Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới trên các vùng miền
Cách trang trí bàn thờ gia tiên là một nghi lễ truyền thống có từ lâu đời và vẫn được gìn giữ đến ngày nay. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có một đặc trưng văn hóa và sinh hoạt khác nhau nên cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới cũng mang nhiều nét khác nhau.
Bàn thờ gia tiên trong lễ cưới là nơi con cái tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, là nơi cầu mong sự chứng giám và ban phước lành cho hôn lễ.
Một bàn thờ gia tiên trang trọng, đúng lễ nghi cũng là tạo hình ảnh đẹp với quan khách và là kỉ niệm cho cặp đôi. Vì thế việc sắp xếp và trình bày bàn thờ gia tiên rất quan trọng và cần sự chăm chút kĩ lưỡng.
Với mỗi vùng miền khác nhau thì bàn thờ gia tiên lại có sự thay đổi cho phù hợp với lối sống và cách sinh hoạt ở đó. Tuy nhiên, nhìn chung ở tất cả vùng miền thì đều bàn thờ gia tiên đều cần phải gọn gàng, đẹp mắt, phủ vải đỏ, treo chữ hỉ, có lư đồng, bát nhang, nến cưới ….
Bên cạnh đó, vẫn có sự khác nhau trong cách trang trí, tuy không nhiều nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý.
1. Miền Bắc
Người miền Bắc thường rất coi trọng các giá trị truyền thống và khắt khe trong các vấn đề tâm linh. Do đó, việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới của nơi đây không đơn thuần chỉ là “bộ mặt” của gia đình cô dâu – chú rể, nó còn thể hiện sâu sắc vấn đề tâm linh.
Trong ngày cưới, gia chủ thường sẽ đốt trầm hương hoặc hương vòng để tạo không gian ấm cúng, thiêng liêng. Bên cạnh đó, chủ nhà còn đặt 01 con gà luộc nguyên con và 01 đĩa xôi gấc trên ban thờ, tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy.
Ngoài ra, để trang trí cho bàn thờ thêm phần ấn tượng, gia chủ còn treo thêm hoành phi và câu đối đỏ 02 bên, tạo thành bộ 03 vật phẩm trang nhã.
Mâm ngũ quả và hoa tươi cũng là 02 yếu tố không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào ngày cưới của người miền Bắc.
Theo đó, loại hoa thường dùng là hoa lay ơn, hoa loa kèn và đặt mỗi bên ban thờ 01 lọ. Còn mâm ngũ quả sẽ kết thành hình long phụng, mang ý nghĩa hạnh phúc, sum vầy cho đôi bạn trẻ.
Tại miền Bắc, sau ngày lễ nạp tài, nhà gái còn lấy 01 phần sính lễ của nhà trai mang sang để đặt lên bàn thờ gia tiên như: Rượu tây, thuốc lá, chè. Tương tự, nhà trái cũng mang mâm “lại quả” về thắp hương trên bàn thờ gia tiên của gia đình mình.
Cách trang trí bàn thờ thường là phủ vải đỏ, câu đối, chữ hỉ, … Trên bàn thờ có một mâm ngũ quả có thể kết thành hình long, phượng, hoa tươi, một con lợn quay và xôi gấc.
Ngoài ra, khi nhà trai đến rước râu thì sẽ mang theo mâm lại quả, cau trầu, rượu… để thắp hương lên bàn thờ.
Video đang HOT
Mâm lễ truyền thống theo phong cách miền Bắc. Ảnh: cuoihoingoclinh
2. Miền Trung
Bàn thờ gia tiên của người miền Trung không cầu kỳ nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi. Bàn thờ gia tiên thường được trang trí với trầu, cau, rượu, nến tơ hồng… đặc biệt là không thể thiếu bánh phu thê. Nhà trai nếu khá giả có thể thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không bắt buộc cúng heo quay như ở miền Bắc.
Bánh phu thê là thứ không thể thiếu trong bàn thờ gia tiên của người miền Trung.
Mâm cúng trên bàn thờ gia tiên của người miền Trung rất đầy đủ. Ảnh minh họa.
3. Miền Nam
Đối với người miền Nam yếu tố thẩm mĩ đi kèm với lễ nghi được đặt lên rất cao. Điểm đặc biệt trong việc trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam là họ có thể lập một bàn thờ giả ngay tại phòng khách để đảm bảo sự trang trọng. Còn bàn thờ gia tiên thật sẽ được treo phông đỏ, chữ hỉ và câu đối…Trên bàn thờ giả cũng có thể đặt ảnh của tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống.
Ảnh minh họa.
Bàn thờ gia tiên trong ngày cưới của người miền Nam thường được trang trí bằng cách treo phông đỏ và câu đối đỏ 02 bên. Điểm khác biệt cơ bản trong trang trí bàn thờ gia tiên miền Nam là nhà trai sẽ mang đến nhà gái 01 đôi nến lớn khắc hình long phụng trong lễ ăn hỏi để đặt lên bàn thờ trong đám cưới, tiệc cưới.
Bên cạnh đó, các vật phẩm thờ như: Lư đồng, bát hương, đèn thờ, chân nến cũng được người nơi đây vệ sạch sẽ và trang hoàng cẩn thận trong ngày trọng đại này.
4. Những vấn đề cần lưu ý khi tự trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới
Phải đầy đủ vật dụng như chữ hỷ, cặp lư đồng, đôi câu đối, đôi đèn long phụng để trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới.
Mâm ngũ quả phải được kết thành hình long phụng gồm các loại quả như: Mãng cầu, thanh long, xoài, táo, nho,… không chọn quả có gai nhọn.
Hoa tươi phải mang màu sắc tươi tắn, ưu tiên chọn: Hoa hồng, hoa lay ơn, hoa lan, hoa sen,…
Chuyện thật như đùa: Chú rể rước dâu quên luôn đường đi, tên bố vợ cũng không nhớ và màn xử lý "xứng đáng đi vào lịch sử"
Trong ngày cưới hồi hộp là chuyện thường nhưng đến mức quên đi cả các địa điểm quan trọng nhất thì thật khổ cho chú rể quá.
Đám cưới là dịp cô dâu chú rể mong chờ và chuẩn bị kĩ lưỡng cho nó. Các vấn đề như khách khứa, trang phục, cỗ bàn... cũng ngốn nhiều thời gian của các "nhân vật chính". Bởi vậy, nhiều người có thể bối rối khi rơi vào tình trạng nhớ nhớ quên quên.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại cảnh đi đón dâu của đoàn nhà trai. Tuy vậy, một sự việc xảy ra khiến ai nấy đều chẳng nhịn được cười.
Theo đó, chú rể dẫn đầu đoàn nhà trai đến nhà gái để rước dâu nhưng lại quên mất địa chỉ nhà cô ở đâu. Anh phải xuống hẳn xe, tay cầm hoa cưới, đi bộ lếch thếch một đoạn để hỏi dò đường.
Bài viết đăng tải trên mạng xã hội.
Đoạn clip được những người bạn của chú rể đăng lại. Ai cũng bật cười trước cái "mất trí nhớ tạm thời" của chú rể.
"Chú rể H. quên nhà bố vợ, đang phải đi hỏi người dân đây, gọi bố vợ ra đón. Chú rể quên nhà vợ, tất cả mọi người trên xe ngồi lại đây. Chú rể bối rối, còn bỡ ngỡ.
Thanh niên tên cả tên bố vợ, quên luôn đường vào nhà vợ. Ra hỏi: 'chú ơi có phải chú đi ăn cỗ nhà cháu không?'. Mặt chú rể rất hoang mang", đây chính là những lời mà bạn chú rể giải thích trong đoạn clip.
Đoạn cuối, chú rể vẫn vô cùng bối rối và vuốt vuốt trán để lục lại trí nhớ cho người nhà di chuyển đúng đường, kịp giờ đón dâu.
Chú rể một mình đi hỏi đường.
Đăng tải trên mạng xã hội, một fanpage lớn viết về đoạn clip ấy như sau:
" Tôi xem đi xem lại video này đến nhiều lần vẫn chưa hiểu được ông bạn này yêu đương kiểu gì mà đến tận hôm cưới vẫn quên được nhà 'nhạc phụ đại nhân'.
Video được bạn bè ghi lại hình ảnh chú rể bảnh bao trong chiếc áo dài trắng, tay cầm hoa, thất thểu tìm nhà vợ sắp cưới.
Sự lơ ngơ của chú rể được làm nổi bật lên bởi tiếng cười của đám bạn thân nhưng bọn nó cũng tư vấn rất nhiệt tình, khi đưa ra 1001 cách sinh tồn tại làng quê.
Ban đầu chú rể sử dụng phương án vô cùng truyền thống đó là hỏi tên bố vợ - đây thường là cách hiệu quả nhất để tìm nhà 1 ai đó ở quê.
Nhưng khi phương án được triển khai thì ông mới ngớ người ra là mình không nhớ tên bố vợ. Phương án A hoàn toàn sụp đổ trong sự bất lực của họ nhà trai.
Rất may gặp được 1 chú bên đường, ăn mặc bảnh bao nhìn có vẻ là sắp đi ăn cỗ, chú rể vận dụng hết tài ăn nói hỏi chí mạng đúng 1 câu đi sâu vào lòng đất: 'Chú ơi, chú chuẩn bị đi ăn cỗ nhà cháu đúng không?'.
Đây là kinh nghiệm cho anh em chuẩn bị lấy vợ xa là cần nghiên cứu địa hình nhà gái cho thật kỹ".
Thật là vất vả cho chú rể biết bao, có lẽ sau bao ngày lo nghĩ cho đám cưới, chú quên mất đi điều tối quan trọng là đường đến nhà cô dâu. Thế nhưng đến tên bố vợ mà cũng "quẫn" đến mức quên luôn hoàn toàn thì phải xem lại.
Nhiều người tỏ ra thông cảm cho chú rể vì sự cố không đáng có. Tuy vậy, đây cũng là bài học cho những người sắp cưới vợ, phải chuẩn bị thật kỹ càng trước khi xuất phát. Có lẽ rằng, cô dâu chú rể này đã có một kỷ niệm đáng nhớ cho ngày cưới của mình.
Cặp vợ chồng Mỹ chụp ảnh kỷ niệm ngày ly hôn Trong khi mọi người thường chụp ảnh để ghi lại kỷ niệm vui vẻ trong lễ đính hôn, ngày cưới, một cặp vợ chồng ở Mỹ đã làm điều ngược lại. Bức ảnh kỷ niệm ngày ly hôn với chồng cũ được Casanova chia sẻ trên Facebook vào ngày 13/9 và nhận về nhiều bình luận tranh cãi. Trong ảnh, Casanova cầm tấm...