Cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết
Đến nay, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc phòng ngừa và nhận biết dấu hiệu sốt xuất huyết là rất quan trọng.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra và có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua muỗi đốt. Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo một chu kỳ nhất định nào nữa mà xuất hiện quanh năm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thể cộng đồng. Do đó, chủ động tìm hiểu các biện pháp ngừa sốt xuất huyết là rất cần thiết.
Điều trị cho trẻ em tại Khoa Sốt xuất huyết – Bệnh viện Nhi Đồng 1 ( TP.HCM). Ảnh NHẬT THỊNH
Triệu chứng nào cần chú ý?
Bác sĩ Bùi Nguyễn Hoàng Vũ, Khoa nhiễm C – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM), lưu ý trong thời điểm dịch sốt xuất huyết đang bùng phát này, người dân cần cẩn trọng khi có các triệu chứng cảm sốt, mệt mỏi. Nhiều trường hợp người lớn bị sốt xuất huyết nhập viện tại Khoa nhiễm C – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nhưng trước đó tưởng lầm là cảm sốt thông thường nên tự ý mua thuốc hạ sốt uống nhiều ngày không khỏi. Đến khi vào giai đoạn nổi ban, nổi chấm đỏ sốt xuất huyết mới nhập viện thì bệnh đã trở nặng. Cũng có nhiều trường hợp sốt xuất huyết đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác, như khi gan to lên đau nhức lại hiểu nhầm triệu chứng, đi khám không đúng khoa dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị.
Theo bác sĩ Vũ, các trường hợp nặng thường do tăng men gan, viêm cơ tim và tỷ lệ cao nhất là bị sốc sốt xuất huyết. Trong đó, đáng lưu ý nhất là những bệnh nhân có bệnh lý nền, bệnh tim, thận, tiểu đường, và bệnh nhân béo phì.
Còn đối với trẻ em, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết hiện các trường hợp trẻ nhập viện do sốt xuất huyết có phản ứng viêm tăng cao hơn các năm. Thời điểm này nếu trẻ sốt, phụ huynh phải nghĩ đến trường hợp sốt xuất huyết và đi bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Đồng thời, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn lỏng dễ tiêu để tăng sức đề kháng.
Trẻ cần được theo dõi sát sao. Khi trẻ đau bụng, bứt rứt lăn lộn, chảy máu cam, máu răng, ói ra máu, đi ngoài phân đen, bỏ ăn bỏ bú là những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng, phải vào ngay bệnh viện, ngay cả trong đêm. Những dấu hiệu trên thường xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 của bệnh; đây là ngày cao điểm và lúc đó trẻ đã hết sốt, dễ chủ quan.
Hướng dẫn biện pháp xử lý vật chứa đọng nước
Hiện nay TP.HCM đang vào mùa mưa, cũng là mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Bộ Y tế khuyến cáo chúng ta mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng, bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM hướng dẫn biện pháp xử lý các vật chứa đọng nước như sau:
Lọ hoa, xô, thùng, lu, khạp: Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong và thay nước mới lọ hoa sau mỗi 3 – 5 ngày.
Chậu cây thủy sinh: Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong chậu cây thủy sinh và thay nước mới sau mỗi 3 – 5 ngày; hoặc thả các loại cá ăn lăng quăng vào chậu cây thủy sinh (cá bảy màu, cá rô phi, cá chép…)
Hồ chứa nước sinh hoạt: Khuyến khích sử dụng hồ có nắp đậy, nếu không có nắp đậy thì dùng tấm bạt/vải/lưới chống muỗi che kín miệng hồ.
Hồ trữ nước: Khuyến khích sử dụng hồ trữ nước có nắp đậy. Nếu không có nắp đậy thì dùng tấm bạt che kín miệng hồ, lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng.
Vỏ xe (chờ thanh lý, tái chế): Xếp chồng lên nhau và để ở nơi có mái che hoặc dùng tấm bạt che kín tất cả vỏ xe; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng.
Vỏ xe (trưng bày, quảng cáo): Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra và quay lỗ đục xuống dưới hoặc dùng băng dính ni lông quấn kín quanh vỏ xe.
Bát nhang: Đổ cát vào đầy bát nhang.
Đĩa lót đáy chậu cây: Đổ nước, dùng khăn với nước rửa chén lau sạch bề mặt đọng nước của đĩa sau mỗi 3 – 5 ngày và cho muối (muối hột/muối ăn thông thường) vào đĩa.
Máng xối, rãnh thoát nước mưa: Khai thông dòng chảy nếu bị nghẹt, loại bỏ vật chắn gây đọng nước bằng các biện pháp thủ công hoặc dùng hóa chất.
Ly nhựa, gáo dừa, hộp chứa thức ăn, chai nước và tất cả những vật phế thải nhỏ có khả năng đọng nước: Thu gom, đổ hết nước đọng và bỏ vào thùng rác có nắp đậy.
TP.HCM: Thêm 174 ổ dịch sốt xuất huyết, đã có 10 ca tử vong
Trong tuần 25 toàn thành phố ghi nhận 174 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 89 phường, xã thuộc 18 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 38 ổ dịch mới so với tuần 24.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 25 thành phố ghi nhận 2.548 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca s ốt xuất huyết Dengue tăng mạnh, thêm 1 ca tử vong
Theo HCDC, tính đến tuần 25, thành phố ghi nhận 18.976 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 151,6% với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca sốt xuất huyết nặng là 311 ca.
Trong tuần 25 (từ ngày 17.6 đến 23.6.2022), thành phố ghi nhận 2.548 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước. Trong tuần ghi nhận 1 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nâng tổng số ca tử vong từ đầu năm đến nay là 10 ca.
Trong tuần 25 toàn thành phố ghi nhận 174 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 89 phường, xã thuộc 18 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 38 ổ dịch mới so với tuần 24.
Dịch tay chân miệng có xu hướng giảm
Tính đến tuần 25, thành phố ghi nhận 7.634 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong tuần 25 thành phố ghi nhận thêm 825 ca bệnh tay chân miệng, giảm 217 ca (20,8%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.
Toàn thành phố ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại quận 3, giảm so với tuần 24.
Xô đọng nước mưa ngoài trời là nơi phát sinh lăng quăng, sinh muỗi. Ảnh HCDC
Khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Hiện TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết hằng năm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. HCDC khuyến cáo để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế khuyến cáo người dân mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng, bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết
- Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,...
- Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
- Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
- Sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay,... và ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.
- Tích cực phối hợp ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.
Bé trai bị "bão cytokin" tấn công do mắc sốt xuất huyết và biến chứng Covid-19 Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, một bé trai 15 tuổi, ngụ Đồng Tháp vừa vượt qua cơn "bão cytokin", thoát cửa tử khi cùng lúc mắc sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu, kèm biến chứng căng thẳng hậu COVID-19. Trước đó nửa tháng, bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vì sốt cao hai ngày liên tục, nổi...