Cách trồng và chăm sóc cây mật gấu đơn giản, hiệu quả
Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng hoặc cây mã hồ, là loại cây có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng hoặc cây mã hồ, là loại cây có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vậy cách trồng và chăm sóc loại cây đem lại nhiều lợi ích này như thế nào. Hãy cùng tham khảo qua bài viết ngay sau đây.
Cây mật gấu
Bạn có thể dùng bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc một mảnh đất trống trong vườn để trồng loại cây này. Chú ý: Khi trồng bạn nhớ đục lỗ ở đáy khay để làm chỗ thoát nước cho cây.
Đất trồng cây mật gấu:
Vì mật gấu là loại cây ưa ẩm và sẽ phát triển tốt ở những vùng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, vì thế bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phần trùn quế, vỏ xấu, xơ dừa… để trồng cây.
Tốt nhất nên bón lót đất với vôi rồi phơi ải trong 7 – 10 ngày trước khi trồng để xử lý hết các mầm bệnh có trong đất.
Cách chọn giống và trồng cây mật gấu:
Cây mật gấu thường được nhân giống bằng hạt hom. Lưu ý, bạn cần chọn những cành mật gấu khoẻ mạnh, tươi tốt và không có sâu bệnh để làm giống trồng cây. Cành cây phải có tuổi thọ từ một năm trở lên và có chu vi khoảng 4 -6 cm.
Bạn nên cắt cây mật gấu vào những ngày thời tiết râm mát, vào buổi sáng sớm. Khi cắt hom, cành cần có độ dài từ 7 – 10 cm và phải có từ 2-4 lá.
Hôm sau khi cắt xong cần được đem đi giâm ngay, muốn đảm bảo hom sẽ phát triển, hãy tiến hành nhúng đầu hom vào dung dịch kích thích mọc rễ như IBA rồi mới đem đi giâm. Lưu ý: Luôn tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây mật gấu:
Thường xuyên tưới nước cho cây mật gấu vào mùa khô để cây luôn phát triển khoẻ. Vào mùa mưa, bạn nên chú ý vấn đề thoát nước để tránh tình trạng cây bị thối do ngập, úng nước.
Ngoài ra, chăm sóc cây mật gấu cũng phải thường xuyên làm cỏ và vun xới đều đặn cho cây.
Sau khi ươm cành khoảng 15 ngày, bạn nên tiến hành bón lót đợt 1 cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế và cứ cách 20 ngày lại bón 1 đợt cho cây.
Thu hoạch:
Tuỳ vào điều kiện chăm sóc, cây mật gấu sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên sau 1-2 tháng sau khi trồng.
2. Tác dụng của cây mật gấu
Cây mật gấu có thể chữa được rất nhiều bệnh.
Cây mật gấu có rất nhiều tác dụng đáng kinh ngạc, vì thế đây là loại cây rất được ưa chuộng trồng tại nhà nhằm tiện lợi cho việc chữa bệnh.
Bộ phận thường dùng làm thuốc của cây mật gấu thường là thân cây và lá cây. Cây mật gấu có tính bình và lá cây có vị đắng. Tuy nhiên cây mật gấu không chứa độc tố, nên không gây nguy hiểm cho động vật.
Một số tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu bao gồm:
Giải độc;
Tiêu viêm;
Hạ sốt;
Kích thích sinh sản Estrogen, duy trì Estrogen;
Giảm cholesterol xấu trong máu;
Lợi sữa cho phụ nữ hậu sản;
Chống lão hóa;
Kháng viêm;
Điều hòa đường huyết;
Tốt cho gan và thận.
Ngoài ra, cây mật gấu có thể điều trị một số chứng bệnh bao gồm:
Chữa chứng tả lị;
Diệt trừ giun sán;
Chữa bệnh sốt rét;
Chữa chứng đau họng;
Điều trị rối loạn tiêu hóa;
Điều trị ho, ho có đờm;
Điều trị đau nhức xương khớp;
Chữa cảm sốt;
Chữa cảm lạnh;
Chữa táo bón.
Công thức làm giá đỗ của ông bố 4 con
Cả trăm người đã làm giá thành công theo cách của anh Nguyễn Văn Huynh, ở quận 12, TP HCM. Giá lên mập, đều, trắng muốt, đặc biệt không có rễ, không dính vỏ.
Sinh trưởng ở một làng quê Bắc Bộ, có người mẹ ủ giá đỗ ăn, anh Nguyễn Văn Huynh, 48 tuổi, đã mang công thức của mẹ vào bữa ăn hàng ngày, dù là bôn ba Đông Âu lập nghiệp hay gần đây về TP HCM ổn định cuộc sống.
Chuẩn bị:
0,5 kg đỗ xanh, một thùng xốp kích thước 0,5 m x 0,6 cm, cát sạch, một chậu, 2 tấm vải trắng loại 1 x 1,6 m (không dùng vải màu), 2 khăn xô tắm bé sơ sinh (các dụng cụ này sau khi sử dụng có thể vệ sinh để tái sử dụng nhiều lần).
Cách làm:
- Bước 1: Ngâm đỗ xanh với nước ấm (tỷ lệ 8 lạnh 2 nóng) từ 4 đến 5 tiếng. Chỉ cần mua đỗ xanh thông thường, giá khoảng 40 nghìn/kg.
- Bước 2: Đục 4-8 lỗ ở đáy thùng xốp và 4-8 lỗ xung quanh các cạnh thùng sao cho cách đáy thùng khoảng 5 cm (các lỗ này có tác dụng thoát nước thừa).
- Bước 3: Trải một tấm vải trắng xuống đáy thùng xốp cho cân đối, rồi đổ 3 đến 5 cm cát lên, cán phẳng. Gấp phần vải thừa lại, sao cho phẳng nhất có thể. Mục đích cho cát là để giữ ẩm ổn định và kích thích cây giá đỗ phát triển từ từ để tích tụ dưỡng chất tối đa. Còn việc gấp vải phẳng để ngăn không cho cát lên trên và tạo mặt phẳng để hạt đỗ xanh được dàn đều.
- Bước 4: Trải một tấm khăn xô lên trên lớp cát đã được phủ vải trắng. Sau đó trải đỗ xanh đã ngâm nước ấm cho thật đồng đều. Mục đích trải khăn vải màn là để cây giá đỗ bám vào, tránh cắm xuống cát.
- Bước 5: Tiếp tục trải khăn vải xô còn lại lên trên lớp đỗ xanh. Mục đích khăn này cũng tương tự khăn trên.
Bước 6: Trải tiếp tấm vải trắng còn lại và cho tiếp lớp cát dày từ 3 đến 5 cm, cán phẳng, gấp gọn lại như lần đầu.
Bước 7: Tưới nước vừa đủ lên trên bề mặt. Việc này duy trì một đến 2 lần/ngày cho đến khi thu hoạch giá đỗ.
Bước 8: Đậy nắp thùng, đục một lỗ nhỏ trên mặt nắp để bảo đảm giá đỗ không bị thiếu oxy khi phát triển. Để thùng nơi thoáng mát.
Video thu hoạch giá đỗ. Với 3 lạng đỗ, anh Huynh có thể thu hoạch được 4 kg giá.
Giá đỗ có thể thu hoạch sau 3 đến 4 ngày tùy theo nhu cầu sử dụng. Làm theo cách này giá đỗ rất mập, gần như không có rễ và tỷ lệ mọc mầm gần như 100%. Do giá mập cho nên vỏ đỗ không thể bám mà tự bung ra.
Theo anh Huynh, có nhiều phương pháp trồng giá đỗ. Song trồng đúng kỹ thuật để bảo đảm vệ sinh, năng suất, chuẩn giá đỗ ngon thì không phải ai cũng biết. Chỉ cần mọc thêm một chút lá, rễ, hoặc bị ngậm thừa/thiếu nước đều kém chất lượng và ăn sẽ tanh, cứng. Nhiều năm nay anh Huynh chỉ làm giá dựa trên những nguyên tắc của người làng xưa, dù dụng cụ có thay đổi.
Khi anh Huynh chia sẻ công thức lên Facebook cá nhân, đã có cả nghìn lượt thích. "Cả trăm người nhắn tin cảm ơn tôi vì chỉ cho họ cách ủ giá thành công ngoài mong đợi", anh Huynh chia sẻ.
Tuần nào gia đình anh Huynh cũng làm một lần cỡ 3 lạng đỗ, cho thu hoạch khoảng 4 kg giá. Ngoài xào nấu, anh còn muối dưa giá - món được gia đình anh hay gọi là "món ăn cung đình nơi dân dã".
Cách trồng cây chùm ngây bằng cành, hạt trong chậu xanh tốt Cây chùm ngây không chỉ là dược liệu quý giá có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Nó còn là loại rau giàu dinh dưỡng có thể ăn được giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Hãy tìm hiểu cách trồng cây chùm ngây tại nhà ngay sau đây. Cây chùm ngây là loài cây thảo dược tự nhiên, có tên khoa...