Cách trồng 5 loại cây gia vị trong bếp, ăn thoải mái, hết lại tự lên
Các loại rau gia vị đều rất dễ trồng, chúng ta có thể trồng trên một mảnh đất nho nhỏ và đặc biệt là nếu những gia đình ở chung cư hay thành phố với không gian khép kín thì có thể trồng ngay tại nhà.
1. Gừng
Gừпg là loại cây thường được kết hợp với nhiều món ăn để tăng hương vị thơm ngon và mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như điều trị cảm lạnh, tốt cho tiêu hóa,…
Loại cây gia vị này còn rất dễ trồng, cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn đặt gừng vào nơi ẩm tối để gừng mọc mầm và nảy nhánh.
Bước 2 : Sau đó bạn cho gửng đã mọc nhánh xuống đất hoặc cho gừng vào chậu có đất ẩm để trồng. Bạn tưới nước hằng ngày để gừng nhanh chóng phát triển.
Sau một vài tháng, cây sẽ đâm chồi, lên lá và cho ra những củ gừng mới.
2. Sả
Là cây gia vị tuyệt vời, thơm ngon hơn cho các bữa ăn, cây sả còn mang đến nhiều công dụng như làm đẹp, làm tóc, điều trị cảm cúm, lại tốt cho hệ tiêu hóa.
Trồng sả trong nhà còn giúp xua đuổi muỗi, cách trồng rất đơn giản lại không tốn công chăm sóc, bạn cần làm các bước sau:
Bước 1: Cắt bỏ lá già, rễ già để lại rễ khoảng 1cm, cắt ngọn sao cho chiều dài gốc sả còn 20 – 30cm.
Bước 2 : Chuẩn bị chậu nước hoặc chai nhựa để ngâm sả trong nước 7 ngày. Lưu ý, chỉ đổ nước ngập rễ xả khoảng 5 – 6cm, thay nước 1 lần/ngày.
Bước 3: Sau 7 ngày, khi sả đã mọc rễ, ra nhánh mới, mọc lá non thì bạn có thể chuyển sả từ cốc nước sang chậu đất nhỏ để trồng. Tưới nước hằng ngày để sả phát triển.
Sau khi trồng ra chậu đất, bạn chỉ cần tưới nước thường xuyên và chờ đến ngày thu hoạch là xong.
Video đang HOT
3. Rau mùi – Ngò
Rau mùi (ngò rí) là loại rau thơm thường được dùng để trang trí món ăn. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Theo nghiên cứu, rau mùi có công dụng đào thải độc tố, điều hòa kinh nguyệt, phòng chống táo bón và đái tháo đường.
Rau mùi trồng ở nhà rất đơn giản, bạn có thể tận dụng không gian trống trong nhà để trồng loại rau gia vị vốn được kết hợp để tăng hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn này.
Bước 1: Rau mùi sau khi sử dụng phần thân và lá, bạn hãy chừa lại một đoạn ngắn 5 – 6cm còn rễ nguyên vẹn để trồng.
Bước 2: Sau đó, đổ nước sạch vào 2/3 lọ thủy tinh, cắm phần gốc của ngò rí vào bình, đặt lọ thủy tinh ở nứi thoáng mát, có ánh nắng, mỗi ngày thay nước 1 lần.
Bước 3 : Sau 5 – 7 ngày, rễ raᴜ mùi sẽ ra dài khoảng 5 cm thì đem trồng ở chậu đất (chọn đất tươi xốp và kết hợp bón phân để đất có dinh dưỡng và trồng ngò nhanh lên hơn).
Bạn tưới nước thường xuyên vào buổi sáng và nhổ cỏ dại. Khi rau mùi mọc cao trở lại, bạn có thể hái lá và dùng được rồi.
4. Hành tây
Hành tây là một loại cây gia vị khác có thể trồng đơn giản tại nhà.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một củ hành tây tươi, phần rễ không bị dập nát hay trầy xước.
Bước 2: Lấy 1 cái cốc và cho củ hành tây vào sao cho củ hành không bị lọt thỏm xuống cốc hoặc cốc quá nhỏ khiến phần rễ hành không chạm được tới nước. Đổ nước vào cốc sao cho gốc hành ngập nước khoảng 1 cm.
Bước 3 : Để cốc пước đã đặt của hành lên trên ra ngoài nới ánh sáng để hành có thể phát triển tốt phần rễ và phần lá. Khoảng 3-4 ngày bạn nên thay nước một lần.
Sau 7 ngày, bạn có thể cắt phần lá xanh bên trên của hành và chế biến, giữ lại phần gốc trắng và tiếp tục trồng.
5. Húng quế
Cây húng quế tây có mùi rất đặc trưng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như ngừa bệnh tiểu đường, bảo vệ tim, có thể phòng chống ung thư, làm mát cổ họng, chữa sốt, trị đau đầu.
Bạn có thể tận dụng cành của cây húng quế để trồng tại nhà rất dễ dàng, thực hiện như sau:
Bước 1 : Chọn cành húng quế mập mạp, khỏe không sâu bệnh có chiều dài khoảng từ 10 – 15 cm.
Bước 2: Chuẩn bị cốc nước sạch và đặt húng quế vào trong nước sao cho nước ngập khoảng 1/3 cành húng quế. Đặt ở nơi khô ráo, có ánh sáng.
Bước 3 : Thay nước thường xuyên cho cây, khoảng 1 – 2 tuần khi thấy cây húng quế tăng gấp đôi kích thước thì bạn có thể trồng lại chúng vào chậu đất và đặt ở nới có ánh sáng trong bếp.
Chỉ cần thường xuyên tưới nước cho chậu húng quế thì cây sẽ phát triển và cho nhiều lá để bạn sử dụng hằng ngày.
Mùa dịch hiếm rau củ, ăn những rau này đừng vứt gốc rễ, cắm vào nước là có rau mới
Hành, tỏi và gừng đều là những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt, đây cũng là những loại củ siêu dễ trồng, lại phát triển rất nhanh.
Đối với bữa cơm của gia đình người Việt, rau củ là một món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Bình thường, khi chế tạo các loại rau củ chúng ta chỉ có thể sử dụng phần lá hoặc thân và bỏ đi các phần còn lại như cuống, rễ. Tuy nhiên, nếu như bạn là một người am hiểu về thế giới loại rau thì chúng ta sẽ biết cách tận dụng lại những phần bỏ đi đó để trồng lại. Cách làm này đặc biệt hiệu quả ở các tỉnh thành phố đang có dịch bệnh, phong toả, người dân khó mua rau củ tại chợ, siêu thị.
Rau diếp, rau xà lách
Những loại rau như rau xà lách hay rau diếp rất quen thuộc với mọi người. Để đảm bảo cho gia đình luôn được ăn rau sạch, hãy tận dụng phần gốc rễ bỏ đi, ngâm một đoạn 1 - 2 cm phần gốc của chúng trong bát nước để kích thích ra rễ và mọc lá non.
Lưu ý đặt chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng khí như trên vườn hoặc trên bậu cửa sổ, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy những lá rau xanh mơn mởn tươi tốt bật lên.
Hành tây, hành lá, tỏi và gừng
Đối với hành tây, bạn cần cắt bỏ riêng phần gốc, để khô trong vài ngày, sau đó ấn nhẹ gốc xuống lớp đất xốp ẩm là xong. Để trồng tỏi bạn cũng thực hiện tương tự.
Hành, tỏi và gừng đều là những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt, đây cũng là những loại củ siêu dễ trồng, lại phát triển rất nhanh.
Hành khô hay gừng để lâu có thể gây mọc mầm, nếu ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Hãy nhặt những củ hành, gừng mọc mầm ra và trồng trong đất ẩm, đảm bảo sau vài tuần bạn lại có những củ hành và gừng tươi ngon cho bữa ăn của gia đình mình.
Với hành lá, thậm chí các bước trồng còn đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần ngâm phần gốc hành vào cốc nước ấm và để ở nơi có đủ ánh sáng, sau khoảng 10 ngày sẽ có được thành quả.
Cà rốt
Thay vì bỏ phần đầu củ cà rốt đi, bạn hãy nhúng chúng vào một chiếc khay trũng hoặc chậu nhỏ có nước và đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Sau một thời gian, củ cà rốt sẽ mọc lá và sau đó lên cây non và bạn có thể sử dụng để chế biến ra những món salad ngon tuyệt.
Húng quế
Để trồng loại rau thơm này, chị em chỉ cần để thừa lại vài nhánh rau, bỏ bớt phần lá trên thân nhánh và ngâm vào một cốc nước cho đến khi thân nhánh dài thêm khoảng 4-5cm. Lúc này rễ cây đã bắt đầu hình thành, bạn chỉ cần đem trồng vào chậu đất ẩm, cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây phát triển nhanh chóng hơn.
Cây sả
Để sả lên rễ mới, bạn cần ngâm củ sả trong cốc nước sao cho nước ngập nửa củ, sau đó đem cây sả đã mọc rễ trồng vào đất ẩm.
Rau cải thìa
Ngâm gốc của cải thìa trong chậu nước khoảng 3 ngày cho đến khi phát hiện phần giữa gốc cây mọc lên vài lá mầm nhỏ thì bạn đem chúng trồng trong chậu đất và chăm sóc như các loại cây bình thường.
Khoai lang và khoai tây
Ngâm một đầu của củ khoai lang vào cốc nước cho đến khi thấy đầu bị ngâm nước mọc rễ thì chuyển khoai lang sang trồng ở đất ẩm. Đối với khoai tây, cách trồng phức tạp hơn một chút. Cắt khoai tây thành những khối nhỏ sau đó đem trồng vào đất xốp ẩm. Trong quá trình trồng khoai, bạn nhớ chăm sóc và tưới nước cho cây đầy đủ.
7 loại cây gia vị bạn nên trồng để vừa ăn ngon vừa đuổi gián, muỗi cực hiệu quả Gián là nỗi ám ảnh của mọi người khi dọn dẹp nhà cửa, bởi loại côn trùng này mang nhiều mầm mống gây bệnh, cũng như mùi hôi khó chịu cho khắp căn nhà. Tuy nhiên, thay vì phun thuốc hóa học, bạn có thể trồng một số loại cây xanh có tác dụng đuổi gián hiệu quả. 1. Cây sả Sả chắc...