Cách Trung Quốc siết xe công
Thúc giục các cơ quan Chính phủ mua xe thương hiệu trong nước, tiết kiệm nhiên liệu, chỉ dùng trong hoạt động đặc biệt…,Trung Quốc đang nỗ lực siết xe công.
Giới chức Trung Quốc chưa bao giờ liệt kê tổng số xe công. Nhưng giữa năm ngoái, Ye Qing – Phó giám đốc Cơ quan thống kê Hồ Bắc ước tính con số này vào khoảng hơn 2 triệu ôtô trên cả nước.
Chi phí cho xe công, tiệc chiêu đãi và công du nước ngoài đã được coi là nguồn tham nhũng, lãng phí chính với ngân sách của Trung Quốc. Trong tổng chi phí cho 3 hoạt động trên, thường xe công chiếm tới 60%.
Lô xe công đầu tiên của Trung Quốc được đem bán hồi đầu năm
Tháng 11/2013, các cơ quan nhà nước Trung Quốc được lệnh cắt giảm mạnh xe công theo chủ trương chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo quy định, quan chức dưới cấp thứ trưởng sẽ được trợ cấp từ 500 – 1.300 nhân dân tệ (khoảng 80 – 204 USD)/tháng tiền đi xe công cộng thay vì sử dụng xe công vụ. Lộ trình thực hiện chiến dịch này có thể kéo dài đến năm 2016.
Bắc Kinh thúc giục các cơ quan Chính phủ mua xe thương hiệu trong nước, xe tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời giảm các ưu đãi liên quan đến ôtô với lãnh đạo cấp cao, kể cả quan chức quân đội. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn, xe công sẽ chỉ được dùng cho các hoạt động đặc biệt, như tình báo hay các trường hợp khẩn cấp, thay vì công việc bình thường trong Chính phủ. Số xe có tài xế riêng cũng được yêu cầu giảm bớt.
Video đang HOT
Những chiếc xe không sử dụng đến sẽ được mang đấu giá, số tiền thu được sẽ bổ sung vào ngân sách nhà nước. Đầu năm nay, lô xe công đầu tiên đã được mang đi đấu giá với hơn 300 chiếc xe sang loại 4 chỗ, chủ yếu là Audi của Volkswagen. Toàn bộ quá trình được giám sát bởi cơ quan kiểm toán, cơ quan kiểm tra và toàn bộ người dân.
Đến tháng 9, ông Lian Weiliang, Phó chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế Trung Quốc (NDRC) cho biết việc cải tổ xe công đã cơ bản hoàn thành. Đến nay, 140 cơ quan Chính phủ đã cải tổ xong, với hơn 3.800 xe công (tương đương 60% số xe của cấp Trung ương) đã được đem đấu giá. Hơn 2.000 lái xe và nhân viên khác cũng đã được điều chuyển công việc.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ lãnh đạo Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, Việt Nam hiện có hơn 40.000 xe công (chưa bao gồm xe của các đơn vị vũ trang và các doanh nghiệp nhà nước) với chi phí vận hành khổng lồ.
Với chi phí bình quân khoảng 320 triệu đồng/xe/năm (lương lái xe, bảo trì bảo dưỡng xe…), mỗi năm ngân sách phải chi khoảng 12.800 tỷ đồng cho việc vận hành số xe này, số tiền không nhỏ trong điều kiện ngân sách đang gặp rất nhiều khó khăn và nợ công ngày càng tăng.
Để tránh lãng phí trong mua và sử dụng xe công, ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định 32 quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng ôtô công, có hiệu lực từ ngày 21/9.
Theo đó, mỗi cơ quan, đơn vị có đủ tiêu chuẩn trang bị xe cũng chỉ được sử dụng tối đa 1 – 2 xe phục vụ công tác chung.
“Nếu mỗi đơn vị chỉ 1 – 2 xe phục vụ công tác chung, số xe công sẽ giảm khoảng 7.000 xe, ngân sách tiết kiệm được khoảng 500 tỷ đồng tiền mua xe thay thế, chưa kể chi phí vận hành”, ông Thắng khẳng định.
Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương phải rà soát và điều chuyển số ôtô từ nơi thừa cho nơi chưa đủ định mức. Số xe còn dư thừa sau điều chuyển sẽ được Bộ Tài chính bán đấu giá để sung ngân sách.
Cũng theo quy chế mới, người ra quyết định mua sắm ôtô không đúng thẩm quyền, không đúng tiêu chuẩn, định mức, chủng loại phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật.
Đối với việc quản lý, sử dụng ôtô không đúng quy định, thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Ngoài ra, theo ông Thắng, quy định mới cũng nêu rõ hơn mức khoán kinh phí, được xác định theo tháng. Đơn giá là giá bình quân của một số hãng taxi trên địa bàn.
Chẳng hạn, nếu lãnh đạo tỉnh đi taxi hay xe riêng của người thân từ nơi ở đến nơi làm việc, thay vì sử dụng xe công, sẽ được chi trả tiền tương ứng với đơn giá taxi.
Tuy nhiên, ông Thắng cho biết quy định mới cũng chỉ dừng lại ở việc khuyến khích chứ chưa thể bắt buộc các chức danh đủ điều kiện được sử dụng xe công nhận khoán kinh phí sử dụng được.
An Nhiên (Tổng hợp VnE/TTO)
Theo_Báo Đất Việt
Tin tặc dọa tấn công mạng, đòi Thủ tướng Malaysia từ chức
Một nhóm tin tặc đe dọa sẽ tiến hành tấn công mạng quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử Malaysia nhắm vào các cơ quan chính phủ nước này, nếu Thủ tướng Najib Razak không từ chức.
Thủ tướng Malaysia, Najib Razak bị áp lực từ chức - Ảnh: Reuters
Nhóm tin tặc Anonymous Malaysia, tự xưng là thành viên của tin tặc quốc tế Anonymous, hôm 11.8 vừa tung ra đoạn video đe dọa Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak, theo Free Malaysia Today.
Nhóm này dọa sẽ tiến hành cuộc chiến trên mạng vào ngày 29 và 30.8, từ 6 giờ đến 23 giờ nhắm vào các cơ quan của chính phủ như quỹ đầu tư nhà nước 1MDB, Cổng thông tin điện tử của Thủ tướng Najib, cảnh sát và 150 trang web khác.
Trong đoạn video clip kéo dài 8 phút, nhóm này tuyên bố sẽ huy động thành viên Anonymous quốc tế giúp sức cho cuộc tấn công và "hứa" đó sẽ là cuộc chiến trên mạng "hoành tráng" nhất lịch sử Malaysia.
"Mục đích của cuộc chiến này là Thủ tướng Malaysia phải từ chức và hợp tác với cơ quan điều tra chống tham nhũng", các tin tặc tuyên bố. Nhóm này cáo buộc Thủ tướng Najib tham nhũng, trù dập quan chức và phải chịu trách nhiệm trong vụ mất tích của chiếc máy bay Boeing 777, chuyến bay số hiệu MH370, của hãng Malaysia Airlines hồi năm 2014.
Tờ The Star cho hay sau tuyên bố của tin tặc, an ninh mạng được thắt chặt trên các trang web, cổng thông tin của chính phủ. Một cuộc rà soát, tìm kiếm lỗ hổng có thể có ở trang mạng, hệ thống an ninh của chính phủ, cơ quan quan trọng quốc gia được tiến hành trên quy mô cả nước. Giới chức Malaysia cho biết sẽ tổ chức một cuộc tập dợt để đối phó tấn công mạng có thể xảy ra.
Thủ tướng Najib trong thời gian gần đây đối mặt với nhiều áp lực từ trong nước liên quan đến cáo buộc tham nhũng. Cơ quan chống tham nhũng Malaysia đang điều tra một số cơ quan chính phủ, trong đó có quỹ 1MBD, được cho là đã chuyển tiền vào tài khoản riêng của Thủ tướng Najib. Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia phủ nhận mọi cáo buộc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhật Bản đề nghị Mỹ giải thích vụ NSA nghe lén Chính phủ Nhật Nhật Bản đang chờ đợi lời giải thích của Mỹ về nghi vấn liên quan đến vụ NSA nghe lén các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản. Phát biểu với báo giới ngày 3/8, nhấn mạnh, nếu những nghi ngờ đó là sự thật, sẽ là điều vô cùng đáng tiếc vì Nhật Bản và Mỹ là đồng minh...