Cách từ chối đòi hỏi của trẻ
Trang Verywell Family khuyên phụ huynh nên đưa ra câu trả lời dứt khoát và giải thích ngắn gọn lý do tại sao không đáp ứng yêu cầu của trẻ.
Trả lời dứt khoát
Khi từ chối một đứa trẻ, người lớn nên đưa ra câu trả lời dứt khoát. Nếu phụ huynh ngập ngừng hoặc nói “có thể”, trẻ sẽ tiếp tục đòi hỏi hoặc nghĩ bạn chỉ đang đùa. Trong một số trường hợp, bạn có thể nói “không phải lúc này” và hãy đưa ra một dấu mốc cụ thể chấp nhận đòi hỏi của trẻ.
Đưa ra lời giải thích ngắn gọn
Lời giải thích ngắn gọn sau khi từ chối sẽ giúp trẻ hiểu vấn đề. Hãy cố gắng dùng cách giải thích dễ hiểu nhất với con, tránh từ ngữ dài dòng. Ví dụ khi con đòi đi bơi, bạn từ chối và nói rằng không có áo phao con sẽ bị chìm. Khi trẻ hiểu ra vấn đề hoặc những nguy hiểm tiềm ẩn, những lần sau khi bạn không có mặt ở đó, trẻ cũng ý thức tránh xa để không gặp rủi ro.
Ảnh: Let grow
Cho dù trẻ có năn nỉ hay ăn vạ, bạn cũng không nên nhượng bộ. Thay đổi câu trả lời từ “không” thành “có” chỉ khiến lời nói của bạn không nhiều ý nghĩa đối với trẻ. Đòi được một lần thì sẽ có những lần sau, trẻ biết bạn có thể nhượng bộ.
Ngay cả khi trẻ nói những câu như “Nhưng tất cả bạn bè của con đều có” hoặc “Bố mẹ thật vô lý, con ghét bố mẹ”, hãy trả lời “Bố mẹ yêu con, nhưng đó là quy tắc” và ngừng cuộc tranh cãi.
Chú ý đến cảm xúc và cách phản ứng của con
Video đang HOT
Nhiều trẻ sẽ la hét, quậy phá khi không được đáp ứng đòi hỏi. Khi đó, phụ huynh hãy đưa ra lời cảnh báo cần thiết, có thể là cất đồ chơi hoặc không cho con sử dụng máy tính trong một thời gian nhất định.
Cho con trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, thất vọng khi không được chiều theo nhu cầu cũng là một cách để trẻ thực hành cách xử lý cảm xúc của mình phù hợp với xã hội.
Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn thường xuyên nói “Có”
Luôn từ chối các yêu cầu của con không phải là việc làm tốt và được khuyến khích. Điều quan trọng là bạn cho phép con làm và giải thích lợi ích của việc đó.
Việc nói “có” sẽ khiến bạn vất vả hơn khi phải giám sát và trông chừng trẻ, đôi khi là tốn nhiều tiền để mua món đồ chơi trẻ muốn. Nhưng một đứa trẻ luôn cần được trao cơ hội để khám phá và trải nghiệm cái mới. Phụ huynh không nên quá nghiêm khắc mà khiến con không được sống đúng với lứa tuổi.
Thanh Hằng
Theo Verywell Family/VNE
Làm thế nào khi tới ngày đi làm bỗng dưng 'tụt mood', chán chường?
Chấp nhận cuộc sống của một kẻ-đi-làm là bạn phải chấp nhận không phải lúc nào cũng giữ được ngọn lửa làm việc "hừng hực".
Khi đi làm, dù mới hay đã lâu năm, chúng ta không tránh khỏi một lúc nào đó cảm thấy chán nản, không còn động lực làm việc.
Đó có thể là khi bạn không còn vui vẻ mỗi khi nhận được dự án mới hay đơn giản là cứ rề rà, làm mãi không xong công việc được giao dù trước đây chỉ mất chút thời gian.
Theo Mollie West Duffy, tác giả cuốn sách No Hard Feelings - cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc, mọi người thường mất động lực làm việc khi không còn tìm thấy ở đó ý nghĩa. Việc này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
Thay vì cứ để bản thân cuốn theo những cảm xúc tiêu cực, bạn có nhiều hơn một cách để vực dậy, kéo bản thân trở lại trạng thái hứng khởi trong công việc. Tuy nhiên trước đó, bạn cần xác định được bản thân đang ở trong tình trạng nào và muốn điều gì nhất.
Chán việc có thể là dấu hiệu của "hội chứng cháy sạch"
Bạn cảm thấy rằng ngày làm việc nào cũng tồi tệ; lúc nào cũng như không còn sức lực; không còn cảm thấy vui vẻ, thích thú hoặc thậm chí cảm thấy sợ hãi công việc; cơ thể luôn mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ. Bên cạnh đó, bạn thường không hài lòng với kết quả công việc của mình.
Nếu có những triệu chứng này, rất có thể bạn đang bị "burnout" - còn gọi là "hội chứng cháy sạch". Đây là trạng thái kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần, thường xuất hiện khi công việc của bạn đòi hỏi phải cống hiến thể chất hay tinh thần hoặc gây căng thẳng trong một thời gian dài.
Làm việc quá độ trong thời gian dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần người lao động. Ảnh: Fortune.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy cứ 5 lao động Mỹ thì có một người có nguy cơ cao bị "burnout".
Vậy nên, nếu kiệt sức là nguyên nhân dẫn đến bất mãn và chán chường trong công việc, việc tiếp tục một cách miễn cưỡng chỉ làm mọi việc tồi tệ thêm.
"Ngoài ra, một trong những điều khiến bạn mất động lực làm việc là bạn luôn đặt mục tiêu quá cao. Để khắc phục điều đó, đơn giản là bạn hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ hơn để bản thân nhanh chóng lấy lại tinh thần", Liz Fosslien, đồng tác giả cuốn No Hard Feelings, cho biết.
Theo bà Fosslien, bằng cách này, ngay cả những việc nhỏ bé như soạn và gửi một email bạn chần chừ đã lâu cũng có thể giúp bạn thúc đẩy bản thân và từng chút một có cảm giác thành tựu.
Bên cạnh đó, đừng chỉ nên chăm chăm vào việc cải thiện công việc, hãy chú ý tới cả những mối quan hệ của bạn ở ngoài cánh cửa cơ quan, nơi bạn có thể nhận ra giá trị bản thân, rằng mình có vị trí quan trọng như thế nào đối với người khác.
Tạm nghỉ một chút cũng không sao
Sau một ngày làm việc, bạn hãy để bản thân nghỉ ngơi một chút đồng thời viết ra 3 việc của ngày hôm đó bạn làm, được cho là đã giúp ích cho đồng nghiệp của mình.
Việc này có thể giúp bạn nhớ lại những khoảnh khắc trong ngày, để thấy rằng dù đang mất động lực làm việc, bạn vẫn có thể giúp đỡ mọi người.
"Hãy để ý ở bất cứ nơi nào có thể gợi bạn nhớ đến những tác động của bản thân đến xung quanh, dù là đồng nghiệp, đối tác hay những người chịu ảnh hưởng bởi công việc, dự án của bạn", bà Fosslien nói.
Nghỉ ngơi là cách hiệu quả để lấy lại tinh thần và năng lượng cho công việc. Ảnh: Energyresourcing.
Nuôi dưỡng mối quan hệ với những người xung quanh có thể là "động lực làm việc" mà bạn đang tìm kiếm.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động lực làm việc thường đến từ những đồng nghiệp mà bạn quan tâm và người có bạn bè ở cơ quan thường có xu hướng thỏa mãn với công việc, tìm được nhiều niềm vui hơn.
Theo một cuộc thăm dò năm 2018 từ công ty tư vấn và phân tích Gallup, khi nhân viên có mối quan hệ khăng khít với các thành viên trong nhóm, họ thường được thúc đẩy thực hiện các hành động có lợi cho doanh nghiệp hơn - những hành động họ sẽ hiếm khi cân nhắc tới nếu bất hòa với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách mà bạn vẫn không tìm lại được hứng khởi trong công việc, hãy quay lại với cách cơ bản nhưng cũng hiệu quả nhất: để cơ thể nghỉ ngơi.
"Nói chung, khi bạn có cảm xúc tiêu cực với công việc có thể là do bạn đang làm việc quá nhiều khiến bạn mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Hãy nhớ rằng, công việc không định nghĩa bạn, nó chỉ là một phần của bạn", West Duffy nhận định.
Theo Zing
Cách xử lý khi trẻ chửi bậy Trẻ chửi bậy nhằm thể hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân, như đau đớn, bực bội, cũng có thể là để phù hợp với tập thể, môi trường xung quanh. Nếu bạn học cùng lớp, hay những người bạn chơi cùng của trẻ chửi bậy, chúng sẽ có xu hướng làm theo để được gia nhập nhóm. Trẻ có thể nói...