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng nếu để lâu ngày có thể làm chiếc ô tô của bạn hao mòn rất nhanh chóng. Dưới đây là một số thói quen có thể làm xe ô tô của bạn nhanh hỏng. Đạp phanh liên tục khi xuống dốc Đây là thói quen xấu khiến má phanh và đĩa phanh...