Cách trị mụn đầu đen ở mũi trả lại cho nàng sự tự tin
Trị mụn đầu đen ở mũi không khó. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn quy trình chăm sóc da để trị mụn đầu đen. Chỉ cần kiên nhẫn thực hiện, bạn sẽ “tống khứ” được chúng.
Mụn đầu đen tuy không tạo cảm giác sưng viêm khó chịu, nhưng những chấm đen lấm tấm trên mũi khiến chúng ta trở nên mất thẩm mỹ. Trị mụn đầu đen ở mũi không khó, tuy nhiên chúng ta cần có sự kiên trì.
1. MỤN ĐẦU ĐEN LÀ GÌ?
Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhưng bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, tế bào chết và sự hoạt động của các vi khuẩn sẽ gây ra mụn. Những hạt mụn lấm tấm đen trên mũi chúng ta, gọi chính xác là sợi bã nhờn chứ không phải là mụn đầu đen. Khác với mụn đầu trắng, lỗ chân lông chứa các sợi bã nhờn không bị bít kín hoàn toàn. Vì vậy, các sợi bã nhờn sẽ bị oxi hoá bởi môi trường và bụi bẩn sẽ chuyển thành màu đen ở phần đầu mụn.
Ảnh: SIMARIK/ GETTY IMAGES
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI?
Để kết quả điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục.
Ảnh: iStock by Getty Images
Mụn đầu đen, hay còn gọi là mụn trứng cá ở dạng hở (Open Comedones) là hậu quả của bã nhờn, da chết, bụi bẩn, mồ hôi, sản phẩm trang điểm chưa được vệ sinh sạch… gây tắc nghẽn ở nang lông hoặc lỗ chân lông. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi, trán, cằm và có khi ở hai bên má… những nơi có lỗ chân lông to. Những người da nhờn sẽ dễ bị mụn đầu đen “tấn công” hơn các loại da khác.
3. TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI – NHỮNG GÌ KHÔNG NÊN LÀM
Video đang HOT
Trị mụn đầu đen ở mùi là việc làm khá thách thức. Chúng ta thường muốn nặn ra tất cả những đám mụn đó ra khỏi mũi. Tuy nhiên, khi thực hiện không đúng thao tác sẽ khiến da bạn bị nhiễm trùng, gây ra sẹo rỗ…
4. TRỊ MỤN ĐẦU ĐEN Ở MŨI – NHỮNG GÌ NÊN LÀM
Cách trị mụn đầu đen hữu hiệu nhất là làm sạch lỗ chân lông và mụn đầu đen sẽ giảm dần.
Dù có trang điểm hay không, chúng ta nên bổ sung các sản phẩm tẩy trang vào chu trình dưỡng da hàng ngày. Sau bước tẩy trang sẽ là rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giúp da sạch hơn, như: máy rửa mặt, cọ rửa mặt, miếng silicone rửa mặt… Kết thúc bước làm sạch, bạn nên dùng nước cân bằng có khả năng làm sạch để đảm bảo rằng tất cả các chất bẩn được loại bỏ và cân bằng lại độ pH cho da.
Ảnh: Foreo
Sử dụng mặt nạ đất sét
Mỗi tuần bạn nên sử dụng mặt nạ đất sét từ 1-2 lần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Bác sĩ Da liễu Joshua Zeichner làm việc tại Bệnh viện Mount Sinai tại New York: “ Đất sét có khả năng làm dịu da và hấp thụ lượng dầu thừa giúp ích cho các bệnh nhân bị viêm da, da dầu, da mụn và cả làn da nhạy cảm“. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại mặt nạ đất sét khác nhau. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với làn da của mình.
Ảnh: naturalbeautytips
Sử dụng Salicylic acid
Bác sĩ Joshua Zeichner cho biết: Salicylic acid là một dạng BHA – chất tẩy tế bào chết hoá học. BHA tan trong dầu nên hoạt chất này có thể làm sạch sâu lỗ chân lông giúp giảm tình trạng mụn đầu đen. Tuy nhiên, vì đặc tính dễ làm khô da nên chúng ta nên dưỡng da sau khi sử dụng.
Ảnh: Iisfa/Thinkstock
Kiên nhẫn
Điều kiên quyết khi trị bất kỳ loại mụn nào là sự kiên nhẫn. Chuyện trị mụn cần có thời gian. Bởi lẽ, da chúng ta cần thời gian để hấp thụ sản phẩm để điều trị và phục hồi. Kết quả sẽ tốt hơn từng ngày và bạn sẽ thấy rõ kết quả rõ rệt sau vài tháng điều trị.
Theo elle.vn
Bỏ ngay thói quen này khi đắp mặt nạ nếu không muốn càng đắp da càng khô cong, bong tróc
Đắp mặt nạ l à phương pháp làm đẹp được nhiều chị em yêu thích bởi khả năng cấp ẩm tức thì và tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên nếu đắp mặt nạ sai cách lại khiến mất đi tác dụng của mặt nạ giấy, làm da càng khô hơn
1. Không đắp mặt nạ ngay sau khi rửa mặt
Làn da của bạn cần được cân bằng sau khi rửa mặt, chính vì thế không nên dùng luôn mặt nạ sau bước rửa mặt mà nên dùng toner. Sử dụng toner sẽ giúp làm sạch sâu đồng thời cân bằng độ pH cho da, dưỡng ẩm nhẹ nhàng, làm dịu da sau bước làm sạch bên trên để làn da sẵn sàng nhận lượng dưỡng chất từ mặt nạ.
2. Đắp mặt nạ quá lâu
Nếu thời gian đắp mặt nạ quá lâu sẽ dẫn đến da mất nước, mất dưỡng chất. Vì vậy ngoài tuân thủ chỉ dẫn ra, bạn có thể dựa vào các loại mặt nạ khác nhau để áp dụng cho từng thời gian khác nhau và thời gian đắp không quá 20 phút.
Hầu hết các mặt nạ đều có hướng dẫn sử dụng rõ ràng thời gian đắp, thường là khoảng 15 đến 20 phút. Thời gian này đủ để da hấp thụ các chất dinh dưỡng từ mặt nạ và độ ẩm của da cũng được bổ sung trở lại. Ngoài ra cũng cần lưu ý, việc thay đổi quá nhiều loại mặt nạ trong một thời gian cũng có thể gây kích ứng da.
3. Đắp mặt nạ quá thường xuyên
Các loại mặt nạ giấy đều chứa rất nhiều tinh chất, vì vậy nếu đắp quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng da bị thừa dưỡng chất gây ra mụn. Các nhà sản xuất cũng đã khuyến cáo rằng, chỉ nên đắp mặt nạ thường xuyên trong trường hợp da bạn bị khô hay phải thức khuya nhiều. Còn thông thường thì chỉ nên đắp mặt nạ với tần suất 2 lần/ tuần. Đắp mặt nạ thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ trên bề mặt da khiến da bạn mất khả năng chống lại những tác động môi trường, dễ bị tổn thương. Đặc biệt đối với làn da nhạy cảm có thể dẫn đến mẩn đỏ và các triệu chứng khác.
4. Đắp đến khi mặt nạ khô cong
Thời gian lí tưởng để đắp mặt nạ là từ 15-20 phút. Nếu đắp lâu hơn 20 phút sẽ gây ra phản ứng ngược lại, điển hình là tình trạng kích ứng da gây mụn.
5. Dùng sai thứ tự
Thứ tự dùng mặt nạ cũng rất quan trọng, bạn nên sử dụng toner trước khi dùng mặt nạ vì toner giúp loại bỏ cặn bã chất nhờn, làm sạch sâu, điều này giúp cho các tinh chất dưỡng da từ mặt nạ dễ dàng thấm sâu vào da mặt hơn. Nếu đảo ngược quá trình này có thể gây bí da và sinh ra mụn.
6. Không dưỡng da sau khi đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ cũng như việc mở đường cho kem dưỡng dễ dàng đi sâu vào da hơn giúp dưỡng da từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, da sau khi đắp mặt nạ da rất dễ bị khô, nếu không dưỡng da thì việc đắp mặt nạ sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Theo khỏe và đẹp
Bất ngờ với cách trị mụn trứng cá bằng phấn rôm Trong phấn rôm có tính kiềm tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh, da thông thoáng không còn nơi ẩn nấp phát triển dưới da nên từ đó có thể hạn chế mụn trứng cá xuất hiện Phấn rôm Phấn rôm được làm từ bột talc, muối kẽm, chất kéo, muối canxi, silicate magnesium và chất tạo màu. Nhờ có chứa silicate...