Cách tổ chức tiệc tại nhà trong kỳ nghỉ
Tổ chức tiệc vào kỳ nghỉ, nên chọn ngày giữa kỳ, hôm sau bạn vẫn được nghỉ ngơi chứ không phải tất bật đi làm lại ngay…
Tự nấu tiệc tại nhà có thể khiến bạn vất vả hơn, nhưng đây sẽ là cơ hội giúp mọi người gắn bó với nhau hơn và tạo ra những khoảnh khắc thú vị, ý nghĩa.
Theo một chuyên gia tổ chức tiệc và đào tạo đầu bếp tại Hà Nội, khi tổ chức tiệc vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nên chọn ngày giữa kỳ, tức sau khi tổ chức tiệc, hôm sau bạn vẫn được nghỉ ngơi chứ không phải tất bật đi làm lại ngay. Như vậy, giúp bạn có thêm thời gian thư giãn sau một ngày vui nhưng cũng khá mệt mỏi, đồng thời khách mời cũng đỡ ngại khi ở lại muộn nếu tiệc tối.
Hãy lên thực đơn cho bữa tiệc từ trước, và ghi ra những thứ cần mua trước khi ra chợ hay siêu thị sắm đồ, để tránh mua những thứ không cần thiết hoặc thiếu gia vị này, nguyên liệu kia. Khi lên kế hoạch món ăn, nên nghĩ ngay xem món nào là chính và thêm vài món phụ nhấm nháp. Chẳng hạn, nếu định nấu lẩu gà nấm là chính, có thể chuẩn bị thêm ít khoai tây chiên, bánh khoai môn hay bánh mì nướng, salad…
Các món nướng thường được nhiều người ưa thích khi tổ chức tiệc tại gia đình. Ảnh minh họa: Alexchef.co.uk.
Trước khi lên thực đơn, cần biết rõ khẩu vị ăn uống của các thành viên gia đình, khách mời. Chẳng hạn, nếu khách là một gia đình có con nhỏ, người ăn chay hay kiêng một món nào đó thì bạn càng cần lưu ý để họ không bị “bỏ đói” giữa rừng món ngon.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ và khách của bạn cũng vậy, hãy dành thời gian chuẩn bị trước những trò chơi hay các hoạt động giúp bọn trẻ dễ dàng làm quen với nhau, thích thú tham gia (có sự góp mặt của người lớn càng tốt).
Chị Nguyễn Ngọc Anh Thư, Giám đốc Công ty đào tạo gia chánh Rosa (Đồng Nai) chia sẻ kinh nghiệm, khi tổ chức tiệc gia đình nên lựa các món đơn giản, dễ làm và sao cho các thành viên trong nhà đều có thể góp tay, tạo không khí vui nhộn, gắn bó. Cách này cũng giúp chị em – thường là người phụ trách chính khoản nấu nướng – đỡ vật vả, mệt mỏi.
Video đang HOT
Thông thường, các món nướng được nhiều người ưa chuộng, dễ thực hiện và đáp ứng nhu cầu của số đông. Sườn nướng, thịt ba chỉ nướng, dạ dày nướng… là những món có thể nghĩ tới. “Nam giới hay nhậu khoái các món này. Trẻ nhỏ cũng dễ ăn. Món ăn không cần chuẩn bị cầu kỳ từ trước nhiều. Có thể chỉ cần ướp sơ qua rồi đặt bếp tại nơi tổ chức tiệc, dùng tới đâu nướng tới đó và nam giới thường có thể phụ trách tốt việc này”, chị Anh Thư chia sẻ.
Ngoài ra, các món lẩu hay bánh mì ăn kèm chả giò, salad, một nồi phở to… cũng có thể là lựa chọn hay.
Theo chuyên gia ẩm thực, nhiều người cho rằng tổ chức tiệc đông người trong gia đình thì cần phải cầu kỳ, nhiều món, mâm cao, cỗ đầy mới đúng nghi thức và đáp ứng nhu cầu của mọi người, nhưng thực tế, trong bữa ăn sum vầy dịp nghỉ lễ, điều quan trọng là không khí ấm áp, thân tình, vui vẻ. Vì vậy, không cần quá câu nệ nhiều món sơn hào hải vị, mà hãy làm sao để mọi người dễ quây quần, có nhiều thời gian chia sẻ, trò chuyện và cùng làm, cùng ăn.
“Nếu có thể để trẻ nhỏ tham gia càng tốt, vì đó là cơ hội để các bé tham gia góp sức, tìm thấy niềm vui từ các hoạt động chung và trân trọng ý nghĩa gia đình hơn”, chị Thư nói.
Theo VNE
Người Việt lười sau Tết: Lỗi do môi trường nhiều hơn!
"Nếu kết luận là người Việt lười thì không hẳn vì vẫn có không ít người đam mê công việc, dấn thân cho lý tưởng sống của họ. Song phải nhìn nhận một thực trạng ngày càng nhiều người làm việc kiểu làng nhàng, một phần là do phẩm cách tự thân của họ, nhưng một phần là do môi trường mà họ làm việc và lãnh đạo cơ quan của họ".
Ông Giản Tư Trung, chuyên gia giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) đã chia sẻ góc nhìn của mình về nhận định tính cách người Việt lười lộ rõ sau mỗi kỳ nghỉ Tết.
Sống thiếu lý tưởng, làm thiếu mục tiêu
Cứ sau mỗi kỳ nghỉ Tết hay nghĩ lễ dài khó khăn lắm người ta mới bắt nhịp lại công việc bình thường trước đó. Cái gọi là "hậu nghỉ lễ" vốn trở thành "căn bệnh" khó chữa và đang dần ăn sâu vào tính cách của không ít người Việt.
Chẳng thế mà những ngày sau Tết Giáp Ngọ, dù nhiều lệnh cấm được đưa ra song người ta vẫn thấy xe công xuất hiện dày đặc ở các đền, chùa, công chức vẫn đi như trẩy hội còn sinh viên, học sinh thì uể oải đến trường.
Hình ảnh những quán trà, cafe đông ngịt các bạn trẻ cả giờ hành chính lẫn giờ nghỉ minh chứng cho sự lười biếng và lãng phí thời gian của người Việt
Có ý kiến cho rằng tính cách người Việt lười lộ rõ sau mỗi kỳ nghỉ Tết. Bình luận về ý kiến này ông Giản Tư Trung cho rằng, không nên vơ đũa cả nắm. Song ông Trung cho rằng phải nhìn nhận không ít người chẳng cần sau mỗi kỳ nghỉ mà ngay cả trong năm làm việc họ cũng không có kế hoạch, mục tiêu gì cả. "Họ không tìm được nhiều ý nghĩa trong công việc thì mới ứng xử như vậy", ông Trung nói.
Bên cạnh đó ông Trung cũng chỉ ra, có những người họ đầy ắp kế hoạch, hoài bão, và tìm thấy ý nghĩa trong công việc nên họ thấy mỗi kỳ nghỉ như nghỉ Tết vừa rồi là quá dài, mong sao qua đi nhanh để có thời gian sớm quay lại công việc. Cái này là nằm ở trong cách nghĩ của từng người. Như đi học là "bị học" vì học chán quá thì thì bình thường cũng đã oải khi đi học chứ chưa nói là sau kỳ nghỉ tết. Nhưng nếu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là "được học", là dịp để học hỏi thì ai cũng mong sao mau hết Tết để được quay lại trường.
Người Việt hiện nay rất lười
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, giám đốc chiến lược tập đoàn FPT từng thốt lên rằng: "lao động Việt Nam hiện nay thua xa thập niên 90 và thời bao cấp. Người Việt Nam hiện nay rất lười, muốn những thứ lao động kiềm tiền ngay, dễ dàng. Không những thế người trẻ Việt Nam hiện không có niềm tin vào khả năng của bản thân và đất nước".
Không khó để đối sánh thông tin này. Hãy thử nhìn lịch của bạn trẻ Nguyễn Tuấn Hoàng, nhân viên IT của một công ty có tiếng ở Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Giáp Ngọ 2014. Trong một tuần Hoàng phải sắp xếp khéo mới đủ thời gian cho các cuộc hẹn ăn nhậu, hát hò.
Hoàng chia sẻ: "Sau nghỉ Tết chẳng ai muốn làm việc. Dư âm kỳ nghỉ vẫn còn nên vẫn phải hoàn thiện nốt các lịch hẹn khai Xuân".
Và cũng không khó để kiểm chứng khi lướt một vòng facebook sẽ thấy nhan nhản các hình ảnh "Du xuân í a" của các công chức, viên chức, sinh viên và cả những người buôn bán....
Và rồi phía sau những bữa tiệc, buffet hay lẩu, liên hoan cơ quan rồi nhóm bạn, thì quán karaoke là điểm hẹn lý tưởng sau đó.
Chăm chỉ vì lương tâm hay do môi trường
Ông Giản Tư Trung một lần nữa nhận định vẫn có hai thái cực khác nhau giữa người Việt làm việc lười biếng và số ít vẫn chăm chỉ, cầu tiến.
"Nhìn vào giới trẻ, chúng ta cũng thấy có bạn sống làng nhàng, café chém gió, nhưng cũng có những bạn dấn thân vì mục tiêu đẹp đẽ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì những bạn đó đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống, của công việc và muốn dấn thân để hiện thực hóa những điều đó. Còn với những bạn không rõ mục đích sống, không mục tiêu công việc, không có tiêu chí phấn đấu cụ thể thì chẳng cứ gì sau kỳ nghỉ Tết mà suốt năm cũng sẽ cứ làng nhàng như vậy", ông Trung nói.
Cho rằng điều quan trọng là tự mình quyết định, song ông Trung cũng thẳng thắn nhìn nhận: "Cũng có những người sống làng nhàng nhưng khi vào làm việc trong một tổ chức buộc họ phải làm việc hết mình thì khi đó họ cũng sẽ phải thay đổi để tồn tại. Lỗi tự thân cũng có nhưng do môi trường thì nhiều hơn", ông Trung phân tích.
Ông Trung nhận định: "Điều tôi muốn nói ở đây là mình có tìm được sự hứng thú trong công việc, học tập của mình hay không? Đó mới là cái chính. Chuyện sống làng nhàng, làm làng nhàng, học làng nhàng thì vừa là lỗi tự thân, nhưng cũng phải nhìn lại cả lỗi của tổ chức và của người lãnh đạo nữa. Nếu lãnh đạo không đề ra công việc, mục tiêu, thời gian... ra sao thì tự thân đôi khi cũng khó hình thành cho mình những thứ đó. Còn nếu không có mục tiêu để hoàn thành thì việc công chức cứ làng nhàng, đủng đỉnh thì cũng là dễ hiểu".
"Tuy nhiên, với những người đã hình thành cho mình những phẩm giá của riêng mình thì cho dù làm ở đâu với ai thì họ cũng làm rất trách nhiệm, chăm chỉ và hết mình. Đối với người này họ vào cơ quan chuyên nghiệp họ cũng làm hết mình, họ vào làm chỗ làng nhàng thì họ cũng làm hết mình. Họ chăm chỉ vì con người của họ vốn dĩ là như thế chứ không phải họ chăm chỉ vì dư luận hay vì môi trường xung quanh. Họ đối diện với lương tâm của mình để làm việc chứ không đối phó với người khác để làm việc" ông Trung kết luận.
Theo Báo Đất Việt
Tính cách người Việt lộ rõ hậu nghỉ Tết? Tâm lý uể oải, công chức tìm cách ăn bớt thời gian đi tụ tập, lễ chùa; sinh viên học sinh thì ngại học là thực trạng đang diễn ra sau kỳ nghỉ Tết Giáp Ngọ. Học sinh, sinh viên ngại học T heo lịch nghỉ Tết, ngày 10/2 (tức 11 tháng Giêng), học sinh trở lại trường học kết thúc kỳ nghỉ...