Cách trị trĩ bằng cây diếp cá
Theo các chuyên gia đông y, diếp cá có thể hỗ trợ trị bệnh trĩ, đặc biệt trĩ ngoại và cũng làm giảm tình trạng sa búi trĩ, điều trị kiên trì sẽ giảm tình trạng trĩ nội.
Sau khi sinh con trai đầu lòng, chị Đỗ Nguyệt Hương – Hà Nội bị trĩ ngoại nặng. Sa búi trĩ khiến chị đau đớn và đi lại khó khăn. Chị Hương đã lên dự định sẽ đi cắt trĩ. Sau đó chị đọc được bài viết chia sẻ về đắp lá diếp cá đồng thời nấu nước xông để trị trĩ.
Chị Hương kiên trì thực hiện và sau 4 tuần tình trạng sa búi trĩ giảm hắn. Búi trĩ co dần lên không còn sờ thấy được nữa.
Không riêng gì chị Hương, dùng diếp cá trị trĩ cũng được nhiều người áp dụng. Chị Nguyễn Thị Nhung – Cầu Diễn, Hà Nội cho biết chị bị trĩ thai kỳ và đây thực sự là khủng hoảng của bà bầu. Mỗi lần đi vệ sinh đau phát khóc, người nặng nề mệt mỏi lại còn chật vật với bệnh trĩ.
May mắn, chị Nhung được một người mách xông bằng nước lá diếp cá đun nóng và trong 1 tuần trĩ co hơn nhiều. Sau khi sinh, chị Nhung vẫn tiếp tục xông lá diếp cá để trị trĩ.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Hội đông y Ba Đình, Hà Nội, bệnh trĩ là tình trạng búi tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức và gây nên những khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống. Những người táo bón lâu ngày, ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng, bị bệnh phổi mãn tính, có thai, u vùng tiểu khung… rất dễ bị bệnh trĩ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Việc sử dụng cây diếp cá trong điều trị trĩ, theo lương y Minh nó có nhiều hiệu quả. Trong đông y có nhiều bài thuốc đã được chứng minh trong điều trị trĩ của cây diếp cá.
Cây diếp cá hay còn gọi là ngư tinh thảo, thuộc họ lá Giấp. Cây diếp cá mọc chỗ ẩm ước, thân rễ mọc ngầm dưới đất, rễ mọc ở các đốt, thân đứng cao 40 cm có lông hoặc ít lông. Lá mọc cánh, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng, trông toàn bộ bề ngoài như cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc, toàn cây vò có mùi tanh như cá, hoa nở về mùa hạ vào các tháng 5 – 8.
Lương y Minh cho biết trong cây diếp cá có chứa 0,0049% tinh dầu và ít chất ancaloit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là mrtylnonylxeton có mùi rất khóc chịu. Hoa và quả chứa chất isoquexitrin
Chất cocdalin trong diếp cá có tác dụng kích thích da, gây phồng. Trong đông y, diếp cá có tính cay, hơi lạnh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu thũng, dùng chữa phế ung, ngoài ra dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Nhân dân thường dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt, giã nhỏ lá ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ. Với bệnh trĩ, lá diếp cá được dùng chữa trĩ ngoại. Có thể lấy diếp cá sắc uống với liều 6 – 12 gram đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa. Nhiều người dùng thấy hiệu nghiệm. Trong đông y, diếp cá còn được dùng để thông tiểu, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều.
Thứ rau dại được ví như "sâm xanh" dưỡng gan thận nhưng không phải ai cũng biết
Rau má là thứ rau dại mọc khắp bờ ruộng, bờ đầm làng quê Việt. Ít ai biết thứ rau mùa hè này là một thảo dược quý trong y học cổ truyền.
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, rau má là thứ rau "đặc sản" tốt cho cơ thể trong những ngày nắng nóng. Rau má mọc ở khắp nơi, chỗ ấm ướt. Rau mọc dại ở vùng khí hậu nhiệt đới và gần đây được trồng làm dược liệu và nguyên liệu làm nước giải khát.
Thứ rau dân dã này được ví như "sâm xanh" của người nghèo. Bởi vì, rau má không chỉ là thứ rau ăn cứu đói mà nó còn có nhiều tác dụng tuyệt với đối với sức khoẻ.
Y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đã sử dụng rau má là dược liệu chữa bệnh với tên gọi Tích tuyết thảo. Tại Pháp và Anh cũng dùng rau má làm thuốc. Bộ phận dùng là cả cây tươi hoặc chế biến khô của cây rau má.
Rau má loại rau mùa hè tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: " Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng tính mát, vào 3 kinh: Can, Tỳ, Tâm. Tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc. Rau má dùng có tác dụng tốt nếu được thu hái vào mùa hè khi cây đang xanh tốt, rửa sạch đất cát phơi dưới bóng râm hoặc sấy khô".
Khoa học hiện đại nghiên cứu thành phần hóa học trong rau má có nhiều chất tốt cho sức khỏe như: beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamin B1, B2, B3, C và K. Đặng Hồng Vân và các cộng sự đã triết xuất rau má Việt Nam được hỗn hợp saponin triler-pen có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp keo hàn gắn vết thương.
Trong 100g dịch chiết rau má có: 88.20 g nước, 3.20 g chất đạm protein, 1.80 g chất carbohydrate (mono, disaccharide), 4.5 g cellulose, 3.70 mg vitamin C, 0.15 mg vitamin B1, 2.29 mg Calcium, 2.00 mg Phospho, 3.10 mg Sắt, 1.30 mg carotene (tiền vitamin A...).
"Dùng 15-30g rau má khô hoặc 30-60 g rau má tươi, khô sắc uống, tươi ép lấy nước uống hàng ngày giúp giải độc cho gan, chữa các chứng như: vàng da, nóng nổi mụn, viêm gan, ra máu cam...", Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Rau má có tính mát vì vậy vào những ngày hè nóng bức, người Việt thường dùng rau má là thứ rau ăn sống hoặc ép lấy nước uống. Nó có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể và tốt cho thận. Người bị tiểu buốt, tiểu dắt dùng nước rau má uống chứng bệnh sẽ nhanh chóng thoái lui.
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: "Có thể dùng rau má khô hãm lấy nước uống như uống trà giúp làm mát cơ thể trong những ngày nóng bức. Ngoài ra, c hất xơ trong rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch . Dùng ngoài da có tác dụng đẹp da, chống lão hoá".
Ngoài dùng để sắp và ép nước, rau má cũng được dùng để chế biến thành cách món ăn ngon bổ cho gan và thận.
Lương Y Bùi Hồng Minh lưu ý cần tránh nhầm lẫn rau má với rau má lông, rau má lá rau muống.
Rau má là cây thảo, mọc bò, phân nhánh nhiều, lan rộng trên mặt đất, rễ mọc từ các mẩu của thân, lá có cuống dài từ 2-4cm ở những nhánh có mang hoa. Phiến lá hình thận, gần tròn, mép khía tao bèo, đường kính 2-4cm. Hoa tự hóa tán đơn, mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ, không cuống, màu trắng, quả dẹp rộng.
Rua má dùng nên làm dược liệu nên để nơi thoáng mát và không nên để lâu vì rau dễ bị mốc, hỏng. Người đang tiêu chảy, người mắc chứng hư hàn, người huyết áp thấp... thì không nên dùng rau má.
4 Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian dễ kiếm 4 Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian dễ kiếm, không chỉ có tác dụng nhanh mà còn rất hiệu quả trong phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng đá lạnh Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì chườm đá lạnh rất phù hợp với những đối tượng có vết thương tụ...