Cách ứng phó với bệnh viêm da cơ địa trong mùa hanh khô
Với những người mắc bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc thì mùa đông với thời tiết hanh khô trở thành nỗi ám ảnh bởi đây là điều kiện lý tưởng cho bệnh tiến triển.
Để “chung sống hòa bình” với bệnh, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì điều quan trọng là chăm sóc đúng cách.
ThS- BS Hoàng Văn Tâm, BV Da liễu Trung ương cho biết, viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính ở các vị trí đặc biệt, có tính chất tái phát và có yếu tố gia đình. Đây là một bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ em.
Về nguyên nhân gây bệnh, theo BS Tâm, đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng qua nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan đến 4 yếu tố: Gia đình – người thân trong gia đình có bệnh lý về cơ địa ( viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, viêm kết mạc mùa Xuân) hoặc bản thân trẻ có những bệnh lý về cơ địa; Có thể liên quan đến môi trường, xuất hiện nhiều hơn về mùa đông khi thời tiết hanh khô hoặc nặng hơn về mùa hè khi chúng ta ra quá nhiều mồ hôi hay ô nhiễm môi trường có chất thải có nguồn gốc từ dầu mỏ, bệnh lý về vi khuẩn đặc biệt tụ cầu vàng;
Do hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, ví dụ nền nhà có những viên gạch được ghép bởi xi măng, có thể lớp xi măng gắn kết giữa các tế bào bị phá hủy; Do quá trình viêm ở da quá mức, bình thường các tế bào viêm có tác dụng chống yếu tố ngoại lai nhưng phản ứng miễn dịch quá mức gây ra phản ứng viêm tại chỗ gây ra bệnh.
Viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Viêm da cơ địa là bệnh không lây. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một yếu tố thuận lợi để lây các nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc virus như chốc, u mềm lây, herpes.
Bệnh có biểu hiện điển hình là xuất hiện các mụn đỏ li ti thành từng đám ở má, cằm (với trẻ đang bú mẹ). Ở trẻ lớn hơn thì xuất hiện ở vùng nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, cổ tay, biểu hiện không phải mụn nước từng đám mà rác đỏ, dày sừng gây ngứa nhiều khiến trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, nhiễm trùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên lichen hóa, có nghĩa dày và cứng và sẫm màu hơn.
Theo BS Tâm, có rất nhiều yếu tố có thể khởi phát đợt bệnh và làm trầm trọng bệnh. Khí hậu hanh khô làm cho da khô hơn nên các trẻ viêm da cơ địa thường nặng hơn về mùa đông và đỡ hơn về mùa hè. Sử dụng xà phòng, tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa cũng làm bệnh nặng lên. Điều kiện vệ sinh kém, nhiễm khuẩn, thức ăn cũng là những yếu tố hay gặp khởi phát đợt cấp của viêm da cơ địa.
Để hạn chế những triệu chứng của bệnh, BS Tâm đưa ra lời khuyên, mọi người cần chăm sóc viêm da đều đặn, thường xuyên bằng kem dưỡng ẩm, trẻ em dùng 100-200g/tuần; người lớn 3-500g/tuần. Việc dùng phải đủ, đúng, ít nhất 2 lần/ngày và dùng theo nhu cầu của bệnh nhân, da khô có thể dùng 3-5 lần/ngày. Đặc biệt, tốt nhất là dùng khi da còn ướt, sau tắm 5-10 phút sẽ đạt hiệu quả tối đa.
Video đang HOT
Trẻ bị bệnh viêm da cơ địa tắm bằng nước ấm vừa trong tối đa 10 phút. Nước quá nóng sẽ làm tổn thương thượng bì và tăng mất nước qua da. Không nên dùng sữa tắm có xà phòng và hạn chế các sữa tắm có hương thơm sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng thấm khăn khô lên da cho khô, không lau mạnh hoặc chà xát. Sau đó, bôi ngay các sản phẩm dưỡng ẩm lên da.
Đồng thời, hạn chế tối đa yếu tố môi trường vào cơ thể. Lựa chọn quần áo cho đúng vì trẻ dễ bị dị ứng với các sản phẩm tiếp xúc như len lông cừu gây dị ứng, quần áo có nguồn gốc nilon khi mặc bí, khó thoát mồ hôi khiến tóat ra nhiều hơn, gây ngứa khiến trẻ gãi nhiều hơn.
Bên cạnh đó, trong chăm sóc tắm rửa cũng không nên sử dụng các loại lá vì có thể chứa thành phần làm da khô ráp gây gứa, bệnh nhân cào gãi nhiều làm bệnh nặng hơn. Hạn chế sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa làm cho da bị kích thích, bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, chú ý chế độ ăn, 2 loại thức ăn có bằng chứng rõ ràng nhất làm bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện triệu chứng là trứng gà, sữa bò, 1 số trẻ dị ứng tôm, cua, hải sản…, BS Tâm lưu ý.
Theo các chuyên gia da liễu, nguyên tắc chính điều trị viêm da cơ địa là phục hồi hàng rào da, kiểm soát nhanh đợt cấp bằng thuốc chống viêm, duy trì tình trạng ổn định của bệnh bằng dưỡng ẩm.
Trong các đợt cấp, phụ huynh nên đưa con đến khám tại chuyên khoa da liễu, nhận định, chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh và có được phương án điều trị phù hợp.
Kiểm soát viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền
Mỗi tháng, viện y dược học dân tộc tiếp nhận và điều trị cho khoảng hơn 100 bệnh nhân bị viêm da cơ địa (VDCĐ). Nhiều bệnh nhân có tình trạng vdcđ nặng đã được kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị y học cổ truyền.
Khổ sở vì viêm da cơ địa "hành" nhiều năm trời
Bệnh nhi N.M. (14 tuổi, ngụ tại Bình Chánh) được cha mẹ đưa đến Viện Y dược học dân tộc TP.HCM trong tình trạng ngứa, lở toàn thân, đặc biệt là ở vùng tay và chân lở ngứa nhiều, da khô nứt nẻ, chảy dịch. Người thân của bệnh nhi M. cho biết, bé bị VDCĐ đã 13 năm, cũng ngần ấy năm trời mỗi lần bệnh tái phát gia đình lại đưa M. đến khắp các bệnh viện trên địa bàn để chữa trị, chủ yếu điều trị bằng Tây y.
Điều trị ổn được một thời gian thì bệnh lại tái phát, càng về sau tình trạng càng trở nên nặng hơn. Bị bệnh "hành" nhiều năm trời, M. trở nên tự ti, rụt rè, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và mất tập trung trong sinh hoạt, học tập.
Được một người mách bảo các loại thuốc thảo dược y học cổ truyền điều trị VDCĐ an toàn, hiệu quả, gia đình đã đưa M. đến Viện Y dược học dân tộc TP.HCM để chữa trị.
BS.CKII Đinh Thị Lan Hương - Phòng Đào tạo nghiên cứu khoa học Chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc cho hay, sau thăm khám bệnh nhi được chỉ định dùng thuốc bằng kết hợp nhiều phương pháp như: thuốc tắm, thuốc bôi (đều có tác dụng sát khuẩn nhẹ, giúp lành vết thương), thuốc uống (tác dụng giảm bớt huyết nhiệt hoặc giảm stress), ngoài ra kết hợp dưỡng ẩm đối với những vùng da bị khô.
Sau 2 tuần, bệnh nhi đã đáp ứng điều trị khá tốt, giảm ngứa, giảm nứt lở, các vùng da chảy dịch đã dần dần khô, những vùng da không dần dần được cải thiện.
"Bệnh nhi hoặc bệnh nhân trẻ tuổi có quãng đời còn dài, để giúp bệnh nhân chủ động phòng ngừa, bệnh viện cũng đã thực hiện xác định các yếu tố nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh nhi M. yếu tố gia đình gần như bình thường, không có yếu tố di truyền về gen.
Chúng tôi đã thực hiện thêm các xét nghiệm dị nguyên để xác định những yếu tố dị ứng, kết quả bệnh nhi có các chỉ số dị ứng rất cao và dị ứng với hầu hết các yếu tố tồn tại trong môi trường sống: mạt nhà, lông và biểu mô chó mèo, khói bụi ô nhiễm...
Bệnh nhi và gia đình được khuyên tránh tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để giảm tần suất tái phát bệnh. Ngoài ra, bệnh nhi bị VDCĐ có thể bị rối loạn giấc ngủ, sức tập trung giảm, thay đổi tính tình, ảnh hưởng đến quá trình dậy thì do đó chúng tôi đã lựa chọn những vị thuốc an toàn và động viên tinh thần giúp bệnh nhi giảm stress, căng thẳng...", BS.CKII Đinh Thị Lan Hương chia sẻ.
Một bệnh nhân khác là chị P.T.T.M. (25 tuổi) tìm đến các bác sĩ với tình trạng 2 bàn tay loét nhẹ, 2 bàn chân lở loét nhiều. Bệnh nhân đang ở thai kỳ tuần thứu 16. Trước đó, chị M. bị VDCĐ đã nhiều năm, nhưng trong thai kỳ tình trạng VDCĐ nặng lên, loét hoàn toàn bàn chân khiến chị gặp nhiều khó khăn trong đi lại, vận động kèm theo ngứa, khó ngủ yên giấc.
Bệnh nhân được khám, chỉ định sử dụng thuốc thảo dược dạng rửa tắm và thuốc uống với những vị thuốc an toàn là các loại lá, thảo dược không ảnh hưởng đến thai nhi. Bàn chân là nơi tập trung nhiều vi khuẩn đồng thời dễ tiếp xúc với các loại xà phòng tẩy rửa nhà khiến tình trạng bệnh nặng thêm nên đã được khuyên dùng những loại dung dịch rửa tay chân, sữa tắm ít kích ứng, tránh các yếu tố dị nguyên.
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa được điều trị bằng y học cổ truyền tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM
Phòng ngừa tốt giúp giảm tần suất tái phát
BS.CKII Đinh Thị Lan Hương cho biết, Điều trị VDCĐ bằng y học cổ truyền là một trong những lĩnh vực thế mạnh, bởi các bài thuốc y học cổ truyền có thể kiểm soát tốt tình trạng VDCĐ một cách an toàn và hiệu quả. Mỗi tháng, tại đây tiếp nhận và điều trị cho khoảng hơn 100 bệnh nhân bị VDCĐ, trong đó có nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng nặng thường đã điều trị bằng y học hiện đại qua nhiều bệnh viện nhưng không khả quan.
VDCĐ là bệnh viêm da mạn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở trẻ em. Đây là bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 15-20% trẻ em và 1-3% ở người lớn.
Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, tuy nhiên các chuyên gia đã chỉ rõ có mối liên hệ đặc biệt của bệnh với các yếu tố dị nguyên, VDCĐ thường liên quan đến các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, dị ứng thức ăn, mày đay, viêm da tiếp xúc... Sinh bệnh học liên quan đến nhiều yếu tố: cơ địa, gen và di truyền, nhiễm khuẩn... làm bệnh phát sinh và phát triển.
BS Hương cho hay, theo y học cổ truyền, bệnh VDCĐ có rất nhiều yếu tố tham dự vào cơ chế bệnh sinh: phong, nhiệt, thấp nhiệt, hỏa độc, nhiệt độc. Tương ứng với y học hiện đại thì bệnh lý do cơ địa (dị ứng miễn dịch, nhiễm khuẩn hoặc do các tác nhân dị ứng khác). Tùy từng nguyên nhân mà y học cổ truyền có những phương pháp điều trị tương ứng.
Đây là bệnh mạn tính, nếu không điều trị dứt điểm sẽ có khả năng tái phát nhiều lần. Do đó mục tiêu điều trị là kiểm soát giảm tần suất xuất hiện của bệnh, giảm mức độ nặng của bệnh.
"Trước đây có nhiều phương pháp sử dụng các lá cây, rễ, củ để điều trị VDCĐ: lá bồ công anh, xe đất, kinh giới, lá ký chua, diếp cá, kinh giới, cúc tần, sài đất... có tác dụng kháng sinh tốt, giảm viêm, ngứa. Các thảo dược được bào chế thành 2 dạng gồm thuốc dùng trong (thuốc uống) và thuốc dùng ngoài (ngâm, tắm, rửa, đắp).
Đối với tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp do đó bệnh nhân VDCĐ cần đến cơ sở y tế để được khám tư vấn điều trị.
Đặc biệt người bệnh nên sử dụng thuốc rõ nguồn gốc, tránh mua thuốc thảo dược trôi nổi trên thị trường được pha chế không rõ công thức, thuốc bị pha tân dược hoặc những chất có hại cho sức khoẻ, điển hình là glucocorticoid tác dụng rất nhanh nhưng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như: hội chứng cơ sinh, suy thượng thận do sử dụng corticoid kéo dài hoặc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương...
Để kiểm soát tốt bệnh, người bệnh nên được xét nghiệm dị nguyên xác định các yếu tố dị ứng gây bùng phát bệnh để chủ động phòng ngừa"- BS Hương khuyến cáo.
Cách nhận diện bệnh ngoài da do mưa lũ người dân miền Trung cần biết Sau một thời gian thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước mang nhiều mầm bệnh, người dân miền Trung ở các vùng bị ngập lụt rất dễ mắc phải các bệnh lý ngoài da. Nhận diện bệnh ngoài da do mưa lũ người dân miền Trung cần biết Theo ThS. BS Lê Thị Mai - Phó Trưởng Phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện...