Cách trồng cây hương thảo đơn giản tại nhà ai cũng trồng được
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hương thảo đơn giản tại nhà, giúp bạn có được những chậu cây hương thảo tươi tốt.
Cây hương thảo có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, là loài thực vật thuộc họ Hoa môi, được biết đến với tên gọi là Mê điệt hương. Đây là loài cây thường được sử dụng để làm gia vị trong nhiều loại món ăn khác nhau. Bên cạnh đó nó cũng là một vị thuốc dân gian xuất hiện trong nhiều bài thuốc có từ lâu đời.
Cây hương thảo vốn có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, tuy nhiên hiện nay nó đã phổ biến rộng rãi khắp thế giới, nhất là tại những quốc gia có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Tại Việt Nam có thể bắt gặp dễ dàng loài thực vật này được trồng phổ biến tại một số tỉnh thành miền Trung và miền Nam nước ta.
Cách trồng cây hương thảo đơn giản tại nhà
Trồng cây hương thảo thực sự không hề khó, bởi loài thực vật này không kén chọn đất trồng cũng như đòi hỏi công sức chăm sóc ít.
1. Cách trồng cây hương thảo bằng cành
Trồng bằng phương pháp giâm cành sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như công sức chăm sóc cho bạn. Hãy lựa chọn cành giâm thật khỏe mạnh, tươi tốt và có nhiều chồi non, độ dài khoảng 7-10cm. Sau đó tuốt sạch hết lá khoảng 3-4cm gần gốc rồi đem cành đó ngâm trong dung dịch kích rễ khoảng vài tiếng đồng hồ.
Đem cành giâm đi trồng trong chậu đất với hàm lượng dinh dưỡng trong đất phải chất lượng, có độ tơi xốp cùng khả năng thoát nước tốt. Đặt chậu cây tại nơi có ánh sáng nhẹ nhàng, thoáng mát, sau khoảng 2 tuần cành giâm sẽ ra rễ mới và hình thành nên cây non. Tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên để cây tiếp tục sinh trưởng và cho thu hoạch.
2. Cách trồng cây hương thảo bằng hạt giống
Hạt giống cây hương thảo bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng nông sản sạch trên toàn quốc. Hạt giống sau khi mua về nên được ngâm với nước ấm từ 4-6 tiếng để kích thích nảy mầm. Sau đó hạt giống sẽ được vớt ra và mang đi gieo trồng trong chậu đất, tưới nước định kỳ cho chậu để giúp hạt giống nảy mầm thành cây non. Sau 2 tháng là có thể cho thu hoạch lá để làm gia vị được rồi.
Cách chăm sóc cây hương thảo
Cây hương thảo không phải là loài thực vật ưa ẩm ướt, do đó mà bạn không nên tưới quá nhiều nước cho nó, chỉ cần đủ lượng ẩm tối thiểu cho đất trồng là được. Nếu đặt chậu cây ở ngoài trời thì càng phải giảm bớt lượng tưới, nhất là khi thời tiết có mưa.
Video đang HOT
Bạn nên đặt chậu cây tại những nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát để giúp cây hương thảo quang hợp và phát triển xanh tốt hơn. Tuy nhiên loài cây này không có khả năng chịu được nhiệt độ quá nóng của mùa hè hoặc quá lạnh của mùa đông. Mức nhiệt lý tưởng để cây phát triển tốt nhất nên từ 20 đến 30 độ C.
Để cành lá xanh tốt và ít bị mắc bệnh, bạn có thể bón thêm phân hữu cơ vào mỗi giai đoạn phát triển của cây hương thảo. Nếu như đất trồng đã có đủ dinh dưỡng cần thiết thì có thể bỏ qua công đoạn này. Chú ý cắt tỉa bớt các cành lá bị hư hại, phòng ngừa sâu bệnh có thể tấn công ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng.
Ứng dụng của cây hương thảo trong đời sống
Cây hương thảo chứa khá nhiều tinh dầu và tanin. Điều đó khiến cho nó có mùi thơm ngào ngạt giống như bạc hà, được nhiều người lựa chọn sử dụng để làm gia vị cho các món ăn hàng ngày. Ngoài ra tinh dầu của cây còn được ứng dụng trong việc khử mùi các loại thịt có vị nồng như thịt thú rừng.
Theo Đông y, cây hương thảo có vị hơi chát, tính nóng, có khả năng lợi mật, thông ruột, giải độc và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Một số hoạt chất trong cây hương thảo giúp an thần, giải tỏa căng thẳng, tăng sự tập trung tốt hơn. Thực tế trong y học, loài thực vật này được sử dụng để làm thành các loại thuốc chữa đau đầu, tăng cường trí não.
Ý nghĩa phong thủy của cây hương thảo
Không chỉ là loài cây gia vị phổ biến rất được ưa chuộng, cây hương thảo còn được nhiều gia đình trồng trong nhà vì những ý nghĩa tốt đẹp mà nó mang lại. Theo quan niệm, cây hương thảo là loài cây có khả năng kết nối với sự sống và cái chết, giữa âm và dương,… Nếu trồng cây trong phòng hoặc làm vòng đeo tay từ lá hương thảo sẽ giúp an thần, xua đuổi tà ma và khiến giấc ngủ ngon hơn, không lo gặp ác mộng.
Bên cạnh đó, cây hương thảo rất có lợi trong phong thủy, hỗ trợ tăng cường vượng khí và mang lại may mắn cho người trồng. Những người mang mệnh Mộc được cho là thích hợp nhất để trồng loài cây này trong nhà. Ngoài ra khi trồng nên đặt cây ở hướng Đông – Đông Nam sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích to lớn.
4 cách trồng cây lưỡi hổ từ lá và cành đơn giản, cực nhanh ra rễ
Dưới đây là 4 cách trồng cây lưỡi hổ từ cành và lá cực đơn giản, cây nhanh ra rễ và phát triển khỏe mạnh, đưa lộc vào nhà.
Lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh điển hình được nhiều người chọn trồng trong nhà, vì nó có giá trị làm cảnh cao. Không những vậy, trồng lưỡi hổ trong nhà còn giúp thanh lọc không khí, hấp thụ tia bức xạ từ các thiết bị điện tử giúp bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không những vậy, trồng lưỡi hổ như đặt một tấm bùa hộ mệnh trong nhà, giúp xua đuổi tà khí và những điều xui rủi, giúp gia đình hòa thuận, công việc hanh thông. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn rất dễ trồng và dễ chăm sóc.
Dưới đây là 4 cách trồng cây lưỡi hổ từ cành và lá cực đơn giản, cây nhanh ra rễ và phát triển khỏe mạnh, đưa lộc vào nhà.
1. Trồng cây lưỡi hổ bằng cành
Phương pháp nhân giống này thích hợp với những cây lưỡi hổ trưởng thành, có nhiều nhánh nhỏ. Lúc này bạn có thể chiết cành ra để trồng sang chậu mới.
Như vậy bạn vừa có thêm một chậu lưỡi hổ mới, vừa đảm bảo sự phát triển ở chậu cũ. Vì nếu chậu quá chật thì cây cũng không thể phát triển tốt được do bộ rễ không thể thở nổi, đất không đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng cho cây trồng.
Đây cũng là phương pháp tối ưu nhất, giúp rút ngắn thời gian phát triển của cây so với cách trồng bằng lá. Để chiết cành lưỡi hổ, bạn hãy thực hiện theo những bước sau:
- Trải một tấm bạt lớn xuống để tránh đất cát rơi ra trong quá trình chia cành, tách chậu. Đặt chậu cây lưỡi hổ nằm nghiêng, dùng lực để tách cây ra khỏi chậu.
- Xác định cụm thân bạn muốn tách ra khỏi cây. Dùng tay loại bỏ đất ra khỏi cụm thân đó rồi nhẹ nhàng tách cả thân và rễ ra khỏi cây chính. Nếu rễ bám chặt, hãy dùng kéo hoặc dao để cắt tỉa bớt rễ ra khỏi cụm rễ.
- Trồng nhánh vừa tách vào chậu mới là được.
Lưu ý, đất trồng nên đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thời gian đầu nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất, kích thích rễ nhanh mọc. Đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng, nhưng tránh nắng gắt kẻo cháy lá, héo cành.
2. Trồng cây lưỡi hổ bằng lá trong đất
Nhân giống lưỡi hổ bằng lá trong đất cũng khá đơn giản, nhưng tốc độ phát triển của cây chậm hơn so với nhân giống bằng cành. Tuy nhiên cách nhân giống này lại khá tiết kiệm, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Chọn cành khỏe mạnh, lá dày và già. Dùng kéo cắt lá lưỡi hổ ra, lưu ý cắt càng sát gốc càng tốt.
- Nếu kích thước lá quá lớn, hãy chia nhỏ lá ra thành từng đoạn ngắn. Cắt lá theo hình zic zắc để tăng bề mặt cho rễ mới phát triển.
- Cắm cuống lá vào phần đất đã chuẩn bị đất dinh dưỡng sẵn. Giữ đất luôn ẩm nhưng không quá ướt trong quá trình giâm cành.
Với cách này, có thể mất tới 3 tháng để lá lưỡi hổ ra rễ. Để kiểm tra lá đã bén rễ hay chưa, bạn hãy nhấc nhẹ lá cây lên. Nếu cảm thấy có lực cản tức là rễ đã bám vào đất, việc nhân giống cây lưỡi hổ đã thành công.
3. Trồng cây lưỡi hổ bằng lá trong nước
Tương tự như cách nhân giống cây lưỡi hổ bằng lá trong đất, với cách này bạn cũng chọn những lá khỏe mạnh, cắt càng sát gốc càng tốt.
Bạn có thể để nguyên lá để giâm trong nước hoặc chia nhỏ lá cây ra nếu kích thước lá quá lớn.
Cắt phần cuống lá theo hình zic zắc, giúp tăng diện tích bề mặt cho rễ mới phát triển. Để lá ở nơi thoáng mát, khô ráo để vết cắt khô lại, tránh bị thối rữa khi giâm trong nước.
Đổ đầy nước vào một lọ thủy tinh, đặt lá cây lưỡi hổ vào trong sao cho cuống lá (phần ra rễ) hướng xuống dưới. Đặt lọ thủy tinh ở những nơi có ánh sáng nhẹ, 1-2 tuần thay nước một lần, tránh để nước đục.
Với cách này, bạn có thể quan sát quá trình ra rễ của cây dễ dàng hơn. Khi rễ đã phát triển được ít nhất 3cm, bạn có thể chuyển nó sang trồng trong chậu đất.
4. Trồng cây lưỡi hổ bằng lá với giấy vệ sinh
Hãy cắt phần lá to khỏe, cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 10cm. Phơi ở nơi thoáng gió khoảng 1-2 ngày cho khô vết cắt hoàn toàn.
Dùng giấy vệ sinh quấn quanh lá lưỡi hổ, xịt nước rồi để nó ở nơi thoáng mát. Hàng ngày bạn phải quan sát độ khô, độ ướt của giấy vệ sinh. Nếu phát hiện giấy đã khô, nên phun nước kịp thời. Sau một thời gian, rễ sẽ mọc trắng muốt từ lá.
Việc nhân giống cây lưỡi hổ bằng giấy vệ sinh rất đơn giản, nhưng nếu cũng có một số điều cần chú ý. Cụ thể, bạn phải chú ý che nắng cho cây giống, không được phơi cây lưỡi hổ dưới ánh nắng quá mạnh. Cây giống cần đặt cây ở nơi râm mát để giảm bớt sự bốc hơi của nước, nâng cao tỷ lệ sống sót của cây.
Cần phun nước và giữ môi trường xung quanh ẩm để cây lưỡi hổ nhanh bén rễ. Khi lá giâm đã bén rễ, bạn hãy mang cây vào trồng trong chậu đất, bảo dưỡng như bình thường là được.
Trong quá trình bảo dưỡng, nên nhớ rằng cây lưỡi hổ sợ ánh nắng gay gắt, sợ tưới nhiều nước. Do đó, bạn hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ, trong bóng râm và hạn chế tưới nước cho cây, nhất là vào mùa đông.
Căn bếp của 4 bà nội trợ ở Hàn Quốc rất đáng để bạn tham khảo Căn bếp của các bà nội trợ Hàn Quốc này đều có một điểm chung là đơn giản, đẹp và tiện dụng. 1. Nhà bếp kết hợp giữa châu Á và châu Âu, vừa đẹp vừa thiết thực Uroi, một bà nội trợ người Hàn Quốc, thường thích nấu ăn nhanh tại nhà nhưng cũng muốn có một hòn đảo rộng nên đã...