Cách tính lương cho người đi làm dịp lễ 30/4, 1/5
Theo Luật, người lao động hưởng 300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó.
(Ảnh minh họa)
Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP qui định đi làm vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy, 300% là tiền thưởng và cộng thêm tiền lương của ngày đó, lương người lao động đi làm ngày nghỉ, ngày lễ lên tới 400%.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4/2015, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nhiều doanh nghiệp có lịch làm việc bình thường vào ngày thứ 7. Vì vậy, thay vì nghỉ 2 ngày 30/4 và 1/5 rồi thứ 7 đi làm, xong lại nghỉ ngày Chủ nhật, nhiều doanh nghiệp thấy thời gian nghỉ và đi làm gián đoạn vậy, nên đề nghị người lao động đi làm vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương và được nghỉ liền 4 ngày từ 30/4, 1/5, 2/5 và 3/5.
Trong đợt nghĩ lễ 30/4, 1/5 năm 2015, theo ý kiến của luật sư về lĩnh vực lao động, việc làm, tùy theo phương án mà doanh nghiệp lựa chọn, người lao động được nhận lương như sau:
Video đang HOT
Phương án 1: Tính ngày nghỉ thứ 7 là ngày nghỉ phép
- Việc tính này đỡ rắc rối cho các doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ làm vào ngày thứ 7. Còn việc đi làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì mỗi nhân viênđược nhận 400% lương làm việc ngày đó.
Phương án 2: Nghỉ ngày thứ 7 nhưng không tính vào ngày phép
Trường hợp này tính theo cách cấn trừ tiền lương của 02 ngày này như sau:
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đi làm được hưởng 400% tiền lương làm việc của ngày đó.
- Nghỉ thứ 7 thì bị trừ tiền lương làm việc bình thường của ngày đó.
Như vậy, làm việc ngày giỗ Tổ và nghỉ ngày thứ 7 trong trường hợp này, người lao động nhận được 300% tiền lương làm việc của ngày đó.
Tuy nhiên, trường hợp này có thể là do doanh nghiệp lựa chọn hoặc áp dụng với người lao động đã sử dụng hết số ngày phép trong năm.
Theo Vũ Hạnh
VOV
"Nếu bị "chặt chém" vé xe dịp nghỉ lễ, hãy báo ngay cho chúng tôi!"
"Nhiều nhà xe chặt chém giá vé đã bị xử lý khi hành khách báo tin kịp thời; nặng có thể bị cắt lốt, nhẹ thì đình tài. Dịp nghỉ lễ tới đây, nếu nhà xe nào vi phạm, hành khách hãy báo cho chúng tôi để xử lý" - Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết.
Nếu bị "chặt chém" về giá vé, hành khách báo tin ngay cho bến xe để xử lý
Chiều ngày 24/4, trao đổi với PV Dân trí về kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân cũng như những vấn đề an ninh trật tự, giá vé... trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây, ông Nguyễn Anh Toàn - Giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) - cho biết, bến xe dự kiến điều khoảng 400 xe khách chạy tăng cường, chủ yếu đi các tuyến Quảng Ninh, Vinh, Thái Bình, Phú Thọ. Xe tăng cường sẽ hoạt động đến đêm. Trong ngày nghỉ lễ, 100% quân số vẫn phải làm việc tại bến, chia làm 3 ca trong ngày, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Đến thời điểm hiện tại, chưa có doanh nghiệp vận tải nào xin đăng ký tăng giá vé.
Ông Toàn cho biết: "Chúng tôi đã có kế hoạch phục vụ nhân dân đi lại dịp này từ trước đó, lượng khách sẽ đổ về bến đông trong dịp này là vào chiều 27/4 và sáng 28/4. Dự kiến lúc cao điểm có khoảng 1.500 lượt khách qua bến trong ngày. Với số lượng xe đang hoạt động tại bến và số xe tăng cường, chúng tôi khẳng định sẽ phục vụ đủ nhu cầu đi lại của nhân dân. Vấn đề an ninh chúng tôi rất quan tâm, ngoài lực lượng bảo vệ của bến còn phối hợp với lực lượng an ninh của phường, quận sở tại và lực lượng CSGT để xử lý vấn nạn bắt khách dọc đường của các nhà xe".
Về vấn đề nhiều nhà xe lợi dụng thời điểm này để tự ý tăng giá vé, "chặt chém" hành khách, ông Toàn cho biết thêm, trước đó do hành khách báo tin hoặc do kênh thông tin riêng của bến, đã nhiều nhà xe bị xử lý về vấn đề "chặt chém" giá vé. Trường hợp nào nặng đã bị cắt lốt, nhẹ hơn thì đình tài hoặc phạt hành chính. "Nếu hành khách nào đi xe mà bị "chặt chém" giá vé, hãy cung cấp hình ảnh, tư liệu cho chúng tôi. Nếu đủ căn cứ để xử lý, chúng tôi cương quyết sẽ xử phạt nghiêm minh" - ông Toàn nói thêm.
Cũng trong buổi chiều cùng ngày, trao đổi nhanh với PV Dân trí, đại diện bến xe Giáp Bát và Gia Lâm (Hà Nội) thông tin: Do đã chuẩn bị kế hoạch từ trước nên đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của nhân dân trong nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây. Mọi vấn đề khác như an ninh trật tự, giá vé, nhồi nhét khách... cũng được đặc biệt quan tâm trong dịp này nhằm đảm bảo cho nhân dân đi lại được thuận lợi, an toàn về người và tài sản.
"Có hôm tôi đi xe ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào giờ cao điểm, ùn tắc kéo dài. Vì đơn vị đang thi công, nâng cấp con đường này, nên đã rào chắn một phần diện tích lòng đường. Do đó, chúng tôi mong muốn, trong 6 ngày nghỉ tới, đơn vị thi công nói trên có thể tạm dừng, để các phương tiện di chuyển được thuận lợi hơn. Nhân dân theo những chuyến xe khách về quê được nhanh hơn" - ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc bến xe Giáp Bát nêu kiến nghị.
Tương tự, tại bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông - Hà Nội), ông Nguyễn Đức Chí - Phó Giám đốc bến xe này thông tin, mặc dù dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới đây, lượng khách qua bến có đông hơn ngày thường nhưng các nhà xe cũng chỉ phải hoạt động tới 50% công suất. Ông Chí khẳng định, hành khách qua bến sẽ đảm bảo đủ xe và thời gian di chuyển nhanh chóng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
"Sốt xình xịch" vé máy bay, tàu xe tới các điểm du lịch dịp nghỉ lễ Vé máy bay nội địa và quốc tế tới các điểm du lịch vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 đang "sốt xình xịch" dù các hãng hàng không đã có phương án tăng tải. Trong khi đó, nhiều người lựa chọn đi tàu hỏa lo lắng vì không đặt được vé điện tử trên hệ thống. "Cháy" vé máy bay tới các điểm du...