Cách trồng bầu trên sân thượng cho năng suất cả tạ, lúc lỉu ăn không hết phải mang cho
Cách trồng bầu rất đơn giản, cây dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn là có thể thu hoạch được.
Bầu là loài cây dây leo thân thảo, có tua cuốn phân nhánh như bí, mướp. Lá cây có hình tim rộng, lông mịn trắng như nhung và dày, rộng hơn lá mướp. Cây ra hoa và đậu quả, quả bầu khi thu hoạch có màu xanh, thẳng dài và có đường kính khoảng 3 – 8 cm.
Cách trồng bầu rất đơn giản, cây dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn là có thể thu hoạch được.
Bầu có thể trồng và thu trái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là từ tháng 10 đến tháng 1 dương lịch. Việc trồng bầu đúng thời vụ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện thời tiết thuận lợi để cho ra năng suất cao nhất.
1. Chi tiết cách trồng bầu
Bạn nên tìm mua hạt bầu ở những cơ sở bán hạt giống có uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
- Xử lý hạt trước khi gieo:
Trước khi gieo cần ngâm hạt bầu vào nước ấm (nhiệt độ 40 độ C) trong khoảng 3 đến 6 tiếng để tỷ lệ nảy mầm được cao hơn.
Sau đó vớt ra để ráo, cho hạt vào một chiếc khăn ẩm rồi cuộn lại cho thật kín
Để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng hơn 1 ngày để hạt nứt nanh, nảy mầm thì mới đem gieo hạt vào đất.
- Giá thể: Giá thể thực chất là những xơ dừa, mùn cưa hoặc than bùn đã được làm sạch và phơi khô. Đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt sau khi gieo hạt với mục đích là để tạo điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của hạt, tạo chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây.
- Gieo hạt: Gieo hạt ở độ sâu từ 2 – 3 cm so với mặt đất. Sau khi gieo xong thì đắp một lớp giá thể lên trên bề mặt hạt rồi phun nhẹ nước lên trên. Không được tưới quá nhiều nước, nếu không hạt sẽ bị thối.
2. Cách chăm sóc cây
Bầu là loài cây ưa nước, chính vì thế cần phải thường xuyên tưới nước cho cây sau khi trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sau khi trồng bầu, phải tưới nước ít nhất 2 lần trong một ngày cho cây đủ ẩm. Khi cây ra hoa và trái thì cần tưới nước nhiều hơn bằng cách tăng lượng nước tưới cho cây lên gấp đôi trong mỗi lần tưới.
Video đang HOT
Khi bầu bắt đầu lên giàn (khoảng 60 ngày sau khi trồng) thì cần tiến hành bón thúc cho cây bằng phân đạm và NPK vào khu vực đất xung quanh gốc cây.
Muốn cây cho ra nhiều trái và trái bầu to khỏe thì cần thường xuyên bón thúc, tốt nhất là mỗi tuần một lần cho đến khi nào quả to bằng 2 đốt ngón tay thì thôi. Trong một vụ bầu, mỗi gốc bầu nên được bón ít nhất từ 1 – 1.5 kg phân hỗn hợp NPK.
Khi cây bầu dài khoảng 1m thì bắt đầu tiến hành khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên trên đốt thân cây bầu, cứ cách 2 đốt lại dùng đất chặn đến khi còn cách 20 cm tính từ ngọn bầu thì thôi.
Khi bầu được 1 tháng rưỡi 2 tháng thì bắt đầu làm giàn cho cây leo lên. Giàn bầu thường được làm bằng các dây thép mỏng được nối với nhau, cao khoảng 2 – 3m để tiện thu hoạch và chăm sóc. Cần có một vài chiếc que nứa nhỏ chắc chắn để nối ngọn bầu với giàn leo.
Việc bấm ngọn và tỉa cành chỉ được tiến hành sau khi thu hoạch để bầu tiếp tục cho ra quả ở những dây nhánh khác. Việc cắt tỉa cành lá già có thể tiến hành bất cứ lúc nào sau khi cây ra quả.
3. Thu hoạch
Sau khi trồng bầu khoảng hơn 70 ngày là có thể cho thu hoạch. Sau khi cây ra hoa, tầm 10 – 15 ngày là có thể hái bầu, lúc đó quả bầu sẽ dài khoảng từ 15 đến 50 cm tùy từng giống bầu.
Không nên để bầu quá già mới hái, bởi khi ấy ruột bầu bên trong đã khá cứng và mất nhiều chất dinh dưỡng, ăn sẽ kém ngon và còn khiến cây mau tàn.
Theo Lê Lê (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Lấy giấy ăn trồng rau mầm, 7 ngày sau rau mọc um tùm, xanh mướt
Cách trồng rau mầm khá đơn giản, tuy nhiên để ra được kết quả tốt đòi hỏi người trồng phải ươm đúng cách và chăm sóc thường xuyên.
Rau mầm là phiên bản mini của những loại rau chúng ta ăn hàng ngày, chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ, tốt cho sức khỏe. Trong đó rất nhiều loại hạt có thể trồng rau mầm, và chị em hoàn toàn có thể tự tay trồng cho gia đình những chậu rau mầm xanh tươi, bổ dưỡng.
Kỹ thuật trồng cây rau mầm tại nhà có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng khay, sử dụng xơ dừa, dùng giá thể hoặc bìa các tông, thậm chí cả khăn giấy cũng có thể trồng mà lại cực kỳ sạch. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây rau mầm trên giấy vô cùng hiệu quả cho rau ăn quanh năm mà không lo hóa chất.
Chuẩn bị
- Hạt giống: Nên chọn mua các loại hạt giống to như giá đỗ, đậu đỏ... để giúp cây mọc lên cứng cáp hơn. Sau này đã trồng quen rồi thì có thể chuyển sang hạt nhỏ như cải ngọt, lơ xanh...
- Giấy ăn
- Khay nhựa, hoặc nồi inox
Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn
Bước 1: Ngâm hạt
Thời gian ngâm hạt còn phụ thuộc vào loại rau mầm bởi mỗi loại đều có những đặc điểm riêng.
Ví dụ:
Đối với rau ăn lá: Cải xanh, rau dền, xà lách: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ khoảng 8 - 12 tiếng; Mồng tơi, rau muống: ngâm khoảng 3 - 5 tiếng, ủ khoảng 12 - 36 tiếng.
Đối với các loại rau gia vị: Kinh giới, tía tô: ngâm khoảng 3 - 8 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Cần, hẹ, hành, ngò gai: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ khoảng 12 - 24 tiếng.
Đối với rau ăn trái: Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo ngâm khoảng 5 - 8 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Đậu bắp: ngâm khoảng 8 - 12 tiếng, ủ khoảng 12 - 14 tiếng; Đậu rồng, khổ qua: ngâm khoảng 12 - 14 tiếng, ủ khoảng 24 - 48 tiếng.
- Ngâm trong nước theo tỉ lệ 2 sôi - 3 lạnh.
- Khi ngâm thì vớt những hạt nổi ra, bởi đó là hạt lép, nhỏ, sâu, nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì chết.
- Sau khi ngâm xong thì rửa hạt giống qua nước.
Bước 2: Ủ hạt
- Đầu tiên, lót từ 3-4 lớp giấy ăn lên trên khay nhựa sao cho độ dày khoảng 2-3 cm.
- Sau đó dùng nước sạch tưới đều lên khắp bề mặt, vừa đủ ẩm thôi, đừng tưới úng.
- Tiếp theo rải hạt giống đã ngâm lên đều khắp khay, sử dụng bình phun sương tưới thêm 1 lượt nữa.
- Cuối cùng, chị em lấy bìa cát tông che lên trên, cất vào nơi tối, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, thời gian ủ như đã nói phía trên.
*Lưu ý: kiểm tra 1 lần/1 ngày, sờ thấy khăn giấy khô là phải tưới phun sương thêm nước ngay.
Bước 3: Tưới nước hàng ngày
- Để cách trồng rau mầm bằng giấy ăn đạt hiệu quả cao cần tưới nước hằng ngày nhưng cũng đừng tưới nhiều quá sẽ bị úng.
- Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay.
Bước 4: Thu hoạch
- Thường thì rau được thu hoạch sau 7 ngày trồng.
- Chỉ cần dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn) và rửa sạch rau là sử dụng được rồi.
Theo Lê Lê (t/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Tháng 9, phủ xanh sân thượng những loại rau này đảm bảo hái mỏi tay không hết Tháng 9 đã về, những người nông dân 'thành phố' hãy chuẩn bị những hạt giống, những mầm non để trồng cây cho khu vườn sân thượng thêm xanh tốt. Su hào Su hào là loại rau có thể trồng nhiều vụ quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là vào thời điểm từ tháng 8 - 11, trồng su hào vào những...