Cách trị chứng ho khan
Công việc của em không thể tránh khói thuốc, mỗi lần hít phải e đều bị ho khan. Em không thể uống kháng sinh liên tục vì nghe nói sẽ làm ảnh hưởng đến gan, thận. Xin bác sĩ tư vấn giúp em cách trị chứng ho khan bởi khói thuốc.
Trả lời:
Ho khan là loại ho hầu như không có đờm, càng ho, người bệnh càng cảm thấy rát cổ họng. Ở trường hợp của bạn, đau rát họng hình thành do những đợt ho khan kéo dài. Nguyên nhân của bệnh thường gặp do cúm, cảm lạnh đột ngột, nghiện thuốc lá, stress tâm lý, bệnh viêm phế quản, dị vật kẹt ở đường hô hấp dưới, uống thuốc ức chế men chuyển trong bệnh lý tim mạch hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường…
Nếu sau từ 5 đến 7 bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Video đang HOT
Bạn có thể dùng các phương pháp sau để điều trị bệnh:
- Thuốc công thức: Dextromethophan, Codein 10mg, Codethylin 12,5mg, Opi, Acetylcystein, Bromhexin, các thuốc phối hợp (atussin, decolsin, rhumenol…). Tuy nhiên, bạn nên đến khám tại bệnh viện để kiểm tra có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không và sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc cũng như ngưng điều trị giữa chừng vì sẽ làm nhờn hệ miễn dịch.
- Trong trường hợp bạn phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và không muốn uống kháng sinh, bạn có thể uống các loại thuốc có thành phần thảo dược để cắt cơn ho ngay tại điểm kích ứng. Một số phương thuốc thảo dược dân gian hiệu quả như bạc hà, gừng, tần, tràm, mật ong, chanh, quất. Tuy nhiên, để việc trị ho đạt được kết quả, bạn nên kết hợp đúng cách các phương thuốc dân gian vì mỗi loại dược thảo đều có công dụng điều trị riêng nhưng nếu biết cách kết hợp sẽ giúp cho gia tăng hiệu quả điều trị.
Nếu không đủ thời gian và kiến thức để sắc, phối hợp các vị thuốc, bạn có thể dùng các loại thuốc ho thảo dược có kết hợp của 4 loại tinh dầu thiên nhiên như gừng, tràm, tần, bạc hà. Công nghệ hiện đại của y học đã có thể trích ly tinh dầu và bào chế thành các loại thuốc có thành phần thảo dược theo các dạng viên nang, kẹo và siro. Từ 5 đến 7 ngày sau bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Báo điện tử VnExpress cùng nhãn hàng Eugica (Công ty Mega We Care) phối hợp tổ chức chuyên mục “Điều trị ho bằng thảo dược”. Eugica là sản phẩm trị ho được chiết xuất từ 4 loại thảo dược thiên nhiên: tần, khuynh diệp, bạc hà và gừng. Độc giả có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt các câu hỏi dành cho bác sĩ chuyên môn về cách điều trị ho bằng thảo dược cho gia đình tại suckhoe@vnexpress.net. Các câu hỏi liên quan đến bệnh lý về ho và cách điều trị hiệu quả với thảo dược sẽ được thạc sĩ – bác sĩ Âu Thanh Tùng – Trưởng phân khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược tư vấn và trả lời.
Theo VNE
Các dấu hiệu ung thư phổi
Đa số bệnh nhân ung thư phổi lúc đầu đều ho khan hoặc ho có đờm, thường vào buổi sáng. Ho kéo dài, các thuốc chống viêm, trị ho không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm.
Ung thư phổi giai đoạn sớm
Bệnh nhân ung thư cũng thường bị đau ngực. Thường không có điểm đau rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khó nói hoặc nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ...
Việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị, cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.
Để phát hiện sớm ung thư phổi, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu nghiện thuốc lá kèm ho khan hoặc có đờm kéo dài nên đến bệnh viện 4 tháng một lần để chiếu chụp phổi, lấy đờm, dịch phế quản làm xét nghiệm tế bào học (5-8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi sớm). Ở cả hai giới từ 40 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu sút cân, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt thì cần đi khám và làm các xét nghiệm.
Về điều trị, tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (cắt phân thùy phổi, thùy phổi, thậm chí toàn bộ lá phổi có khối u, lấy bỏ hạch di căn nếu có) hoặc điều trị tia xạ (đơn thuần hay phối hợp) và dùng thuốc.
Cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.
Theo SKDS
"Nhận diện" bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh Tình trạng viêm phổi ở trẻ sơ sinh là một thể bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Theo MedlinePlus.gov - một trang web y khoa trực tuyến, được điều hành bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ, dưới đây là những triệu chứng của bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi cần có...