Cách “trừ khử” 7 vấn đề thường gặp nhất về sức khỏe
Mệt mỏi, hơi thở có mùi, chướng bụng và đầy hơi, thất tình, say tàu, xe… Xử lý những vấn đề này tạm thời và lâu dài bằng cách nào?
Mệt mỏi
Giải pháp tạm thời: Nhắm mắt lại và đặt hai tay lên bụng để cảm nhận bụng đang phồng lên, xẹp xuống khi bạn thở ra, hít vào thông qua đường mũi, với mỗi lần thở ra, hít vào kéo dài 5 giây. Việc hít thở từ từ này sẽ giúp phá vỡ chu trình của stress và căng thẳng vốn gây ra sự mệt mỏi.
Giải pháp lâu dài: Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ mệt mỏi là chứng thiếu máu, thường là do thiếu sắt trong thời kỳ kinh nguyệt. Hãy hấp thụ 18 miligram sắt mỗi ngày từ thịt nạc và rau xanh.
Hơi thở có mùi
Giải pháp tạm thời: Nếu không có kẹo cao su bạc hà, bạn hãy khắc phục tình trạng hơi thở có mùi bằng cách úp thìa lên mặt lưỡi rồi cạo từ phía trong ra ngoài. Cách này sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hôi miệng mà trú ngụ trên bề mặt lưỡi…
Giải pháp lâu dài: Bên cạnh việc đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa, bạn hãy uống đủ nước bởi vi khuẩn miệng phát triển tốt nhất trong môi trường khô ráo.
Lở miệng
Giải pháp tạm thời: Thoa sáp chống nẻ. Độ ẩm sẽ giúp xoa dịu cơn đau.
Video đang HOT
Giải pháp lâu dài: Đừng để miệng tiếp xúc với bất kỳ thứ gì quá nóng hoặc quá lạnh bởi điều đó chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ. Hãy dùng khăn quàng che cổ, tai và đội mũ khi đi biển.
Chướng bụng và đầy hơi
Giải pháp tạm thời: Ngồi quá lâu có thể khiến các bọt khí bị tắc lại trong bụng và đường tiêu hóa. Do đó, bạn nên chịu khó di chuyển và vận động (đặc biệt là tập aerobic) để đẩy các túi khí ra bên ngoài.
Giải pháp lâu dài: Soda và đỗ là những thủ phạm chính. Hãy hạn chế hai loại thực phẩm này. Ngoài ra, cần kiểm soát bất kỳ thực phẩm và đồ uống nào có thể khiến bạn đầy hơi, chướng bụng.
Thất tình
Giải pháp tạm thời: Hãy gọi điện cho bạn thân. Theo một nghiên cứu, tâm sự với những người bạn tin tưởng có thể làm tăng lượng progesterone, loại hormone đóng vai trò trong việc làm giảm lo lắng.
Giải pháp lâu dài: Dành 20 phút/ngày để viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Những người thường xuyên ghi chép về các trải nghiệm đau buồn có thể ngăn ngừa trầm cảm tốt hơn.
Lo lắng
Giải pháp tạm thời: Hát hò và nghe nhạc có thể làm giảm hoạt động ở những vùng nhất định trong não mà lần lượt khiến cho tuyến đờm và tuyến nội tiết sản sinh ra ít hocmon gây stress hơn.
Giải pháp lâu dài: Thường xuyên tập thể dục. Theo nghiên cứu của trường Đại học Vermont ở Burlington, những người tập thể dục 20 phút sẽ có tâm trạng tốt trong 12 giờ tới.
Say tàu, xe
Giải pháp tạm thời: Bị nôn mửa khi di chuyển bằng xe cộ xảy ra khi mắt và tai trong của bạn gửi những tín hiệu khác nhau đến não. Chẳng hạn, nếu bạn đang ngồi ghế sau của xe, tai trong của bạn có thể cảm nhận khi bạn đang vòng quanh một khúc cua nhưng mắt lại chỉ thấy mặt sau của ghế trước.
Thông tin không thống nhất này sẽ khiến não bị mất phương hướng, gây ra nôn mửa, chóng mặt. Để mắt và tai “hòa nhịp”, bạn hãy ngồi sao cho có thể nhìn thấy đường chân trời.
Giải pháp lâu dài: Trước khi lên xe, hãy ăn thực phẩm nhiều protein. Protein có thể ngăn ngừa nôn mửa tốt hơn cacbonhydrat.
Thụy Vân
(Tổng hợp theo SL)
Theo PLXH
Bệnh răng miệng và những cảnh báo về sức khỏe
Những vấn đề bất ổn thường gặp khi chăm sóc răng như: lợi sưng và đỏ hơn bình thường, răng bị ê buốt, chân răng chảy máu... là tín hiệu báo trước những "rắc rối" về sức khỏe của bạn.
Những vấn đề bất ổn thường gặp khi chăm róc răng như: lợi sưng và đỏ hơn bình thường, răng bị ê buốt, chân răng chảy máu... không chỉ là dấu hiệu cho thấy hàm răng của bạn đang "có vấn đề" mà đôi khi, đó còn là tín hiệu báo trước những "rắc rối" về sức khỏe bạn có thể gặp phải.
1. Viêm lợi: "báo động đỏ"
Lợi bị đỏ và sưng phồng là tín hiệu báo động khẩn cấp cho những căn bệnh khác nghiêm trọng hơn. Đó là dấu hiệu của sự viêm nhiễm và có thể quá trình viêm nhiễm này sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể. Nếu bị viêm lợi thường xuyên thì nguy cơ bị đau tim, mắc các bệnh tim mạch, Alzheimer và sinh non sẽ cao hơn bình thường.
Khi lợi thấy hơi thở có mùi, lợi bị chảy máu hay có mủ, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra ngay. Nha sĩ sẽ làm sạch răng và giải quyết vấn đề viêm nhiễm bằng cách đặt thuốc kháng sinh cục bộ vào những kẽ hở ở lợi tại những nơi bị sưng.
2. Vôi răng
Nếu răng xuất hiện nhiều mảng bám, cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh và nhiều hơn. Kết quả là lợi bị đỏ, sưng và đau. Chính vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải các bệnh về răng miệng, do lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
3. Hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi hôi cũng liên quan đến nhiều vấn đề như bệnh về lợi, sâu răng hay ung thư miệng. Thậm chí trên thực tế chúng còn có thể là tín hiệu báo động cho những căn bệnh nguy hiểm như bệnh về gan, thận, HIV, tiểu đường hay viêm xoang.
4. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng đôi khi xuất phát từ việc thiếu máu, thiếu vitamin K hoặc C, hay do sự thay đổi hóc môn. Việc chảy máu liên tiếp rõ ràng là một dấu hiệu bất ổn cần phải được kiểm tra. Các nha sĩ sẽ buộc bạn phải đi xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân có liên quan đến các căn bệnh như bạch cầu, tiểu đường, tim mạch, những vấn đề của hệ hô hấp hay suy dinh dưỡng.
Một cuộc nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ cho thấy việc bị sưng phồng và chảy máu ở lợi có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một lần nữa cần lưu ý: lợi đỏ (hơn mức bình thường) là "báo động đỏ" cho sức khỏe của bạn..
Những thói quen tốt giúp ngăn ngừa các bệnh về răng, lợi:
Như bất kỳ căn bệnh nào, bí quyết để phòng tránh các bệnh về răng, lợi chính là ý thức phòng ngừa của mỗi người. Để lợi luôn khỏe mạnh và tránh được các căn bệnh nguy hiểm khác, điều quan trọng nhất là phải khám răng định kỳ. Các bác sĩ khuyên nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần, ngay cả khi bạn thấy mọi chuyện vẫn bình thường. Nha sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất ổn vì lợi được xem là tín hiệu báo trước những vấn đề về sức khỏe.
Dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên cũng là cách cần thiết để giữ sạch răng miệng.
Theo Phụ nữ