Cách tính lệ phí trước bạ với ôtô cũ năm 2021
Theo quy định, cách tính lệ phí trước bạ khi đăng ký lần đầu và sang tên có sự khác nhau. Dưới đây là cách tính lệ phí trước bạ với ôtô cũ.
Theo đó, lệ phí trước bạ khi mua ôtô cũ được tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x 2%.
Tuy nhiên, để tính được số lệ phí trước bạ phải nộp thì người tính phải biết giá tính lệ phí trước bạ. Nếu đăng ký xe mới, người tính chỉ cần xem bảng giá tính lệ phí trước bạ ôtô theo quy định của Bộ Tài chính. Nhưng khi mua xe cũ, người tính phải tính tỉ lệ % chất lượng còn lại của xe.
Cách tính giá trị còn lại của xe quy định theo công thức sau:
Giá tính lệ phí trước bạ (giá trị còn lại) = Giá trị tài sản mới x % chất lượng còn lại.
Phần trăm (%) chất lượng còn lại được xác định theo thời gian đã sử dụng như sau:
Giá trị còn lại của xe khi tính lệ phí trước bạ. Ảnh: LVN
Lưu ý:
Video đang HOT
- Đối với ôtô đã qua sử dụng, thời gian đã sử dụng được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ.
- Đối với ôtô đã qua sử dụng mà chưa có trong bảng giá thì giá tính lệ phí trước bạ là giá trị sử dụng còn lại của kiểu loại xe tương đương có giá tính lệ phí trước bạ trong nhóm kiểu loại xe đã có trong bảng giá.
Kiểu loại xe tương đương được xác định như sau: Ôtô cùng nguồn gốc xuất xứ, cùng nhãn hiệu, cùng thể tích làm việc hoặc công suất động cơ, cùng số người cho phép chở (kể cả lái xe) và kiểu loại xe có các ký tự tương đương với kiểu loại xe của ôtô đã có trong bảng giá.
Trường hợp trong bảng giá có nhiều kiểu loại xe tương đương thì cơ quan thuế xác định giá tính lệ phí trước bạ theo nguyên tắc lấy theo giá tính lệ phí trước bạ cao nhất.
- Đối với ôtô đã qua sử dụng mà chưa có trong bảng giá và không xác định được kiểu loại xe tương đương thì cơ quan thuế căn cứ vào cơ sở dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP để xác định giá tính lệ phí trước bạ.
Kinh nghiệm chọn ôtô cũ để tránh mua phải "sắt vụn"
Ôtô cũ đã qua sử dụng ngày càng được ưa chuộng, bởi giá thành mềm hơn. Tuy nhiên, nếu không muốn mua ôtô cũ như "sắt vụn", bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm mua ôtô cũ, tránh "tiền mất tật mang".
Nếu không muốn mua ôtô cũ như "sắt vụn", bạn nên trang bị kinh nghiệm, tránh "tiền mất tật mang".
Mua ôtô cũ cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đối với một chiếc xe ôtô đã qua sử dụng, thì giấy đăng ký, sổ đăng kiểm đầy đủ, sổ bảo hiểm... vô cùng quan trọng. Nó cho bạn biết những người chủ sở hữu trước đó; quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới; điều kiện để lưu hành xe về sau.
Kiểm tra thân vỏ trước khi mua ôtô cũ
Nhiều người mua ôtô cũ khi nhìn thấy thân vỏ xe mới, đẹp sẽ lơ là, không kiểm tra kĩ. Đây là một sai lầm khi mua xe cũ. Do đó, hãy kiểm tra nước sơn, độ phẳng, cong của lớp vỏ, gỉ sét... để nhận định tuổi thọ, độ bền của xe.
Sau đó, bạn hãy kiểm tra độ mòn lốp xe để đánh giá chất lượng chiếc xe hiện tại.
Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái. Bởi một chiếc xe sử dụng nhiều thì phần ghế lái sẽ mòn.
Kiểm tra nội thất khi mua ôtô cũ
Sau khi quan sát bên ngoài, bạn phải kiểm tra nội thất bên trong trước khi quyết định "xuống tiền" mua xe cũ.
Hãy quan sát bề mặt trên của táp-lô, bởi bộ phần này dễ bị bạc màu nhanh nhất do gần kính lái nhất, hứng nhiều bụi bặm, thường xuyên bị nắng nóng, trong khi lại ít được chăm chút trong quá trình vệ sinh nội thất xe. Trên một chiếc xe còn tốt, các phần ốp táp-lô hay tap-pi cửa, trần xe, bệ trung tâm phải chắc chắn.
Mua ôtô cũ cần kiểm tra kĩ phần nội thất, quan sát ngoại thất bên ngoài. Đồ họa: M.H
Một chiếc xe sử dụng quá nhiều, nệm mút của ghế lái sẽ bị nhũn hơn, thậm chí là bị bẹp chứ không căng với các ghế còn lại. Đây cũng là chi tiết cần lưu tâm khi mua xe cũ.
Nếu chiếc xe đã được bọc lại nội thất, thì nệm mút bị nhão là dấu hiệu còn lại để có thể nhận biết. Vô-lăng nhẵn bóng ở những vị trí tay cầm, hay lớp bọc da bong tróc cũng là biểu hiện dễ nhận thấy.
Đối với loại xe dùng chìa khóa thông thường thì bạn kiểm tra ổ khóa điện đã mòn hay chưa, ổ khóa có bị rơ lỏng hay không, và việc vặn chìa khóa có còn trơn tru hay không?
Kiểm tra phần khung gầm
Cần kiểm tra phần khung gầm thật kỹ lưỡng trước khi mua lại, bởi khi hỏng thì bộ phận này chỉ có thể thay chứ không sửa chữa được.
Kiểm tra bộ xả bằng ngón tay, nếu bụi bẩn trơn, nhờn là vấn đề nghiêm trọng. Hãy bật công tắc xe, khói trắng (ở vùng không có khí hậu lạnh giá) cũng là một dấu hiệu xấu.
Lái thử xe
Sau khi kiểm tra nội thất, ngoại thất, bạn hãy đi thử để trải nghiệm. Ngoài ra, hãy dành thời gian để xem vài chiếc xe để có quyết định đúng đắn nhất.
Hơn 163.000 lượt xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ Năm 2020 đã có khoảng 163.293 lượt xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ được giảm 50% lệ phí trước bạ với tổng số tiền đã được giảm là 5.516,9 tỷ đồng. Hơn 163.000 lượt xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ Ngày 28/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã...