Cách uống nước rất tốt trong mùa hè
Thói quen uống nước theo sở thích hay nhu cầu có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người. Vậy làm thế nào để uống nước đúng cách trong mùa nóng?
Thức uống hàng đầu trong mùa hè
- Nước đun sôi để nguội: Tuy vị nhạt do các chất khí hòa tan trong nước đã bị bay đi trong quá trình đun sôi nước, song chỉ cần lắc mạnh khi nước đã nguội là có thể khắc phục được.
- Nước chè: Đặc biệt nước chè xanh do hương vị thơm tho dễ chịu, lại bổ và giải khát nên được nhiều người ưa chuộng. Trong lá chè có nhiều tanin, cafein, glucosid, một ít tinh dầu, các vitamin và muối khoáng. Vị chát của tanin trong chè có tác dụng tốt đối với niêm mạc đường tiêu hóa, kìm hãm quá trình gây thối, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động.
Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam, nước chanh. Còn vitamin P trong chè xanh – những flavonoid – có tác dụng giảm thẩm thấu mao mạch làm tăng độ bền chắc của mạch máu, giữ cho mạch máu mềm mại. Trong chè còn có các chất khoáng kể cả các yếu tố vi lượng như sắt, iốt, đồng, fluor… dưới dạng các hợp chất dễ hòa tan, rất cần cho cơ thể.
- Nước ép trái cây: Những loại quả có nhiều vitamin C, caroten và các chất có hoạt tính, vitamin P, các acid hữu cơ (như acid citric, acid tartric, acid malic…) tạo nên vị chua của quả, có tác dụng giải khát và kích thích cơ thể bài xuất dịch tiêu hóa. Hàm lượng vitamin C trong cam, chanh khá cao (40 mg%) và rất ổn định. Lượng caroten trong một số quả cũng khá cao. Từ quả, người ta có thể chế xirô và nước giải khát có ga. Do độ chua vốn có và độ đường cao nên xirô cũng có tác dụng giảm khát và tăng cường năng lượng.
Vị chua của quả, có tác dụng giải khát và kích thích cơ thể bài xuất dịch tiêu hóa.
- Rau má: Lượng đạm trong rau má tương đương với rau muống, hàm lượng vitamin có phần cao hơn. Nhiệt lượng do rau má cung cấp cũng cao hơn nhiều rau khác (100 g cho 21 calo). Rau má vẫn được dùng làm vị thuốc nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, trị rôm sẩy… và giải khát. Rau má nên rửa sạch rồi ép lấy nước uống là tốt nhất.
Video đang HOT
Uống nước đúng cách
- Uống nước ấm: Một số người thích uống nước đá mặc dù uống quá nhiều nước lạnh có thể gây khó chịu đường tiêu hóa hay bị chuột rút hoặc thậm chí tiêu chảy. Ngược lại, có một số người thích uống nước nóng. Uống nước quá nóng có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích sự tăng sinh niêm mạc, có thể dẫn đến ung thư thực quản. Do đó, khi uống nước nhiệt độ nước không nên quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất là 10 đến 30 độ C.
- Uống nước càng chậm càng tốt: Khi cảm thấy khát nước, nhiều người luôn một cốc đầy. Tuy nhiên, họ đã không biết rằng, cách uống này không tốt cho sức khỏe của họ và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Thứ nhất, uống nước nhiều trong một thời gian ngắn nó sẽ nhanh chóng làm máu loãng ra và làm tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm nếu bạn vừa tập thể dục, chạy, làm việc nặng….
Thứ hai, trong những ngày nắng nóng, bạn đổ mồ hôi rất nhiều, uống quá nhiều nước trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng tiết mồ hôi và tăng thêm sự mất mát của các chất điện giải như natri, kali. Do vậy, bạn càng có cảm giác khát nhiều hơn. Thứ ba, uống quá vội vàng có thể gây ra nấc cụt hoặc chướng bụng. Cách tốt nhất là hãy uống từ từ và chia nhỏ lượng nước uống, nó có hiệu quả giảm bớt cơn khát.
Uống nước từ từ tốt cho sức khỏe.
- Mỗi người cần một lượng nước khác nhau: Hầu hết mọi người đều biết nên uống khoảng 8 cốc nước (tương đương 2lít) mỗi ngày, lượng nước cung cấp cho cơ thể đủ độ ẩm, làm sạch ruột và dạ dày cũng như giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, đó chỉ là khuyến nghị chung, còn lượng nước thực tế một người cần uống phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như cân nặng, cường độ vận động, môi trường làm việc, và chắc chắn khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu nước của cơ thể.
Đối với một người bình thường và khỏe mạnh, lượng nước nên uống có thể được xác định bởi màu nước tiểu. Màu sắc nước tiểu bình thường có màu vàng. Màu nước tiểu tương đối tối có nghĩa là cần được bổ sung nhiều nước hơn, và nước tiểu trong có nghĩa là bạn uống quá nhiều. Đối với các bệnh nhân, họ nên chú trọng uống nước nhiều hơn. Ví dụ, đối với một người bị sốt, cơ thể bị mất nước nhiều so với bình thường. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể cao hơn và sự bay hơi từ da cũng sẽ được tăng lên. Do đó, đối với những người này, họ cần phải uống nhiều nước hơn một cách thích hợp.
Vào những ngày nóng mà bạn phải ra ngoài, thì bạn nên uống nhiều nước hơn để bù cho lượng nước mất do mồ hôi toát ra. Việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất nước mà còn phòng tránh các bệnh do nắng nóng gây ra. Nếu bạn ngồi trong phòng điều hòa cả ngày, cả cơ thể bạn và da bạn đều bị tác động của sự mất nước, bạn cần uống nhiều hơn .
Theo T.L (Giáo dục Việt Nam)
Bí quyết cho trẻ ăn uống trong mùa nóng
Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong mùa nóng luôn là một vấn đề khiến cho các bà mẹ đau đầu.
Thời tiết nắng nóng khiến cho trẻ luôn mệt mỏi, thèm đồ lạnh... Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ trong thời gian này luôn là một vấn đề khiến cho các bà mẹ đau đầu. Vậy nên cho trẻ ăn uống thế nào trong mùa nóng?
Chế độ ăn nhạt, dễ tiêu
Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, vào mùa nóng tốt nhất là cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Mùa nóng là mùa có nhiều loại trái cây và rau quả như dưa chuột, cà chua, rau diếp, đậu lăng... giàu vitamin C, carotene và muối khoáng. Những loại rau này có thể chế biến một số món ăn với tỏi, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Bạn cũng có thể thêm vào một chút giấm để tăng sự thèm ăn.
Để cung cấp nước cho cơ thể trẻ, nên cho trẻ ăn nước ép dưa hấu và trái cây tươi. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nhiều nước và đồ ăn lạnh trước khi ăn.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn để đông lạnh
Trong những ngày nắng nóng, nhiều bậc cha mẹ thường chuẩn bị trước bữa ăn trưa cho trẻ và trẻ chỉ cần để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng khi ăn. Điều này rất tốt cho trẻ, nhưng món ăn để đông lạnh không được khuyến khích. Do vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ em, bữa ăn trưa dành riêng cho trẻ nên được thực hiện vào buổi sáng và được giữ tươi trong tủ lạnh, không nên chuẩn bị sẵn thức ăn để lâu ngày trong tủ lạnh.
Đồng thời, các bậc cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ nên bỏ nước lạnh hoặc thực phẩm ra ngoài tủ lạnh trước khi ăn 5 đến 10 phút. Đặc biệt là không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh
Hầu hết trẻ em thích thức ăn đồ ăn nhanh, nhưng các chuyên gia cho rằng phải cho trẻ ăn một cách hợp lý chứ không nên chuẩn bị cho trẻ những thức ăn mà trẻ thích. Bởi thức ăn nhanh không đủ đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Các chuyên gia cho rằng phải đa dạng chế độ ăn uống của trẻ với đủ các loại trái cây, rau, đậu, ngũ cốc, trứng, thịt, sữa và các thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày để duy trì cân bằng dinh dưỡng. Các chuyên gia cũng khuyên các bậc cha mẹ không dùng thức ăn nhanh làm phẩn thưởng cho
thành tích của trẻ.
Không nên uống quá nhiều đồ uống lạnh hoặc kem
Mùa hè nên hạn chế cho trẻ ăn kem và đồ uống lạnh (Ảnh minh họa)
Trong những ngày nắng nóng, nhiều trẻ em thích uống nước lạnh. Các chuyên gia tư vấn, uống nhiều đồ uống lạnh và kem sẽ khiến nồng độ glucose tăng cao, có thể gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống bình thường của trẻ.
Theo các chuyên gia, với đồ ăn vặt chỉ nên cho trẻ ăn với một lượng vừa phải và không nên thay thế các bữa ăn chính. Việc ăn vặt của trẻ trước bữa ăn sẽ làm giảm sự thèm ăn trong các bữa ăn chính. Do vậy, cha mẹ không nên cất trữ quá nhiều đồ ăn nhẹ trong nhà.
Lưu ý: Khi thời tiết trở nên nóng nực, trẻ thường dễ nổi mụn, rôm sảy, mẩn ngứa... Vì thế, các bậc cha mẹ cần cho trẻ uống thêm các loại nước mát và bổ dưỡng, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ, đối phó i các bệnh lý dễ xảy ra vào mùa nắng nóng. Không cho bé ăn nhiều kem hoặc kem còn đông cứng vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến bé mắc những bệnh về đường hô hấp.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những yếu tố về thời tiết vì thời tiết nóng có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của bé. Bé dễ mắc bệnh tiêu chảy do thức ăn ôi, thiu, do vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở trong môi trường nóng ẩm cũng như nước đá không tinh khiết.
Theo Eva
Uống nước đúng cách trong mùa nóng Uống ước đúng cách sẽ khiến cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và chống lại được bệnh tật. Vào mùa hè, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người. Vậy làm...