Cách trị ho hiệu quả từ chanh đào cho trẻ em mùa thu đông
Chanh đào là bài thuốc dân gian giúp trị ho cho trẻ em rất hiệu quả. Cùng tham khảo cách làm các bài thuốc từ chanh đào giúp chữa ho cho trẻ em dưới đây!
Quả chanh đào có rất nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến tác dụng trị ho hiệu quả cho trẻ em bằng quả chanh đào giúp phòng chống và trị ho, viêm họng. Có nhiều cách để áp dụng trong việc trị ho hiệu quả từchanh đào như: chanh cắt lát ngâm muối dùng để ngậm, chanh đào trộn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy (hoặc hấp vào nồi cơm vừa cạn nước)…
Bài thuốc đông y chữa ho trẻ em hiệu quả, đơn giản được dân gian áp dụng nhiều nhất chính là chanh đào hấp mật ong, đường phèn. Cách làm rất dễ, nguyên liệu luôn có sẵn, ai cũng có thể thực hiện và áp dụng.
Chuẩn bị
- Chanh đào: 1 kg, loại càng già càng tốt. Nên lựa những quả tươi, chín vàng, mỏng vỏ.
- Mật ong rừng: 1 lít.
- Đường phèn: 0,5 kg
- Muối: 1kg
- Bình thủy tinh có nút đậy, vỉ nén bằng nan tre.
Tùy từng bài thuốc từ quả chanh đào mà lựa chọn nguyên liệu phụ phù hợp.
Video đang HOT
Cách chế biến chanh đào giúp trị ho hiệu quả cho trẻ
- Ngâm quả chanh đào: Dùng được trong 3 tháng.
- Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt.
- Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh (làm lại cho đến hết.) Cuối cùng đổ mật ong vào. Lấy vỉ nan nén chanh xuống. Có thể thay đường phèn bằng muối, và cách làm cũng tương tự
Cách dùng chanh đào trị ho cho trẻ
Làm siro chanh đào: Cũng với chanh đào, mật ong, đường phèn, các mẹ cho hỗn hợp nguyên liệu này vào máy xay sinh tốt, xay nhỏ ra làm thành dạng siro, lọc bỏ bã cặn rồi cho bé uống (có thể pha thêm chút nước ấm cho bé dễ uống hơn).
Chanh đào chưng đường phèn (mật ong): Chanh đào rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng, bỏ hạt, trộn với đường phèn hoặc mật ong (chỉ sử dụng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi). Cho hỗn hợp này vào bát rồi đem hấp cách thủy, hoặc hấp vào nồi cơm (vừa cạn nước). Để bát chưng này hơi ấm ấm rồi cho trẻ uống, dùng trong ngày và dùng 2-3 lần/ ngày.
Theo VNE
4 điều giúp cha mẹ tăng sức đề kháng cho trẻ
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bên cạnh việc sử dụng, bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng, bạn còn cần phải thiết lập các thói quen sinh hoạt tốt, vuốt ve trẻ...
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Thường xuyên vuốt ve trẻ: Sự vuốt ve có thể cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt quấy khóc, mất ngủ.
- Cho trẻ đi ngủ sớm, thức dậy sớm và tập thể dục nâng cao sức khỏe.
- Cho trẻ uống nhiều nước: việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.
- Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh: Khi đó, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã được tập làm quen với những tác nhân gây hại (nếu có) trong môi trường. Đây là cách tập luyện hệ miễn dịch đồng thời giúp trẻ hình thành tính cách có lợi cho sự phát triển toàn diện.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Bạn nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và rửa tay sau khi đi vệ sinh, đặc biệt trước khi ăn cơm. Bé sẽ hình thành thói quen, tránh đưa vi khuẩn vào người.
- Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: Hệ thống miễn dịch của cơ thể quen với một vài loại vi khuẩn tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng "nhờn" thuốc. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
Việc thường xuyên uống nhiều nước có thể giúp rửa sạch ruột, hỗ trợ đường tiêu hóa.
Lựa chọn thực phẩm giúp tăng cường đề kháng
Nên nhắm đến những loại có hàm lượng vitamin C cao, như cam quýt, dâu tây...
- Sữa chua: Hãy tìm kiếm những thương hiệu được khẳng định chứa vi khuẩn sống. Nếu hộp sữa chua dễ tách ra khi bạn mở, và có một ít chất lỏng ở trên, đó là một dấu hiệu tốt.
- Quả óc chó chứa axit béo omega-3 lành mạnh, thứ rất tốt cho bạn theo nhiều cách. Các chuyên gia tin rằng omega-3 giúp cơ thể bạn chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng.
- Trái cây và rau: nên nhắm đến những loại có hàm lượng vitamin C cao, như cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh và khoai lang. Các chuyên gia không khẳng định chắc chắn hàm lượng vitamin C bao nhiêu thì có thể chống lại cảm lạnh và cúm.
- Thịt nạc: có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Đầu tiên, nó chứa protein - thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm - chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
Nắm rõ thông tin về cách dịch bệnh
Dịch bệnh thường bùng phát theo mùa. Cần theo dõi báo đài thường xuyên để nắm rõ về tình hình diễn biến, các thông tin hữu ích về dịch bệnh ở trẻ em để phòng tránh cũng như xử lý kịp thời khi con có dấu hiệu mắc bệnh.
Một số dịch bệnh thường bùng phát theo mùa:
- Mùa hè: tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt virus, tay chân miệng, đau mắt đỏ...
- Mùa thu đông: cảm cúm, sốt phát ban, đầu có chấy, tiêu chảy cấp, tay chân miệng...
- Mùa đông xuân: thủy đậu, sởi, cúm A/H5N1...
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cần tiêm chủng cho trẻ để phòng chống các bệnh nguy hiểm
- Cần nắm rõ lịch tiêm chủng của trẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch hầu, uốn ván, ho gà...
- Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm tr4 đọng, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian truyền bệnh.
Theo VNE
Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ Trẻ nhỏ không dễ diễn đạt thành lời các triệu chứng, vì vậy tiêu chảy cấp ở tuổi bé đi mẫu giáo có thể diễn biến nặng. Trong điều kiện thời tiết thất thường, các bậc cha mẹ cần lưu ý sức khỏe của trẻ - Ảnh: Shutterstock "Mùa" tiêu chảy Trong những ngày mưa nắng thất thường, độ ẩm thay đổi làm...