Cách Trung Quốc biến lò đốt rác lớn nhất thành điểm đến hút 100.000 khách
Từng được mệnh danh là một bến rác bẩn thỉu nhếch nhác nhưng dưới sự mạnh tay của chính quyền địa phương, từ tháng 7/2019, nơi này dần được thay da đổi thịt thành điểm du lịch thu hút 100.000 khách.
Trái ngược với nhiều người hình dung về các nhà máy xử lý chất thải hay lò đốt rác chỉ là một khu vực hôi thối với nước thải và ruồi, chuột, một khu đốt rác ở Thượng Hải đã phá vỡ khuôn mẫu này. Thậm chí nơi đây trở thành xứ sở thần tiên với nhiều loài động vật hoang dã, thu hút các cặp đôi tới chụp ảnh cưới.
Trung tâm tái chế tài nguyên Laogang ở khu vực Pudong New Area là lò đốt rác thải sinh hoạt lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà máy xử lý chất thải rắn lớn nhất Trung Quốc. Với tổng diện tích 15,3km2, trung tâm thành lập năm 1985, xử lý hơn 50% rác thải sinh hoạt ở Thượng Hải.
Cỏ roi ngựa tím nở rộ trên khắp sườn đồi khiến bất cứ du khách nào bước chân tới đây không nghĩ là đang ở nhà máy xử lý rác thải (Ảnh: Shine).
Nhưng giữa các khu vườn sinh thái ở nhà máy, du khách thậm chí thấy những đàn hươu đi dạo, cá bơi dưới sông và chim lượn trên trời. Tháng 6 hàng năm, cỏ roi ngựa tím còn nở rộ trên sườn đồi ở ngọn núi phía sau nhà máy.
“Bãi rác với diện tích 366,7ha bị đóng cửa vào năm 2009. Sau khi phục hồi, nơi này thành nhà chung của nhiều động vật hoang dã. Nhiều cây ăn trái như cam, hồng được trồng để nuôi động vật. Các nhân viên cũng được nhận phần hoa trái còn dư.
Chúng tôi tìm thấy nhiều con non mới sinh trong vườn. Cuộc sống của chúng cho thấy sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên giữa lò đốt rác này”, ông Wu Yuefeng, Phó tổng giám đốc nhà máy, cho biết.
Được biết, công cuộc cải tạo nhà máy diễn ra trong thời gian dài. Trước đó, nơi này còn được ví như bến rác bởi thói quen của những người dân địa phương mang rác thải tới đổ. Đến tháng 7/2019, địa phương yêu cầu phân loại rác để thay đổi bộ mặt toàn khu vực.
Nhiều loài động vật hoang dã tới đây sinh sống (Ảnh: Shine).
Video đang HOT
Từ năm 2021, tất cả rác thải sinh hoạt ở Thượng Hải không cần chôn lấp hoặc chất đống cao. Nhiều chất thải có thể tái sử dụng dựa trên các phân loại khác nhau.
Hiện nhà máy bắt đầu xây dựng giai đoạn thứ 3 của dự án tái chế năng lượng sinh học, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2025. Khi giai đoạn 3 hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành cơ sở tái chế năng lượng sinh học lớn nhất thế giới, xử lý 4.500 tấn chất thải ướt mỗi ngày. Hiện tổng công suất là 2.500 tấn/ngày.
Cùng với đó, một số công viên, vườn cây được xây dựng trong nhà máy với tỷ lệ che phủ xanh lên tới 50%. Tháng 10/2023, trung tâm xử lý rác thải Laogang trở thành một trong số 69 cơ sở trình diễn du lịch công nghiệp quốc gia được Bộ văn hóa và du lịch Trung Quốc lựa chọn để giới thiệu với du khách. Đây cũng là cơ sở duy nhất ở Thượng Hải.
Các khu vực của nhà máy đến nay mở cửa đón học sinh và khách tới tham quan. Ví dụ như phòng triển lãm xử lý chất thải hiện đón hơn 100.000 khách tham quan, tìm hiểu.
“Chúng tôi đang liên kết với các công ty lữ hành địa phương, đưa khách tới tìm hiểu quy trình xử lý rác thải và cách phân loại rác đạt chuẩn. Tất cả cùng chung tay hành động vì môi trường”, ông Chu Yuele, giám đốc bộ phận quản lý nhà máy, chia sẻ.
Điểm mặt những giao lộ như mê cung, khiến GPS cũng phải 'lú' ở Trung Quốc
Được hình thành từ nhiều tầng cầu vượt, những giao lộ bề thế này góp phần cho thấy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, đi qua chúng không phải điều dễ dàng bởi sai một ly là đi... nhiều dặm.
Nằm ở quận Nan'an, thuộc Trùng Khánh, Trung Quốc, nút giao này là gặp gỡ của hàng loạt tuyến đường huyết mạch. Bất cứ đi từ hướng nào, một người có thể đi theo 8 hướng khác nhau. Chính vì thế, một sai lầm có thể khiến quãng đường dài thêm rất nhiều cây số.
Một nút giao khác ở Thượng Hải được quan sát từ trên cao. Ánh sáng từ đèn điện khiến nó trở thành một kỳ quan kỳ vĩ giữa đêm khuya của thành phố.
Một góc nhìn khác từ nút giao ở Thượng Hải.
Được gọi là Nút giao đường Đông Diên An, công trình này chẳng khác gì một công trình nghệ thuật khổng lồ ở Thượng Hải.
Những nút giao như mắc cửi giữa không trung.
Đường dẫn lên cầu Nanpu ở Thượng Hải.
Toàn cảnh cây cầu Nanpu.
Cầu nối liền Quảng Châu và Đông Quang, 2 thành phố lớn trong khu vực.
Nút giao giữa đường cao tốc Quý Dương - Hoàng Bình ở tây nam Trung Quốc.
Cầu vượt Guiyang Qianchun ở tỉnh Quý Châu. Đây là công trình cầu vượt có mức độ phức tạp nhất ở địa phương này.
Độc đảo thành phố quy hoạch theo hình 'bát quái' ở Trung Quốc Được quy hoạch theo cấu trúc hình bát quái vô cùng độc đáo, hạt Tekesi ở khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) đã khiến đèn giao thông trở nên lỗi thời. Hạt Tekesi lung linh vào ban đêm được chụp từ trên cao. Ảnh: O.C Theo trang Oddity Central (Anh), "bát quái" là khái niệm phức tạp của vũ trụ học Đạo...