Cách trồng dưa hấu trong chậu cực đơn giản
Kỹ thuật trồng dưa hấu trong chậu sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà cây vẫn có đủ điều kiện để cho ra trái mát ngọt.
Dưa hấu là loại trái cây phổ biến vào mùa hè nóng bức, không chỉ có công dụng giải khát, trị nhiệt mà dưa hấu còn đặc biệt tốt cho cơ thể với nhiều lợi ích quý giá.
Kỹ thuật trồng dưa hấu sau đây sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể trồng dưa hấu trong chậu trên ban công dưới dạng “ vườn treo” dựng đứng nhé! Cực kỳ tiết kiệm diện tích, cho quả ngon ngọt mà lại đẹp mắt và độc đáo.
Chuẩn bị
Hạt giống dưa hấu phải phơi dưới nắng nhẹ khoảng 2-3 tiếng. Sau đó ngâm trong nước ấm (pha 2 sôi, 3 lạnh) trong 10-12 giờ. Vớt ra rửa sạch, ủ trong khăn ấm ở mức nhiệt 28-30 độ C trong vòng khoảng 2 ngày để hạt nứt nanh.
Đất trồng
Đất cát và đất phèn phù hợp cho việc trồng dưa hấu. PH đất lý tưởng khoảng 6 – 6,8. Đất có độ mùn cao thì cây sẽ phát triển rễ nhanh và thu hoạch sớm hơn. Tránh đất nhỏ và đất sét. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm chỉ bón thêm phân để cải thiện kết cấu đất và cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.
Chậu trồng
Để trồng dưa hấu trong chậu thành công và thu hoạch được trái to, bạn phải chọn chậu trồng đủ lớn, chứa được nhiều đất giúp cây phát triển mạnh. Loại quả này lớn rất nhanh và cần nhiều nước, vì vậy bạn cần chậu to với thể tích 18 lít và lỗ thoát nước phía dưới. Đổ đầy đất trồng tơi xốp và nhiều dinh dưỡng vào trong chậu.
Không gian
Dưa hấu là loại cây ưa nắng, thích hợp trồng ở ban công, vườn mái hoặc trên vách tường nhà cũng là lựa chọn không tồi. Nhưng nhất thiết không gian phải có độ cao tối thiểu khoảng hơn 1 mét đảm bảo để cây phát triển, sinh sôi.
Hướng dẫn cách trồng dưa hấu
Gieo hạt trực tiếp xuống đất ẩm, sâu khoảng 1 đốt ngón tay. Bạn có thể lựa chọn gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc ươm vào bầu đất cho đến khi cây ra 2-3 lá thật thì có thể cho vào chậu trồng.
Nếu muốn hạt nẩy mầm nhanh, bạn có thể ủ chúng trước khi gieo. Phơi hạt giống dưa ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hột trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh khoảng 2 – 3 giờ. Rửa sạch nhớt, dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36 – 48 giờ hạt sẽ nhú mầm.
Lúc đó, đem hạt gieo trực tiếp vào chậu trồng hoặc bầu đất. Tuy nhiên tốt hơn là ươm hạt giống trong ly nhỏ, sau 7 – 10 ngày chuyển cây con vào chậu trồng, cây sẽ khỏe và sinh trưởng mạnh.
Khi chuyển cây con từ bầu ươm ra ngoài trồng, cần phải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương bộ rễ. Đào hốc sâu 5 – 7cm, rộng 10cm, bón phân lót, đất mịn, lớp tro trấu và trồng cây non.
Khoảng 10 ngày đầu tiên, che nắng cho cây con và tưới nước bằng vòi phun nhẹ vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Chăm sóc
Video đang HOT
Nước
Dưa hấu đòi hỏi nhiều nước. Bạn cần tưới nước đều 2 lần 1 ngày, tuy nhiên chú ý lượng nước tưới để không đọng nước dưới chậu bởi cây dưa hấu không chịu được nước đọng
Một khi trái cây bắt đầu hình thành, bạn giảm lượng nước tưới. Trong giai đoạn này, tưới nước cần cẩn thận và vừa phải.
Phân bón
Bổ sung các loại phân trùn quế vào thời gian đầu cho cây phát triển, lúc đậu hoa và ra trái nên mua phân hữu cơ có thêm các thành phần trung và vi lượng để giúp hoa đậu nhiều hơn và quả được to, ngon, ngọt hơn.
Cụ thể, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Bón gốc phân lân 3 lần: khi bắt đầu trồng; 25 ngày sau khi trồng; và 50 ngày sau khi trồng.
- Bón thúc: Phân bón sinh học rất có hiệu quả trên cây dưa hấu, có thể sử dụng các loại như: Super hume, Super NPK 10-8-8, Super NPK 6-14-6, Super NPK 3-18-18, Micro Boost…để thay thế phân bón hóa học cho các lần bón thúc.
Tỉa nhánh: Trên mỗi dây dưa chỉ để 1 dây chính và 2 dây chèo. Tỉa bỏ sớm các dây nhánh khác.
Thụ phấn: Khi cây vươn dài khoảng 60 – 90cm thì bắt đầu trổ hoa. Dùng hoa đực úp vào nuốm của hoa cái để bảo đảm chắc chắn cho sự thụ phấn. Vì trái rất nặng nên khi trái đạt đường kính khoảng 10cm, bạn nên làm giá đỡ để tránh gãy cành.
Thu hoạch
Thông thường, bạn có thể thu hoạch khoảng từ 80-90 ngày sau khi gieo hạt và giữa 30 đến 50 ngày sau khi ra hoa. Sự ra hoa và trái tiếp tục kéo dài vài tuần cho đến khi thời tiết vẫn thuận lợi và bạn sẽ thu hoạch được nhiều lần.
Quả khi đã chín không có đặc điểm đặc biệt. Để xem trái cây đã chín chưa, bạn nên gõ ngón tay lên bề mặt của dưa hấu. Nếu bạn nghe thấy tiếng “bộp bộp”, điều đó có nghĩa là quả đã chín.
Theo www.phunutoday.vn
Cách trồng dưa hấu, dưa lê và dưa lưới sai trĩu trịt trên ban công
Không cần phải có vườn rộng, chỉ cần một thùng xốp các tông bạn vẫn có thể trồng dưa hấu, dưa lưới và dưa lê tại nhà.
1. Dưa hấu
Đất trồng
Bạn chọn loại đất có nhiều mùn thì cây dưa hấu sẽ phát triển tốt nhất và cho quả nhiều nhất. Nên thêm vào trấu tươi để tăng độ tơi xốp cho đất. Sau khi chọn đúng loại đất thì đổ hết vào chậu trồng.
Chậu trồng
Để trồng dưa hấu thành công, điều đầu tiên cần nắm vững là lựa chọn chậu trồng đủ lớn cho dưa hấu phát triển mạnh.
Loại quả này lớn rất nhanh và cần nhiều nước, vì vậy bạn cần chậu to với thể tích 18 lít và lỗ thoát nước phía dưới.
Gieo hạt
Gieo hạt trực tiếp xuống đất ẩm, sâu khoảng 1 đốt ngón tay. Bạn có thể lựa chọn gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc ươm vào bầu đất cho đến khi cây ra 2-3 lá thật thì đem trồng vào chậu.
Bón phân
Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất trái dưa. Để dưa hấu có năng suất và phẩm chất cao cần chú ý đến thời kỳ bón phân và số lượng phân bón một cách cân đối hợp lý. Tùy vào độ màu mỡ của đất mà lượng phân bón khác nhau.
Làm giàn
Sau một tháng, dàn dưa hấu bắt đầu leo giàn. Lưới mắt cá hỗ trợ cho khung xương của cây dưa hấu đua lên trên và ra hai bên. Khi cây vươn dài khoảng 60 - 90 cm thì bắt đầu trổ hoa.
Chỉ trong vòng nửa tháng, cây dưa hấu đã đậu trái và phát triển. Vì trái rất nặng nên khi trái đạt đường kính khoảng 10cm, bạn nên làm giá đỡ để tránh gãy cành.
Nên thụ phấn cho hoa bằng tay để tỉ lệ đậu quả cao hơn là nhờ phương pháp tự nhiên. Chỉ trong vòng nửa tháng, cây dưa hấu đã đậu trái và phát triển. Vì trái rất nặng nên khi trái đạt đường kính khoảng 10cm, bạn nên làm giá đỡ để tránh gãy cành.
Thu hoạch
Chọn những quả to, già nhất thu hoạch trước. Trong quá trình quả phát triển thỉnh thoảng trở bề để quả đẹp và màu vỏ quả xanh đều.
Chỉ để quả đứng khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch.
2. Dưa lê
Đất trồng dưa lê
Trồng dưa lê cần đất tơi xốp thoát nước, nên bạn dùng loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa, đất trộn trấu là thích hợp nhất vì loại đất này vừa thoát nước vừa giữ được nhiệt độ của đất điều hoà, thúc đẩy quá trình phát triển của dưa lê, làm cho dưa lê mau có quả, cho quả có màu sắc hương vị ngon nhất.
Chậu trồng
Bạn chọn chậu kích thước đường kính> 60cm, sâu> 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp.Bạn chọn chậu kích thước đường kính> 60cm, sâu> 40cm, mỗi chậu trồng 1-2 cây là phù hợp. Nếu trồng thùng xốp to thì có thể trồng 2-3 cây/thùng. Lưu ý, phải đục những lỗ thủng nhỏ đáy thùng để thoát nước, tránh dưa bị thối rễ.
Gieo hạt
Ươm hạt dưa lê rất đơn giản, bạn chỉ cần cho hạt vào bầu, đầu nhọn xuống dưới, tưới đẫm nước để vào chỗ mát 1-2 hôm nảy mầm, không cần tưới nhiều hạt sẽ úng không nảy mầm được. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh. Khi cây có lá thật thì mang trồng vào thùng, chậu.
Bón phân cho dưa lê
Khi cây có 4-5 lá và giai đoạn quả to sắp thu hoạch bạn bón thêm kali, đạm. Để tăng khả năng kháng bệnh có thể phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Thu hoạch
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày.Từ lúc gieo hạt tới lúc thu hoạch khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Quả dưa lê khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm, nếu quả còn mầu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.
3. Dưa lưới
Đất trồng
Đất trồng dưa phải tơi xốp. Gia đình có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được.Thùng xốpVới những thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 - 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.
Ánh sáng
Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.
Gieo hạt
Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát.Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm. Đất ươm hạt thường trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.
Làm giàn
Quan sát thấy khi cây dưa lưới phát triển được 4-5 lá. Có thể đóng cọc cho cây leo lên hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào hàng rào ban công để cây đưa lưới có thể bám vào phát triển tốt. Còn nếu bạn muốn trồng lâu dài thì đầu tư hẵn một giàn leo bằng lưới sắt đảm bảo cho cây phát triển cực mạnh, ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.
Thu hoạch dưa
Sau khoảng 3 tháng từ khi gieo trồng cây dưa lưới sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Sau khi thu hoạch dưa lưới cần để nơi thoáng mát khô ráo, bảo quản dưa lưới thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.
Theo www.phunutoday.vn
2 cách trồng dưa chuột ngoài ban công cho quả sai trĩu trịt suốt mùa Nếu nhà bạn không có vườn rộng thì cũng đừng lo, với hai cách trồng dưa chuột ngoài ban công này, bạn và gia đình vẫn có dưa ngon, sạch để thưởng thức đó! 2 cách trồng dưa chuột trên ban công sai quả Cách 1: Trồng cây trực tiếp từ hạt giống Chọn hạt giống: Bạn có thể dễ dàng mua gói...