Cách trồng cây ngọc bích đơn giản, không chăm sóc cây vẫn đẹp như tranh
Cây ngọc bích vốn là biểu tượng của tiền tài, may mắn và phúc lộc nên được nhiều người lựa chọn để “ làm đẹp” cho không gian nhà mình.
Cây ngọc bích tuy phát triển chậm nhưng lại mang sức sống mạnh mẽ, kiên cường nên được xếp vào những giống cây dễ trồng và chăm sóc. Chính vì thế chúng rất phù hợp những người có công việc bận rộn, ít thời gian chăm sóc nhưng vẫn muốn có một khoảng xanh trên bàn làm việc hoặc trong ngôi nhà của mình.
1. Đặc điểm của cây ngọc bích
Cây ngọc bích hay còn được biết đến với cái tên cây thạch bích, cây phỉ thúy, cây may mắn là loại cây có nguồn gốc từ Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là loại cây có dạng thân thảo nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 50cm.
Cây ngọc bích có bộ thân mọc từ gốc, được phân thành nhiều nhánh, tỏa tròn ra bốn phía, sống trong bóng râm, phát triển chậm nhưng rất mạnh mẽ. Khi còn non, thân cây có màu xanh bóng và sẽ chuyển sang màu nâu khi về già. Điểm khiến nhiều người chú ý đến cây chính là phần lá đơn mang màu xanh ngọc bích, đối xứng, mọng nước của chúng.
Ngọc bích thường ra hoa vào khoảng thời gian cuối thu đầu đông, lúc thời tiết chuyển sang giai đoạn khô lạnh. Hoa ngọc bích mọc thành chùm, các chùm tập trung thành các cụm ở đầu các nhành. Hoa có 5 cánh màu hồng nhạt hoặc trắng với hương thơm nhè nhẹ, thoang thoảng.
2. Công dụng và ý nghĩa của cây ngọc bích
Do hình dáng nhỏ nhắn cộng với vẻ ngoài đẹp, chịu được bóng râm, có thể sống tốt trong nhà với ánh đèn huỳnh quang nên cây được áp dụng trong việc trang trí bàn làm việc cũng như cải thiện bầu không khí trong sạch hơn. Màu xanh mát của lá tạo sự dễ chịu, thoải mái cho người trồng đồng thời giúp giảm căng thẳng sau những ngày làm việc vất vả, hút bớt năng lượng xấu từ máy tính hoặc thiết bị điện tử.
Thuộc giống cây thân thảo mềm và dễ uốn nên cây ngọc bích được chọn để trồng làm cây bonsai cổ rất đẹp và có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh công dụng làm cảnh cây ngọc bích cũng được giới phong thủy đánh giá cao về ý nghĩa. Cây tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, phát đạt giúp gia chủ thành công trong sự nghiệp. Nếu được bài trí đúng hướng với gia chủ thì sẽ cực kì tốt giúp kéo tài vận đến gần hơn với gia đình đó.
3. Cây ngọc bích hợp tuổi nào?
Sở hữu màu xanh lá mát mắt cộng với viền đỏ của lá nên cây rất hợp với người mệnh Mộc. Những người mệnh này nên đặt cây ở hướng Đông Nam để phát huy tối đa công dụng cũng như ý nghĩa phong thủy mà cây mang lại. Lưu ý tránh chọn những chậu cây trắng vì màu này thuộc hành Kim, khắc chế với hành Mộc, không tốt chút nào.
Để trồng ngọc bích, nhiều người thường sử dụng phương pháp chiết cây con từ lá của cây mẹ để giâm xuống đất cho mọc thành cây mới. Khi trồng, bạn nên chọn những cây có lá già và cứng để cây không bị héo úa rồi vùi chúng xuống đất ẩm khoảng 1cm và duy trì độ ẩm. Khoảng 1 tuần sau, cây con sẽ mọc lên cây mới và bạn có thể đánh sang chậu mới trồng và chăm sóc từ đầu.
5. Cách chăm sóc cây ngọc bích
Video đang HOT
- Đất: Đất trồng cây ngọc bích nên là loại đất màu mỡ và tơi xốp thoát nước tốt. Tránh sử dụng loại đất bị nhiễm mặn sẽ không thích hợp để cây ngọc bích sống và phát triển. Ngoài ra bạn có thể phối trộn thêm một ít trấu và xơ dừa sẽ giúp cây hấp thu được tốt hơn.
- Ánh sáng: Nên để cây trong nhà thoáng mát, cường độ ánh sáng cao và nơi có nhiệt độ ban đêm thấp. Do đó, vị trí đặt gần cửa sổ hoặc nơi có nguồn sáng nhân tạo như dưới bóng đèn huỳnh quang sẽ là môi trường lý tưởng giúp cây mau lớn.
- Nước: Chế độ nước của cây ngọc bích thuộc mức thấp vì cây có lá mọng giữ nước. Vì vậy, chỉ cần tưới nhẹ trên lá và tuần tưới 2-3 lần là đủ, tránh tưới nhiều làm cây bị úng và chết.
- Cắt tỉa: Khi phát hiện cây có những cành già, héo úa, bạn hãy tiến hành cắt tỉa và tạo tán cho cây giúp cây thông thoáng và có dáng đẹp hơn đồng thời góp phần giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Cách biến củ khoai lang thành bonsai cực dễ, làm đẹp nhà ấn tượng mà khi buồn thì vặt ra nấu luôn
Có nhiều người chưa biết cách chăm và trồng nên "thành quả" là củ khoai bị hỏng không như mong đợi. Bạn có thể tham khảo bí quyết đơn giản, cách làm không thể dễ dàng hơn trong bài viết này để làm đẹp cho ngôi nhà bằng cây khoai lang bonsai siêu ấn tượng.
Trồng khoai lang tạo dáng bonsai hay khoai từ củ để bàn đều mang đến vẻ đẹp lạ mắt, tưới mới cho không gian sống của bạn.
Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, những mầm xanh mọc lên từ củ khoai vỏ xù xì sẽ giúp bạn quên đi cảm giác bức bối để tận hưởng cuộc sống dễ chịu, trong lành, sảng khoái trong nhà mình.
Bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ vô cùng dễ tìm, đó là một củ khoai với hình dáng lạ mắt một chút, vẹo vọ quanh co. Củ khoai với hình dáng vặn vẹo là điểm quan trọng để tạo "thế" cho cây bonsai khi mọc.
Tiếp đó là một cốc thủy tinh to hơn một chút so với đường kính của củ khoai, một vài xiên nhỏ, chậu trồng nếu muốn để bàn trang trí.
Trồng khoai lang bonsai từ củ siêu đơn giản.
Sự góp mắt của cây khoai lang bonsai cũng vô cùng ấn tượng.
Góc nhỏ đẹp nghệ thuật nhờ cây khoai.
Cách trồng khoai lang bonsai
Bước đầu tiên, bạn chọn củ khoai lang xinh xắn mà mình yêu thích, lưu ý khi chọn khoai cần lựa những củ già, có các mắt mầm càng tốt. Tiếp đó rửa sạch và dùng que xiên để xiên vào 1/3 thân củ khoai với 3 hướng khác nhau.
Bước tiếp theo, bạn đặt củ khoai vào cốc thủy tinh có sẵn nước sao cho phần nước ngập đến nửa củ khoai.
Bạn có thể trồng từ củ.
Cách chăm sóc đơn giản.
Cây khoai mọc mầm làm đẹp không gian.
Những góc nhỏ xanh tươi với khoai lang trồng từ củ.
Lưu ý nên đặt củ khoai ở nơi có nhiều ánh sáng nhẹ. Bạn cần bổ sung nước phía trên bằng cách dùng bình xịt để đảm bảo cả phía trên và dưới đều đủ độ ẩm. Đây là điều kiện tiên quyết giúp khoai nảy mầm.
Đều đặn giữ độ ẩm cho khoai từ 5 - 7 ngày, từ củ sẽ mọc mầm.
Cây khoai lang làm đẹp bàn trà.
Có thể trồng trong bể cá nhỏ.
Làm đẹp từng góc nhỏ.
Khi mầm lớn dần lên sẽ xuất hiện những lá non. Đây cũng là lúc bộ rễ phát triển mạnh. Khi rễ dài khoảng 7 - 10cm, bạn có thể tách củ khoai với rễ để bộ rễ được phát triển trong nước hoặc trong chậu giá thể định sẵn. Tuy nhiên, nếu củ khoai vẫn tươi, bạn nên giữ lại để củ có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Giữ độ ẩm thường xuyên.
Nên đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng.
Mỗi ngày, cần tưới nước phía trên cho khoai và thay nước 2 ngày/lần để đảm bảo cây phát triển tốt. Để thúc đẩy quá trình quang hợp giúp cây mau lớn cần mang chậu cây ra phơi nắng 1 - 2 tiếng. Nếu không có điều kiện phơi nắng thì đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng.
Mệnh Mộc rước lộc vào nhà với 5 loại cây phong thủy Ưu điểm lớn nhất của người mệnh Mộc là bản tính ôn hòa, điềm tĩnh và khiêm nhường. Do đó, họ thường được mọi người yêu mến. Để hút vượng khí, người mệnh Mộc nên trồng cây trường sinh, ngọc bích trong nhà. Phong thủy Ngũ hành cho rằng vạn vật được cấu tạo từ 5 nguyên tố: Kim - Mộc - Thủy...