Cách ướp đơn giản cho món bún gà nướng sả bao ngon
Hương vị đậm đà từ gà nướng kết hợp với độ tươi mát của rau sống, giá đỗ và bún tươi sẽ mang lại cho gia đình bạn món bún gà nướng sả thơm lừng, hấp dẫn trong từng miếng cắn.
Theo Zing
Ngất ngây với những đặc sản Tây Nguyên vừa dân dã vừa ngon "lắc lư"
Từ gà đồi nướng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã, đặc sản Tây Nguyên khiến cho du khách đến đất này bị thu hút không dứt ra được.
Gà nướng bản đôn: Những con gà nướng ở đây là loại gà thả vườn và chúng phải được bắt mổ vào đúng thời kỳ mới lớn thì thịt mới ngọt và chắc. Trước khi nướng, thịt gà được làm sạch và ép dẹp xuống cho dễ ngấm gia vị.
Thịt gà nướng bản đôn thường được ướp với nước sả, muối ớt và mật ong rừng. Gà cũng phải được giữ nguyên con và nướng xa lửa để mùi vị thấm dần đều, ám khói thơm ngây ngất. Món đặc sản Tây Nguyên này ngon nhất khi chấm với muối sả hoặc muối ớt rừng xanh được làm theo đúng chuẩn Tây Nguyên.
Heo rẫy nướng: Heo rẫy nướng cũng là một món ăn phổ biến của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là vào các dịp lễ hội. Heo rẫy là loại heo được người dân Tây Nguyên nuôi theo tiêu chí chăn thả tự nhiên. Loại heo này khi nướng lên có mùi thơm hấp dẫn rất đặc trưng.
Món heo rẫy nướng đúng chuẩn người Tây Nguyên phải có lớp da mỏng, nhưng giòn, ít mỡ. Thịt bên trong phải mềm và ngọt. Bí quyết cho hương vị đặc biệt của món ăn này còn nằm ở công thức ướp thịt gia truyền của người dân địa phương. Để thịt có màu vàng óng, người nấu phải phết một lớp nước chanh và mạch nha lên bề mặt da heo ngay trước khi nướng.
Gỏi lá: Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây Nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản.
Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Thịt nai Đắk Lắk: Thịt nai là món đặc sản nổi tiếng nhất của Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ có ít gân, mỡ màu trắng ngà, độ mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã hấp dẫn nhưng 7 món nai còn vượt xa một cách bất ngờ.
Nai được chế biến thành các món như nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và nai khô hợp lại đủ 7 món giống như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô là những món tiêu biểu và được ưa chuộng nhất.
Bò một nắng nướng: Ngày nay bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến ở Tây Nguyên. Thịt bò tươi đem thái thành từng miếng mỏng, rồi ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên mới có tên gọi là bò một nắng.
Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra và nướng chín trên bếp than hồng rồ thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Cơm lam được coi là món ăn của núi rừng thơm ngon. Đầu tiên phải chọn cây nứa vẫn còn non, chặt lấy gióng ở lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, sau đó dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi.
Gạo nếp làm cơm lam là loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là nếp tan. Ngâm gạo, vo sạch, rắc vào ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng dòng nước suối trong vắt sẽ tạo nên món cơm lam mang hương vị đặc biệt của núi rừng.
Canh cà đắng: Người dân tộc Tây Nguyên - Đắc Lắc, Đắc Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng.
Canh cua lá bép là một món canh ngọt mát, thơm ngon rất hấp dẫn, là đặc sản có một không hai của núi rừng Tây Nguyên. Nếu một lần được thưởng thức món canh cua lá bép của núi rừng hùng vỹ chắc chắn du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vị ngọt, mát của món ăn độc đáo này. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Hút hồn du khách với món đặc sản phố núi ở Pleiku ! Du khách đến phố núi Pleiku ngoài việc ngắm nhìn cảnh đẹp nơi đây còn có cơ hội thưởng thức nền ẩm thực phong phú với các món ăn như: phở khô, bún mắm cua... 1. Phở khô Phở khô là đặc sản nổi tiếng và được rất nhiều thực khách lựa chọn thưởng thức khi ghé qua phố núi Pleiku. Phở khô...