Cách ứng xử hiệu quả với đồng nghiệp hay nói xấu bạn nơi công sở
Công sở đôi khi cũng giống như một trường học, với những phe cánh, những cuộc “buôn chuyện” và những đồng nghiệp thích “chơi xấu” người khác. Nếu bạn là nạn nhân của những trò “chơi xấu” chốn công sở, thì những gợi ý đối phó dưới đây có thể giúp ích cho bạn.
Ảnh minh hoạ: Internet
Không khó để nhận diện những đồng nghiệp hay “chơi xấu”. Họ là những người thích phê phán bạn bất kể bạn đúng hay sai, thường xuyên “bỏ quên” bạn trong những cuộc trao đổi quan trọng, tìm cách giành giật thành tích của bạn, và nói xấu bạn với người khác. Động cơ của tất cả những việc làm này đều nhằm “dìm hàng” bạn và để nâng anh/cô ấy lên.
Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đối phó với những đồng nghiệp thiếu thiện chí này:
1. Đánh giá tình hình
Trước hết, bạn cần nhìn nhận sự việc với một thái độ khách quan. Điều gì đang thực sự xảy ra ở đây? Người đồng nghiệp này thích gây khó dễ với tất cả mọi người hay chỉ một mình bạn? Có phải bạn đang trao cho anh/cô ấy quá nhiều sức mạnh không? Có thể anh/cô ấy chỉ có thái độ xấu và điều đó chẳng hại gì đến bạn. Liệu bạn có quá nhạy cảm, xem những lời nói và hành động của cô ấy là nghiêm trọng đối với mình trong khi lẽ ra bạn nên bỏ qua?
Việc đánh giá tình hình bằng thái độ khách quan không phải là cách để bạn nhận hết lỗi về mình trong khi bạn đang xem mình là “nạn nhân”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, công sở là một môi trường chuyên nghiệp, không phải lúc nào cũng ấm áp và thân thiện. Bạn không cần phải là bạn bè với mọi người ở công sở. Chắc chắn phải có một số người mà bạn không thể thân thiện cùng, và điều đó hoàn toàn bình thường.
Trong khi đó, những đồng nghiệp thích “chơi xấu” phải là những người thường xuyên có thái dộ và hành động khiêu khích và/hoặc không phù hợp nhằm vào người khác. Nếu mục tiêu “chơi xấu” của anh/cô ấy là bạn, thì cách đối xử của anh/cô ấy với bạn sẽ tệ hơn việc chỉ làm phiền hay cư xử thô lỗ. Những từ ngữ dùng để định nghĩa sự “chơi xấu” ở công sở là có hệ thống, thâm thù, đe dọa, lừa gạt, xúc phạm, phá hoại… Nói tóm lại, những kẻ “chơi xấu” có chủ ý cố gắng làm hại bạn và khả năng làm việc của bạn.
Bởi vậy, điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn cảm thấy mình bị “chơi xấu” là bình tâm lại và nhìn nhận xem thực sự điều gì đang xảy ra. Nếu đơn giản người đồng nghiệp đó chỉ là một nhân vật khó ưa và khó làm việc cùng, có lẽ bạn không phải là người duy nhất cảm thấy điều đó. Hãy luyện tập sự kiên nhẫn và đừng để thái độ xấu của anh/cô ấy ảnh hưởng đến bạn. Còn nếu người đồng nghiệp đó thực sự đang “chơi xấu” bạn, hãy áp dụng các bước tiếp theo đây.
2. Tự mình đứng lên
Video đang HOT
Đừng tự biến mình thành một mục tiêu dễ dàng cho kẻ “chơi xấu”. Nếu bạn co người lại và cho phép anh/cô ấy tiếp tục hành vi của mình, thì sẽ chẳng có gì khiến người đồng nghiệp xấu tính này dừng lại. Hãy nhớ rằng, người khác đối xử với bạn theo cách mà bạn hướng họ đối xử với bạn. Chính bạn là người đưa ra những chỉ dẫn cho người khác về những hành vi mà bạn chấp nhận được và những hành vi bạn không chấp nhận.
Ảnh minh họa
Cái khó nhất ở đây là bạn cần giữ thái độ lịch sự và chuyên nghiệp trong khi đặt ra những giới hạn chắc chắn. Đừng để kẻ thích “chơi xấu” vượt qua những giới hạn mà bạn đặt ra, bởi đó chính là điều mà anh/cô ấy muốn. Hãy luyện tập cách phản ứng để khi vấp phải hành vi xấu từ anh/cô ấy vào lần tới, bạn có thể phản ứng nhanh mà không bị cảm xúc chi phối. Hãy giữ cách phản ứng của bạn đơn giản và thẳng thắn, chẳng hạn: “Tôi không cho rằng cách nói của anh/chị là phù hợp”.
Đừng rơi vào những cuộc đấu khẩu kiểu “ăn miếng trả miếng” với kẻ thích “chơi xấu”, nhưng hãy nhìn thẳng vào mắt anh/cô ấy, giữ thái độ bình tĩnh và mạnh mẽ. Liên tục đưa ra những giới hạn rõ ràng và nhất quán, rồi kẻ thích “chơi xấu” rốt cục sẽ nhận ra rằng, bạn là một đối tượng “khó nhằn”.
3. Ghi chép lại sự việc
Bạn cần hình thành thói quen ghi chép lại những gì xảy ra liên quan tới người đồng nghiệp này, cũng như thời gian và địa điểm của sự việc. Những chi tiết như anh/cô ấy đã nói và làm gì, cũng như cách phản ứng của bạn là những điều không thể bỏ qua. Những chứng cứ này sẽ là đồng minh lớn nhất của bạn trong trường hợp mọi chuyện xấu đi trong tương lai. Và dĩ nhiên, hãy nhớ luôn hành động theo cách mà bạn cảm thấy tự hào. Đừng để kẻ “chơi xấu” điều khiển bạn và khiến bạn bị chi phối bởi cảm xúc.
4. Trao đổi với cấp trên
Có lẽ, bạn chỉ làm được đến vậy khi bị “chơi xấu”. Người đồng nghiệp này có thể rất “cứng đầu cứng cổ” và kiên trì hơn bạn. Khi chuyện đã đến mức này, việc bạn nói chuyện trắng đen, phải trái với anh/cô ấy sẽ chẳng ích lợi gì. Và đây là lúc bạn cần tới sự can thiệp của nhà quản lý.
Khi trao đổi với sếp về chuyện này, bạn cần có đầy đủ chứng cứ đã được ghi chép như đề cập ở trên và cũng đã tự mình nhìn nhận vấn đề bằng thái độ khách quan. Ngoài sếp, bạn cũng có thể trao đổi vấn đề với bộ phận nhân sự để đề nghị giúp đỡ. Hãy miêu tả cụ thể những gì đang diễn ra và giải thích ảnh hưởng của việc đó đối với khả năng làm việc của bạn. Đồng thời, bạn cần nhấn mạnh rằng, bạn muốn tìm một cách thức giải quyết vấn đề hiệu quả và thoải mái nhất có thể.
Ở nhiều công ty, bộ phận nhân sự là lựa chọn tốt nhất để bạn nói chuyện bạn bị đồng nghiệp “chơi xấu” như thế nào. Một số vị sếp không muốn tham gia vào những chuyện như thế này, trong khi phòng nhân sự có chức năng giải quyết những vấn đề như vậy.
5. Chuyển việc
Những vố “chơi xấu” không được kiểm soát của đồng nghiệp có thể gây hại đến tinh thần, thể chất và cảm xúc của bạn. Nếu bạn đã cố gắng hết sức để giải quyết và cũng đã nhờ tới sự hỗ trợ của bộ phận nhân sự mà không giải quyết được vấn đề, thì đó là lúc bạn nên tính chuyển việc.
Việc bạn rời đi không đồng nghĩa với tuyên bố “chiến thắng” dành cho kẻ “chơi xấu”. Đó đơn giản chỉ là cách bạn chăm sóc bản thân mình. Bạn sẽ không chứng minh được điều gì hay dạy ai được bài học nào nếu cứ ở trong tình trạng nguy hiểm đó. Ai cũng xứng đáng được ở trong một môi trường làm việc an toàn và thoải mái. Nếu công ty của bạn không thể đem lại cho bạn được điều đó, thì bạn cần phải đi tìm ở một nơi khác.
Theo Tienphong
Tôi ước mình không còn trong trắng trước khi kết hôn
Có ai như tôi không, đêm tân hôn nằm khóc thút thít nhớ người cũ, ước được làm chuyện này với anh ấy. Ước được người cũ lấy đi cái ngàn vàng của mình chứ không phải chồng, ước mình chưa từng lấy chồng.
Ảnh minh họa
Tôi 26 tuổi, có một tình yêu tuyệt vời cho đến khi kết hôn. Không dám tự khen mình nhưng đánh giá người ngoài về tôi rất có sức hấp dẫn. Tôi thích son phấn giày dép, tự làm đẹp cho bản thân nên nhiều người đàn ông đến với mình đều do xao xuyến ngoại hình. Tôi trước đây hay cho mình một giá trị nhất định nên không nhận lời quen ai, quan niệm không quen thì thôi, quen phải quen cho đáng.
Rồi tôi gặp anh, si mê anh vô cùng. Chúng tôi yêu nhau nhiều lắm, cả hai đều ngọt ngào nên chả bao giờ cãi nhau. Một thời gian dài quen nhau, anh bắt đầu tìm cách đưa tôi lên giường. Anh là dân du học nên không câu nệ chuyện trinh tiết, nhưng tôi là gái truyền thống nên đã giận dỗi khi anh ngỏ lời trực tiếp với mình.
Sau thời gian đó anh cũng không hành động tương tự nữa, tỏ ý trân trọng tôi. Tôi hiểu nên càng yêu anh hơn. Đến một ngày, cảm xúc không kìm nén nổi anh đã làm những hành động khiến tôi cũng thiếu kiềm chế. Tôi vẫn nhớ mãi cảm giác lần đầu tiên bàn tay anh chạm vào người tôi, dù rất muốn nhưng tôi giật ra và để anh vô cùng hụt hẫng.
Tôi hỏi nếu gìn giữ như này anh sẽ càng yêu hơn không? Anh trả lời: "Cái đó là một bước tiến của tình yêu, nó sẽ làm ta yêu nhau hơn. Tất nhiên anh tôn trọng sự quyết đoán trong con người em, nhưng em giống như đem trinh tiết ra để trói buộc mình vậy. Anh nhận thấy em cũng rất muốn hòa vào anh cơ mà". Tôi thật sự tự ái vì câu nói đó.
Tôi nghĩ mình không mất sự trong trắng thì mới có giá trị, làm tình yêu hai đứa thêm mặn nồng hơn, vậy mà hình như đối với anh thì không. Đỉnh điểm mâu thuẫn là đến khi tôi phát hiện anh hay xem và tìm hiểu về tình dục, tôi thấy thật kinh khủng và vội vàng nói chia tay vì ghê sợ con người chỉ biết nghĩ đến chuyện giường chiếu.
Anh điềm tĩnh đến nỗi tôi phát sợ và nói: "Anh cho em thời gian 3 ngày để suy nghĩ kỹ và rút lại lời nói của mình, chúng ta còn rất yêu nhau nhưng em ngày càng quá quắt. Nếu đối với em chuyện chia tay dễ như thế thì cưới nhau bao nhiêu mâu thuẫn em sẽ đòi ly hôn anh sao? Vả lại trinh tiết có ăn được không mà em cứ giữ khư khư và tự bực mình với anh".
Lúc đó tôi không thấy mình sai gì cả mà anh mới là kẻ không ra gì. Tôi từ chối suy nghĩ rồi dùng dằng "Mình chia tay luôn đi". Mối tình đẹp kết thúc với tôi như vậy, đầy đau đớn, tiếc nuối, tủi hờn. Anh vì quá đau buồn mà cũng trở về nước, từ đó không còn liên lạc với tôi nữa. Thời gian sau tôi cũng hẹn hò, đi chơi với nhiều người nhưng không ai bằng anh nên không thể quen ai khác được.
Rồi một ngày tôi gặp được người đàn ông khác (chồng hiện tại) trong lúc đi làm thẻ ngân hàng. Vì có một số trục trặc nên chúng tôi có duyên gặp gỡ. Anh là giám đốc ngân hàng, con nhà gia giáo quyền quý, thêm nữa lại con một, cùng là quan chức như nhà tôi. Lúc gặp anh tôi 25 tuổi, hợp đủ mọi bề nên chúng tôi quyết định tiến đến hôn nhân trong vòng một năm.
Trong một năm đó, anh cũng nhiều lần gạ gẫm nhưng tôi nghĩ anh thử nên nhất quyết từ chối và tha thứ chứ không hờn trách như người cũ. Nhà chồng tôi cũng mê tín và coi trọng chuyện trinh tiết cực kỳ nên khi bước về làm dâu nhà anh tôi rất tự tin. Bạn bè nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ vì chồng giàu có, nhà xe đầy đủ, ôsin hầu tận nơi, không phải đụng tay đụng chân gì. Chúng tôi tổ chức lễ cưới thật hoành tráng và đêm tân hôn đúng nghĩa.
Tôi chọn một chiếc váy trắng tinh khiết, sẵn sàng trao cái ngàn vàng đã gìn giữ bấy lâu, thứ làm tôi mất đi tình yêu ngọt ngào nhất, đau khổ nhiều năm vì da diết nhớ người cũ. Chồng mở hộp tủ lấy miếng vải lót cho tôi nằm, rồi lấy một chai thuốc hỗ trợ bảo tự bôi đi. Tôi tủi thân nhiều nhưng vẫn mong chờ điều gì đó. Chồng nói kê thế để đỡ phải giặt ga giường, sáng mai mẹ kiểm tra cho dễ. Tôi tức tối ngồi dậy, cầm chai thuốc đưa cho anh, rồi ôm gối xuống dưới nằm.
Chồng biết vợ giận nên nhẹ nhàng bảo sẽ giúp, nói tôi thông cảm vì hôm nay anh hơi mệt nên nhanh nhanh rồi đi ngủ. Chồng lấy đi cái ngàn vàng trong tích tắc, không chút cảm xúc, không chút ý nghĩa mặc dù tôi kêu la vì đau. Tôi thất vọng và đau đớn vô cùng, xong nhiệm vụ chồng lăn ra ngủ, bảo tôi mặc áo vào rồi quay lưng về phía tôi. Có ai như tôi không, đêm tân hôn nằm khóc thút thít nhớ người cũ, ước được làm chuyện này với anh ấy. Ước được người cũ lấy đi cái ngàn vàng của mình chứ không phải chồng, ước mình chưa từng lấy chồng.
Tôi không biết anh lại đổi khác sau một đêm như vậy. Lúc đó cứ nghĩ mới một ngày làm vợ đã thế này, thử hỏi sau này sống ra sao? Tôi thực sự muốn ly hôn, tự nhiên giờ mới thấy cái giá của việc gìn giữ cái ngàn vàng lại tệ hại thế này, người yêu xưa nói đúng: Trinh tiết có ăn được không? Rõ ràng là không ăn được, nhưng nó khiến người ta trở thành nô lệ, có khi phải đánh đổi một đời con gái.
Làm phụ nữ khổ đủ đường, tôi giờ đây lại ganh tỵ với bạn bè. Chúng nó quen nhau, trao thân cho nhau và rồi yêu say đắm, đến ăn ở với nhau cũng hạnh phúc. Còn nhớ một đứa bạn, tôi từng khinh khỉnh coi thường vì nó quan hệ trước hôn nhân, nó nói: "Phải thử chứ, ai biết được ông đó bị yếu sinh lý hay bạo lực tình dục. Thử trước biết đường mà né, chứ lấy nhau rồi giấy tờ hôn thú, né nhau thế nào". Tôi thấy đúng, nhất là trường hợp của mình bây giờ.
Tôi và chồng mới cưới nhau được một tuần nhưng đó là lần duy nhất anh đụng vào người tôi. Tôi chán nản và nhớ người yêu cũ nhiều, giờ có nên ly hôn ngay không? Tôi dằn vặt và không có lối thoát rồi, cần một bờ vai nương tựa nhưng không có ai, càng không thể kể bố mẹ nghe chuyện này. Hãy giúp tôi!
Theo VNE
Cái duyên con gái... Người ta cứ hay nói "cô này duyên nhỉ", "cô kia duyên thế", vậy nhưng ai biết "duyên" là thế nào? Biết đâu mới là nét duyên con gái? ảnh minh họa Có phải duyên nằm ở đôi má lúm đồng tiền, thoáng nhìn là liên tưởng tới một cô diễn viên kỳ cựu của làng điện ảnh Việt Nam? Hay là duyên...