Cách tránh nóng hiệu quả khi không có điều hòa từ các chuyên gia nước ngoài
Dưới đây là những cách tránh nóng hiệu quả khi không có điều hòa được các chuyên gia nước ngoài đưa ra.
Người dân trên đường phố Ấn Độ dưới cái nắng nóng của mùa hè 2020. Ảnh: AFP
Cung cấp đủ độ ẩm cho cơ thể
Giảng viên Wendell Porter đến từ Khoa Kỹ thuật nông nghiệp và Sinh học của Đại học Florida cho biết, khi bạn cảm thấy nóng đến nỗi đỏ bừng mặt, uống nước là cách giảm nhiệt hữu hiệu đầu tiên.
“Dù nước nóng hoặc lạnh cũng không phải vấn đề bởi sau khi vào cơ thể, nước cũng sẽ ấm lên” – CNN dẫn lời giảng viên Porter. “Nếu bạn đang cảm thấy nóng và cần tự làm mát, cơ thể sẽ thực hiện chức năng này khi có đủ độ ẩm”.
Tắm hoặc tắm nước lạnh
Tắm hoặc tắm nước lạnh giúp cơ thể bạn hạ thấp nhiệt độ. Để điều này hiệu quả hơn, bạn nên dùng kèm với sữa tắm bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà.
Đông y cho rằng bạc hà có vị cay, tính mát, không độc, chữa trị cảm mạo, tán phong nhiệt, chữa sốt, nhức đầu, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi, không ra mồ hôi, chữa nôn mửa không tiêu. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, không ra mồ hôi.
Đặt khăn lạnh ở vùng cổ và cổ tay
Đặt khăn lạnh trên cổ hoặc cổ tay của bạn sẽ giúp nhanh hạ nhiệt hơn bởi ở đây có nhiều mạch máu nằm ngay dưới sát da.
Đặt quạt đúng hướng
Đặt quạt hướng ra phía cửa sổ để thổi khí nóng và đón gió mát vào bên trong phòng. Nếu thời tiết nơi bạn ở có nhiệt độ từ 10 đến 21 độ C vào buổi sáng và buổi tối, hãy mở cửa sổ trong thời gian này để tạo điều kiện cho hệ thống thông gió hút không khí nóng trong nhà của bạn và để lại nhiệt độ mát.
Hơn nữa, bạn nên đóng cửa sổ khi mặt trời chiếu vào và mở cửa khi thời tiết mát mẻ hơn. Nghỉ ngơi ở gần quạt sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
Đóng rèm cửa
Nếu bạn ở nơi có ánh nắng chiếu vào từ sáng đến chiều, hãy đóng rèm cửa để chúng không thể chiếu thẳng vào nhà và làm tăng nhiệt độ bên trong phòng. Bạn cũng có thể sử dụng màn chắn sáng để cách nhiệt và giảm sự gia tăng nhiệt độ trong ngày.
Video đang HOT
Nếu bạn bật điều hòa, đừng để nhiệt độ ở dưới 21 độ C khi muốn mát nhanh hơn, Samantha Hall, Giám đốc điều hành của Spaces Alive, một công ty nghiên cứu thiết kế giúp tạo ra các tòa nhà bền vững, thông tin.
Điều hòa sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi nhiệt độ giữ mức nhiệt độ ổn định thay vì giảm hoặc tăng nhiệt độ trong thời gian ngắn.
Ngủ với chất liệu thoáng khí
Cotton là một trong những chất liệu thoáng khí nhất, vì vậy hãy dùng chăn, gối hoặc ga giường bằng chất liệu này. Số sợi của bông càng thấp thì càng giúp bạn dễ chịu và mát mẻ.
Không làm lạnh chăn hoặc quần áo
Lời khuyên phổ biến để tránh nắng khi không có điều hòa là làm lạnh chăn và quần áo, rồi sau đó đi ngủ cùng. Tuy nhiên, theo ông Porter, đây không phải là một ý tưởng hay.
“Chăn hoặc quần áo lạnh sẽ ấm lên chỉ trong vòng vài phút sau khi hấp thụ lượng năng lượng từ bạn. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy ẩm ướt, nên tốt nhất là không nên làm như vậy”, ông Porter chia sẻ.
Sử dụng thông gió trong phòng bếp hoặc phòng tắm
Bật thông gió trong phòng bếp hoặc phòng tắm để không khí nóng bốc lên sau khi nấu ăn hoặc tắm sẽ rút hơi nhanh hơn.
Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng
Bóng đèn sợi đốt tạo ra nhiệt độ cao hơn bóng đèn LED. Cách sử dụng bóng đèn có thể tiết kiệm tiền nhưng sẽ không làm giảm nhiều nhiệt trong nhà. Nhưng nếu bạn tập trung vào việc chuyển đổi bóng đèn ở những khu vực bạn đang ngồi gần, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt đáng chú ý hơn.
Ăn các món mát
Ăn một que kem để hạ nhiệt có thể giúp ích trong giây lát, nhưng không nên ăn kem có chứa quá nhiều đường nếu bạn đang nóng.
“Đường sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nóng bên trong cơ thể. Vì vậy, làm hạ nhiệt ngay lập tức thì tốt, nhưng nếu có thêm đường thì có thể là không”, ông Porter thông tin.
Mùa hè rồi, sử dụng quạt gió, điều hoà, quạt phun sương như thế nào để không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ?
Nếu bạn để quạt gió thổi thẳng vào người thì nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ cao hơn... Các thiết bị làm mát trong mùa hè cần được sử dụng đúng cách để không ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
Mùa nắng nóng, các thiết bị làm mát không khí là điều không thể thiếuthiếu trong gia đình hay các văn phòng, nơi làm việc. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng, lạm dụng các thiết bị này có thể vô tình gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
1. Có những thiết bị làm mát nào?
Các thiết bị làm mát phổ biến có thể kể đến như điều hoà, quạt điều hoà, quạt gió, quạt phun sương, quạt hơi nước,... Mỗi một thiết bị sẽ có các mức độ làm mát và cơ chế hoạt động khác nhau.
Ngoài các thiết bị làm mát điện tử người dân cũng mua thêm các loại chiếu (chiếu điều hoà, chiếu trúc, chiếu cói, chiếu làm từ mây,..) hay các loại ga (ga điều hoà, ga tencel,...); gối điều hoà, đệm nước,... cũng có tác dụng là mát.
Khi mua các thiết bị này người tiêu dùng cần lựa chọn những nơi sản xuất mua bán uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.
2. Sử dụng các thiết bị là mát như thế nào là đúng?
2.1. Đối với điều hoà nhiệt độ
- Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt đối với những gia đình có trẻ em và người già
- Khi vừa đi ngoài nắng hay vừa tập thể dục về thì không nên vào phòng bật điều hoà ngồi ngay, dù nếu đi vào có thể khiến bạn cảm thấy mát hơn nhưng nguy cơ khiến các mạch máu bị co lại gây chóng mặt thậm chí là đột quỵ cũng cao hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo nên đứng ở bên ngoài, mở cửa to một lúc và thích nghi dần dần, sau đó mới vào hẳn phòng.
Nên để nhiệt độ điều hoà từ 25 - 27 độ C (Ảnh: Internet)
- Nên để nhiệt độ điều hoà từ 25 - 27 độ. Tuy nhiên vì hiện tại chúng ta đang trong mùa dịch nên khuyến khích các gia đình, văn phòng bật điều hoà nên để từ 26 độ C trở lên.
- Khi bật điều hoà không được để quạt gió thổi thẳng trực tiếp vào mặt trẻ
- Nhiều gia đình có thói quen dùng quạt máy và điều hoà cùng lúc, cần phải hạn chế làm như vậy vì đường hô hấp sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, đồng thời niêm mạc mũi - miệng cũng dễ bị khô, gây khó chịu khi thức dậy
- Khi bật điều hoà bạn nên bật trước 1 tiếng khi ngủ và tắt trước 30 phút trước khi thức dậy, tránh cho việc nhiệt độ bị thay đổi đột ngột
- Sau khi thức dậy nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý (NaCl nồng độ 0.9%) vào mũi và uống một cốc nước lọc nhỏ cho bớt khô họng, mũi và miệng, điều này nên áp dụng đối với cả trẻ em và người lớn.
2.2. Đối với quạt làm mát
- Không để quạt thổi thẳng vào người
Quạt mát, quạt máy là những loại quạt thông dụng trong nhiều gia đình vào mùa hè. Có nhiều người có thói quen để quạt thổi tốc thẳng vào người "cho mát" nhưng các chuyên gian đều cho biết thói quen này rất nguy hại cho sức khoẻ.
Nguyên nhân được giải thích rằng, khi gió được thổi thẳng vào người sẽ khiến mồ hôi bị khô nhanh hơn dẫn tới mất cân bằng trong bài tiết mồ hôi gây tác động xấu tới nội tạng và những bệnh về đường hô hấp, bị cảm cúm hay nhức đầu.
Không nên để quạt thổi thẳng vào người (Ảnh: Internet)
Điều này còn nguy hiểm hơn đối với những người có thói quen ngủ há miệng (nhất là trẻ nhỏ), khi thức dậy miệng bị khô gây viêm họng.
- Nên để quạt hướng lên phía tường hoặc trần nhà để không khí được lưu thông tốt hơn
- Nên sử dụng quạt đảo chiều, mở mức gió nhẹ khi ngủ
- Nếu người ra mồ hôi nên sử dụng khăn khô mềm để lau sạch, sau đó bật quạt để xa giúp cơ thể được giải nhiệt từ từ, tránh nguy cơ bị cảm lạnh.
2.3. Đối với các loại quạt phun sương, quạt hơi nước
Quạt hơi nước, quạt phun sương đã trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên nếu như dùng quạt trong thời gian dài độ ẩm trong không khí sẽ bị tăng cao và tạo điều kiện cho các loại nấm mốc hay những vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ phát triển mạnh.
Không nên bật quạt phun sương trong thời gian dài (Ảnh: Internet)
Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già có hệ hô hấp và sức đề kháng yếu, chưa phát triển hoàn toàn rất dễ bị xâm nhập gây ra các bệnh tai mũi họng.
[ẢNH] 5 thói quen làm mát cơ thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn Mùa hè tới đem theo nắng nóng gây khó chịu cho cơ thể con người. Nhiều người để tránh nóng, làm mát và giải nhiệt cho cơ thể đã sử dụng nhiều cách như uống nước đá, sử dụng quạt máy, điều hòa, tắm... Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, nếu làm mát cơ thể không đúng cách có thể...