Cách tránh khô da tay khi sát khuẩn
Nên rửa tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh, bôi kem dưỡng ẩm hoặc đeo găng tay để tránh làm khô da, ngứa, nứt hoặc nhiễm trùng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết bàn tay tiếp xúc thường xuyên với nước, xà phòng, cồn, các chất tẩy rửa… có thể làm khô da, ngứa, nứt nẻ, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng. Tình trạng khô ngứa nặng nề hơn ở những người thuộc type da khô, có sẵn bệnh viêm da cơ địa…
Ngoài ra, sát khuẩn tay không đúng cách còn làm mất cân bằng độ ẩm và độ pH của da, dẫn đến khô ráp, dày sừng, bong tróc…
Bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây. Rửa tay bằng nước ấm thay vì bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Việc rửa tay bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất cân bằng độ ẩm cho da.
Video đang HOT
Nên sử dụng xà phòng có thành phần giữ ẩm như glycerin, lanolin… Tránh các xà phòng có nhiều mùi thơm sẽ tăng nguy cơ kích ứng da hoặc các xà phòng cục có độ pH cao, sẽ làm mất cân bằng pH cho da.
Khi rửa tay, nên thực hiện các bước rửa tay đầy đủ và nhẹ nhàng ngay cả khi bạn đang vội để tránh chà xát làm tổn thương làn da.
Sau khi rửa tay, nước như nam châm sẽ hút nước từ trong da và bay hơi trong không khí khiến da khổ. Ngoài ra, rửa tay nhiều lần làm mất đi lớp hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mất nước Để bảo vệ làn da, bạn cần thoa liền kem dưỡng ẩm để khôi phục hàng rào bảo vệ da, cung cấp lớp bảo vệ, tăng hàm lượng nước biểu bì, làm dịu da. Kem dưỡng ẩm cũng nên thoa sau mỗi lần tắm rửa, đụng nước, trước khi ngủ và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da khô.
Hạn chế tiếp xúc với nước, dung dịch sát khuẩn bằng cách đeo găng tay bảo vệ. Đối với găng cao su, găng y tế, thường dùng trong môi trường ẩm ướt, hóa chất, tiếp xúc vật nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm chỉ nên được dùng một lần và bỏ vào nơi xử lý rác thải y tế, rác thải hóa chất…
Đối với găng bằng len, da, vải..có thể che chắn tác hại ánh nắng mặt trời đối với làn da… Những trường hợp khô da nhiều, da dày sừng, bong vảy khô, dày… có thể thoa kem dưỡng ẩm rồi đeo găng tay vải để kem thấm sâu vào da, giúp giữ ẩm và làm mềm da. Đeo găng tay những ngày gió khô, lạnh sẽ làm giảm tác hại của khí hậu và gió khô lên làn da, giúp bảo vệ da tốt hơn.
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để không lây nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, bệnh nhân khi đến khám tại các bệnh viện cần khai báo y tế trung thực, luôn đeo khẩu trang...
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID - 19, theo các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai, khi đến bệnh viện khám trong giai đoạn này cần thực hiện các bước sau đây.
1. Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn phân luồng của bệnh viện.Thực hiện kiểm tra thân nhiệt và sát khuẩn tay ngay tại cửa vào.
2. Mỗi người bệnh chỉ có 1 người nhà đi cùng trong trường hợp cần thiết. Thực hiện việc khai báo y tế trung thực.
3. Luôn luôn đeo khẩu trang che kín mũi, miệng. Che miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo khi ho, hắt hơi.
4. Không tập trung đông người. Giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người bên cạnh. Hạn chế giao tiếp khi không thực sự cần thiết.
5. Thực hiện vệ sinh tay mỗi khi vào tòa nhà, khoa phòng, buồng bệnh thang máy và sau khi tiếp xúc với các bề mặt.
4 dấu hiệu bất thường trên mặt tiết lộ sức khỏe của bạn Một số bất thường trên mặt có thể tiết lộ manh mối về tình hình sức khỏe của mỗi người. Nhận thấy các dấu hiệu bất thường đó rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh. Một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp là khô da - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là 4 dấu...