Cách Uber dùng tiền để ‘lừa’ từ tài xế, khách hàng đến nhà đầu tư
Tài liệu cho thấy Uber thừa nhận việc thuê các giáo sư đại học viết nghiên cứu ‘rất đắt đỏ’ nhưng ‘đáng tiền’.
Đe dọa tống tiền bằng xếp hạng thấp: Google thờ ơ, nhà hàng khóc dở Samsung sẽ hợp tác với Microsoft và Google để ngăn chặn smartphone Galaxy bị hack Du khách rơi xuống miệng núi lửa khi chụp ảnh tự sướng Samsung xác nhận đang thương thảo với Tesla để trở thành đối tác cung cấp modun camera cho xe điện
Hồ sơ Uber là một một tập hợp hàng nghìn tài liệu bí mật mới bị rò rỉ cho tờ The Guardian. Rất nhiều bí mật động trời đã được tiết lộ về cách Uber thực hiện các chiến dịch vận động hành lang mỗi khi gia nhập các thị trường mới, cách họ đốt tiền của nhà đầu tư để tài trợ cho tài xế, khách hàng.
Theo Hồ sơ Uber, Uber đã trả cho một vài giáo sư đại học nổi tiếng ở Mỹ và châu Âu hàng trăm nghìn USD để xuất bản các báo cáo có thể được sử dụng như một phần chiến dịch vận động hành lang của công ty.
Theo đó, Uber đã thực hiện các thoả thuận với hàng loạt học giả hàng đầu, trả tiền cho họ để công bố những nghiên cứu về lợi ích của mô hình kinh tế của Uber. Đáng nói, những báo cáo này đều được công bố vào thời điểm Uber đang phải vật lộn với các cơ quản quản lý ở những thành phố lớn trên thế giới mà họ vừa thâm nhập vào.
Một báo cáo như vậy bởi một học giả người Pháp đăng tải vào năm 2016 trên tờ Financial Times là bằng chứng tiết lộ toàn bộ hành động bí mật của Uber. Vị học giả này được cho là đã nhận khoản tiền 100.000 euro từ Uber.
Theo hồ sơ, Uber nhắm tới những học giả và nhà tư tưởng để giúp họ xây dựng một câu chuyện tích cực về việc họ tạo ra công việc được trả lương cao cho các tài xế, cung cấp phương tiện giao thông rẻ cho người tiêu dùng và làm tăng năng suất.
Rõ ràng, Uber đã sử dụng các nghiên cứu khoa học như một phần chiến dịch “lobby” bài bản nhắm tới các chính trị gia và giới truyền thông.
Mục tiêu là sử dụng các báo cáo này để gây áp lực lên việc thay đổi các quy định mà Uber đang muốn né tránh. Trên thực tế, sự tham gia của Uber trong các báo cáo như vậy đã được đề cập tới trước đây. Tuy nhiên, “Hồ sơ Uber” cho thấy rõ cách Uber muốn sử dụng nghiên cứu của các học giả và danh tiếng của họ để thực hiện các mục tiêu của mình và cả số tiền Uber trả cho họ.
Video đang HOT
Uber đã sử dụng các nghiên cứu khoa học như một phần chiến dịch “lobby” bài bản nhắm tới các chính trị gia và giới truyền thông.
Tại Pháp, thỏa thuận trị giá 100.000 euro đã được ký kết với một “ngôi sao đang lên” trong giới kinh tế – là Giáo sư Augustin Landier của Trường Kinh tế Touluse. Landier đồng ý đưa ra một báo cáo mà ông mô tả trong email gửi tới ban truyền thông và chính sách Uber là “có thể dùng để PR trực tiếp, chứng minh vai trò kinh tế tích cực của Uber”.
Landier đã đề nghị hợp tác với David Thesmar – một giáo sư nổi tiếng khác từ trường kinh doanh top đầu của Pháp là École des Hautes Études Commerciales de Paris (HEC).
Trong một cuộc thảo luận vào tháng 2/2015, các lãnh đạo Uber đã ghi chú rằng mặc dù giá phải trả cho báo cáo của 2 vị giáo sư kể trên khá cao nhưng “rất đáng”.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh nước Pháp đang xảy ra tranh luận gay gắt về tình trạng mất việc làm do Uber gây ra. Ông Emmanuel Macron khi đó là Bộ trưởng Kinh tế Pháp là người đang cố gắng thông qua những thay đổi kinh tế.
Một thành viên trong nhóm chính sách của Uber vào thời điểm đó đã viết rằng ” việc xác nhận loại hình công việc mới mà Uber tạo ra ở châu Âu, đặc biệt là khi được thực hiện bởi một nhà kinh tế nổi tiếng, có tầm vóc như Landier, sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi“.
Bản thân các học giả cũng rất hào hứng bởi họ được tiếp cận những dữ liệu hiếm hoi của Uber, đánh giá tác động của thị trường.
Đổi lại, Landier cũng muốn tạo ra một nghiên cứu khác riêng biệt, không trả phí sử dụng dữ liệu Uber. Hồ sơ cho thấy lãnh đạo Uber lo ngại rằng điều đó sẽ khiến “họ mất đi quyền kiểm soát việc biên tập” nhưng một nhân viên đã kết luận: ” Chúng tôi nhìn thấy rủi ro rất thấp bởi Uber có thể làm việc với Landier về việc lập khung nghiên cứu và chúng tôi cũng quyết định dữ liệu nào mà chúng tôi sẽ chia sẻ với ông ấy“.
Một ngày trước khi công bố báo cáo của Landier và Thesmar vào tháng 3/2016, tờ FT đã có bài viết: “Các ứng dụng gọi sẽ sẽ tạo ra việc làm cho người trẻ nghèo ở Paris nhưng những sự hạn chế về quy định vẫn xuất hiện”.
Thesamar đã xuất hiện trong bài viết và nói rằng Uber là một ” người thay đổi cuộc chơi“.
Báo cáo có một đồng tác giả thứ 3 là Daniel Szomoru – một chuyên gia kinh tế nội bộ của Uber. Mặc dù nhiệm vụ và thoả thuận tư vấn của người này với Uber được nhắc tới trong báo cáo nhưng chi tiết về mức phí thì không nêu rõ.
Báo cáo đã nêu chi tiết cách lái xe Uber nhận được “các khoản thanh toán” đạt trung bình 19,9 euro 1 giờ. Tuy nhiên, con số này chưa tính đến những chi phí phụ mà lái xe phải trả như thuê xe, bảo hiểm, xăng xe. Trong bài viết của FT được đăng lại bởi Landier và một số người khác, họ thậm chí chỉ nói: ” Hầu hết các lái xe kiếm được 20 euro 1 giờ, nhiều hơn 2 lần mức lương trung bình“.
Uber dĩ nhiên đã rất phấn khích với bài viết của FT. Về phần mình, đại diện FT nói rằng bài báo này được viết dựa trên nhưng tài liệu của riêng họ và được tham khảo từ những chuyên gia khác ngoài Thesmar.
Riêng giáo sư Landier và Thesmar thì nói rằng, thoả thuận tư vấn có trả tiền với Uber đã được tuyên bố và minh bạch.
Hubert Horan – một chuyên gia kinh tế tại Đại học Stigler Center của Chicago và cũng là một người chỉ trích lâu năm mô hình Uber nói rằng các chuyên gia nhìn chung bỏ ngoài tai sự thật rằng Uber đã đốt hàng tỷ USD của nhà đầu tư để hỗ trợ cả tài xế và lái xe. Chưa kể, ” các khoản thanh toán” cho tài xế không phải là thu nhập cuối cùng họ được nhận. Do đó, ” những tuyên bố về chất lượng công việc hoặc giá cả của Uber đều không bền vững“, ông lập luận.
” Uber đã sử dụng những kỹ thuật đã được chứng minh thành công trong việc tạo ra niềm tin rộng rãi rằng công ty thua lỗ 20 tỷ euro này rất sáng tạo và tạo ra lợi ích lớn cho cả người tiêu dùng và các thành phố. Đây trở thành một chiêu trò PR“.
Khi thảo luận về mức hoa hồng 10.000 USD cho một chuyên gia kinh tế Pháp khác có tên Nicolas Bouzou. Phía Uber đã mô tả việc này ” có tiềm năng cao để tận dụng trên các phương tiện truyền thông chính thống“.
Bouzou đã xuất bản báo cáo cho Uber vào tháng 1/2016. Ông nói rằng báo cáo không khẳng định đây là một nghiên cứu hàn lâm và việc Uber có tài trợ cho việc này đã được công bố. Ông thừa nhận rằng sự phụ thuộc vào dữ liệu từ khách hàng doanh nghiệp là “rủi ro lớn” nhưng nói rằng ông chưa bao giờ xuất bản báo cáo để làm vừa lòng nhu cầu marketing của khách hàng.
Ở Đức – nơi chính quyền đã điều tra về vi phạm của Uber với các quy định vào năm 2014, Giáo sư Justus Haucap – một chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Viện DICE của Đại học Dsseldorf, đã đồng ý thực hiện một nghiên cứu về ” lợi ích của người tiêu dùng từ việc tự do hóa taxi ở thị trường Đức“.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của một chi nhánh tư vấn của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) – cơ quan được các giám đốc điều hành Uber mô tả trong email nội bộ là ” tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất với chính phủ Đức hiện tại“. “Hồ sơ Uber” tiết lộ, Uber đã phải chi 48.000 euro cho thương vụ này.
Các học giả được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy nghiên cứu tại các sự kiện và trên báo chí. Trên thực tế, Haucap đã đưa ra báo cáo tại các sự kiện dành cho những người có ảnh hưởng và chính trị gia ở Berlin.
Haucap, công ty tư vấn DICE Consult và DIW của ông thì đều nói rằng trong khi dữ liệu được cung cấp bởi Uber nhưng nghiên cứu này đáp ứng các tiêu chuẩn khoa học, độc lập nghiêm ngặt và không được xác định trước bởi Uber
Mỹ tịch thu 34 triệu USD tiền điện tử từ thành viên Dark Web
Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đã thu giữ thành công số tiền điện tử trị giá khoảng 34 triệu USD từ một thành viên trên Dark Web, trở thành một trong những vụ tịch thu tiền điện tử dân sự lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Theo Engadget, tiền điện tử bất hợp pháp đã bị thu giữ từ một cư dân Nam Florida, người đã sử dụng bí danh trực tuyến để bán hơn 100.000 mặt hàng bất hợp pháp trên khắp các thị trường Dark Web.
Phần lớn doanh số đến từ việc bán thông tin tài khoản bị tấn công từ một số dịch vụ lớn gồm HBO, Netflix, Uber...
Vụ thu giữ được DOJ thực hiện trong khoảng từ ngày 16.5 đến 19.6.2017
Các công tố viên từ Nam Florida cho biết cư dân này đã sử dụng TOR (The Onion Router) để truy cập Dark Web trước khi sử dụng một loạt hành động để chuyển từ loại tiền điện tử này sang loại tiền điện tử khác nhằm che giấu nguồn gốc của nó. Chuỗi hành động này thường được gọi là nhảy dây chuyền và được coi là một hình thức rửa tiền - một hành vi bị cấm ở cả cấp liên bang và tiểu bang tại Mỹ.
Cuối cùng, số tiền thu được từ việc bán hàng bất hợp pháp đã được gửi vào các khoản gia tăng ngẫu nhiên vào các thời điểm ngẫu nhiên trong các ví tiền điện tử được chỉ định. Các ví tiền điện tử này sau đó đã được cơ quan thực thi pháp luật thu hồi. Hồ sơ cho hay, tính từ ngày 16.5.2017 đến 19.6.2017, nhà chức trách đã thu giữ khoảng 919,3 Ethereum, 643 Bitcoin, 640 Bitcoin Gold, 640 Bitcoin Cash và 640 Bitcoin SV.
DOJ cho biết hồ sơ tịch thu dân sự được đưa ra là kết quả của Chiến dịch TORnado - một cuộc điều tra chung của Nhóm công tác về đấu tranh chống ma túy trong tội phạm có tổ chức (OCDETF) tại nhiều cơ quan liên bang, tiểu bang và địa phương.
Theo đuổi Web3 và tiền mã hóa, các tài năng Thung lũng Silicon ồ ạt bỏ việc ở Google và Amazon Đối với những nhà phát triển tài năng, Web3 và tiền mã hóa đang hấp dẫn hơn nhiều so với các hãng công nghệ lớn già cỗi. Chỉ mới vài năm trước kiếm được một công việc tại Uber hay Google, Facebook giống như nhặt được cục vàng đối với những người ở Thung lũng Silicon. Dù điều đó vẫn đang xảy ra...