Cách Trung Quốc cướp Biển Đông làm của riêng
Nhiều nước từ Hy Lạp cổ đại hùng mạnh đến Đế quốc Anh chỉ tìm cách thống trị các vùng biển, chẳng cố chiếm biển hay đại dương làm của riêng. Trong khi Trung Quốc đang tích cực từng bước biến biển Đông thành của riêng, theo Huffington Post.
Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các công trình quân sự, dân sự trên đảo Gạc Ma (chiếm đóng của Việt Nam từ ngày 14.3.1988). Ngoài cát (màu trắng) hút từ biển, tàu Trung Quốc còn đưa cát từ đất liền ra (màu vàng) để xây dựng. Giữa đảo tập trung nhiều máy xúc, máy ủi – Ảnh: Mai Thanh Hải
Trong lịch sử, các nước đã tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng cách hối lộ, lừa gạt, cưỡng ép và dùng vũ lực. Từ Hy Lạp cổ đại hùng mạnh đến Đế quốc Anh chỉ tìm cách thống trị các vùng biển, chẳng nước nào cố chiếm biển hay đại dương làm của riêng. Nhưng nay Trung Quốc đang tích cực làm điều đó khi từng bước biến Biển Đông thành của riêng, theo một bài báo trên Huffington Post (Mỹ) ngày 3.12.
Tác giả bài báo là ông Llewellyn King, nhà báo, người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng, tổng hợp tin tức hàng tuần và được phát sóng toàn quốc trên kênh PBS, các đài truyền hình của chính phủ Mỹ.
Theo ông King, Trung Quốc đang từng bước thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông, vùng biển quan trọng nhất, nơi nhiều quốc gia ven biển trong khu vực có tuyên bố chủ quyền.
Chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì nó muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là cách làm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Nó siết nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, như kiểu quấn chết người của con trăn
Llewellyn King
Biển Đông có tầm quan trọng được đánh giá rất cao, là một tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất; một trong những ngư trường lớn nhất; và thềm lục địa có trữ lượng lớn dầu và khí đốt. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người đều muốn một phần của nó, nhưng Trung Quốc muốn lấy tất cả.
Thời gian qua Trung Quốc đã đưa ra yêu sách chủ quyền phần lớn Biển Đông và tung ra một bản đồ gọi là đường chín đoạn (hay lưỡi bò) chiếm hầu hết Biển Đông và tất cả hòn đảo trên đó. Bản đồ đường chín đoạn này là một sự khiêu khích tốt nhất và là một kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập tồi tệ nhất.
Cơ chế đánh cắp một trong những vùng biển lớn này của Trung Quốc là kiểm soát ba quần đảo: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo Đông Sa cùng một số bãi ngầm nhỏ như Macclesfield và Scarborough.
Giữa ba quần đảo này là khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi cát và rạn san hô. Rất ít trong số này là nơi sinh sống hoặc có người bản địa. Một số bị ngập vĩnh viễn, và số khác chỉ nổi khi thủy triều thấp.
Nếu Trung Quốc có thể tuyên bố sở hữu, nước này có thể sử dụng các đảo này để mở rộng chủ quyền ra khu vực xung quanh. Đầu tiên, họ có thể tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo/bãi san hô này và cũng có thể tuyên bố tiếp một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ những cái gọi là đảo này. Và thế, Trung Quốc có thể kết nối các điểm đó lại để chiếm lấy một mảng rộng lớn của Biển Đông.
Video đang HOT
Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất, mà thật ra là xây dựng đảo nhân tạo mới, trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14.11.2014 cho thấy Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập ở quầ đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng). Ảnh ghi nhận nhiều tàu hút cát hoạt động để bồi đắp đảo nhân tạo, một khu vực bến cảng, một mạng lưới các đường ống phu cát và xây dựng – Ảnh: CNES/IHS
Hòn đảo mới này dài hơn 2 km có cả đường băng, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được sử dụng cho các hoạt động hàng không và hàng hải. Các bên có tranh chấp khác trên Biển Đông lại nghĩ khác, đặc biệt là Việt Nam. Còn Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây dựng đảo.
Trung Quốc đã âm thầm và công khai về chiến lược của mình. Một mặt Trung Quốc gia tăng giao dịch thương mại với các bên tranh chấp; và trong một số trường hợp họ đóng góp hào phóng để phát triển cơ sở hạ tầng của những nước tranh chấp, nhưng không phải phát triển trên biển Đông.
Mặt khác, trong những hành động khiêu khích trên biển, Trung Quốc rất cẩn thận trong việc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển (hải giám), chứ không dùng hải quân, khi mở rộng việc chiếm đoạt trên các quần đảo, và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ những gì gọi là đảo trên Biển Đông.
Philippines đã tìm đến toà án quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một công ước mà Quốc hội Mỹ không phê chuẩn, theo chuyên gia Barry Nolan của Diễn đàn Boston, một nhóm phân tích chính sách đã nghiên cứu cuộc khủng hoảng ở Biển Đông trong năm nay.
Nhưng Trung Quốc phủ nhận tính hợp pháp của luật pháp quốc tế về Biển Đông khi nói đó là vấn đề nội bộ.
Trung Quốc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển, chứ không dùng hải quân, để mở rộng việc chiếm đoạt trên Biển Đông. Trong ảnh: Tàu hải cảnh hộ tống giàn khoan Hải Dương – 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa tháng 5.2014 – Ảnh: Độc Lập
Theo tác giả bài báo, “Chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì nó muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là cách làm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Nó siết nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn”.
Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh vũ trang, nhưng lực lượng hải quân của Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, nước này có thừa tiền và nhân lực đủ để làm những gì nó muốn. Chính sách xoay trục châu Á của Mỹ lại thực hiện quá ít ỏi để trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc. Liệu có điều gì ngăn cản được Trung Quốc chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng, và sau đó lấy toàn bộ Biển Đông?
Các khái niệm cổ xưa về đại dương là của chung đang bị đe dọa khi con rồng Trung Quốc đang tiến đến, theo kết luận của tác giả King.
Theo Thanh Niên
Khi Philippines mời quân Mỹ tới đảo tiền tuyến trên Biển Đông
Manila hiện đang xem xét cho phép Mỹ đóng quân trên đảo Palawan, đảo được xem là ở tuyến đầu trong căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc đưa lực lượng chiếm các bãi đá ngầm mà Manila cũng tuyên bố chủ quyền.
Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough.
Khi tàu từ làng chài nhỏ Macarascas hướng ra Biển Đông, ở ngoài khơi bờ tây của đảo Palawan, chúng đi ngang qua căn cứ hải quân Vịnh Ulugan của Philippines.
Trưởng làng Jane Villarin cho biết bà lo ngại về tình trạng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi Biển Đông). Chính vì vậy mà bà không phản đối khi có một căn cứ quân sự đóng gần làng.
"Đó là bùa hộ mệnh cho chúng tôi. Chúng tôi sống ở đây, giữa Biển Đông và không khỏi lo sợ. Đó là lý do vì sao hải quân Philippines được đón chào", bà Villarin nói.
Bà cũng cho biết sẽ đón chào cả hải quân Mỹ.
Sau hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4 giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Philippines Benigno Aquino, điều đó có thể trở thành hiện thực.
"Hôm nay tôi vui mừng vì chúng ta đang bắt đầu một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước với những khởi đầu về an ninh, với thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới được ký kết vào hôm nay", ông Obama đã cho biết như vậy trong chuyến công du Philippines hồi tháng 4.
Thỏa thuận củng cố hợp tác quốc phòng EDCA đã mở cánh cửa cho lực lượng Mỹ luân phiên tới các căn cứ quân sự hiện nay của Philippines, trong đó gồm cả các cơ sở tại Vịnh Oyster, nằm bên trong căn cứ Vịnh Ulugan của Palawan.
Vịnh Oyster nằm cách quần đảo Trường Sa tranh chấp ở Biển Đông 160km. Malina cho biết quân đội Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn trên các bãi ngầm trong quần đảo này và đe dọa lực lượng hải quân Philippines.
Trung tá Ramon Zagala, sỹ quan phụ trách quan hệ công chúng của Các lực lượng vũ trang Philippines, cho biết vịnh Oyster vẫn còn chưa được phát triển hiện nay là một địa điểm hứa hẹn cho hợp tác giữa lực lượng Mỹ và Philippines.
"Mục đích chính của căn cứ này là củng cố khả năng phòng thủ theo hướng tây ở Biển Tây Philippines (Biển Đông). Vịnh Oyster là một trong những vịnh chúng tôi muốn đề xuất với Mỹ để phát triển", ông Zagala cho hay.
Ông cũng cho biết thêm nếu Washington chấp nhận lời đề nghị, Vịnh Oyster sẽ vẫn là một căn cứ quân sự của Philippines chứ không phải của người Mỹ".
Song ông cũng khẳng định phát triển cơ sở ở Vịnh Ulugan hay Oyster với sự giúp đỡ của Mỹ không nhằm khiêu khích Trung Quốc.
"Tôi cho rằng đây là quyền và trách nhiệm của Các lực lượng vũ trang Philippines nhằm bảo vệ lợi ích của chúng tôi. Họ không nên xem phát triển Vịnh Ulugan là mối đe dọa. Chúng tôi chỉ bảo vệ lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi", ông Zagala nói.
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo các nước Đông Nam Á chớ có thành lập liên minh quân sự nhằm vào một bên thứ ba. Điều này có thể được khu vực hiểu như là một thông điệp cảnh báo chớ có ngăn bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là với sự giúp đỡ của Mỹ.
Giới quan sát cho rằng EDCA chỉ càng kích động thêm Bắc Kinh.
Nhà phân tích chính trị Richard Heydarian tại Đại học Ateneo de Manila cho rằng sau khi Philippines mất Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012, chính quyền Tổng thống Aquino đã tức tốc kéo Mỹ tham gia vào tranh chấp lãnh thổ. Ông cho rằng thỏa thuận EDCA khá mơ hồ.
"Có rất nhiều khía cạnh của EDCA cho thấy Philippines đã đàm phán với thế yếu hơn", ông Heydarian nói.
Ông cho rằng thỏa thuận phải bao gồm những điều khoản như vai trò của Mỹ thực sự là gì nếu Philippines-Trung Quốc chĩa súng vào nhau và các căn cứ chung của Mỹ và Philippines, như ở Vịnh Oyster, sẽ được đầu tư như thế nào về lâu về dài và những đảm bảo môi trường sẽ được tuân thủ ra sao khi phát triển những cơ sở như vậy.
Bảo vệ môi trường cũng là mối quan tâm hàng đầu ở Palawan, nơi hầu hết nằm trong vùng bảo tồn. Vịnh Oyster có một rừng đước và nhiều loại sinh vật hoang dã. Chính vì mối lo ngại này mà hội đồng thành phố Puerto Princesa phản đối mở rộng các căn cứ Ulugan và Vịnh Oyster.
Việc phát triển cũng có thể bị dừng, do những người phản đối thỏa thuận quân sự mới giữa Mỹ-Philippines đã đệ kiến nghị lên tòa án Tối cao Philippines. Nếu thỏa thuận được tòa phán quyết là vi hiến, thì Vịnh Oyster có thể vẫn như hiện tại.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines công bố 60 bản đồ "bác" "đường lưỡi bò" của Trung Quốc Philippines ngày 11/9 đã trưng bày 60 tấm bản đồ cổ bác lại "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Philippines cho biết các tấm bản đồ cổ cho thấy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không bao gồm bãi cạn tranh chấp Scarbourogh giữa hai nước, bãi cạn được cho là có trữ lượng...