Cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán, bình an suốt cuộc đời!
Nghiệp chướng làm sao tiêu sạch? Vọng niệm ít rồi, Phật hiệu nhiều rồi; không niệm thì Phật hiệu cũng hiện tiền, tức là nghiệp chướng tiêu.
Mọi việc xảy ra đều là do Nghiệp hay còn gọi là những hậu quả, những sai lầm trong quá khứ của bạn. Quá khứ có thể gần trong kiếp này hoặc xa xôi từ kiếp trước.
Oán thù vốn là do con người tự kết, vì lòng tham, sân, si của mỗi người, không phải duyên phận, không phải ý trời mà là ý người. Thế gian này người chân chính học Phật không nhiều, người cầu xin tiêu tai giải nạn lại quá nhiều. Ai cũng cho rằng đọc kinh sám hối, bái Phật dâng hương, ba bước đi một bước quỳ thì có thể tiễu trừ nghiệp chướng.
Tha thứ cũng là một cách hóa giải nghiệp chướng.
Điều này nghe có vẻ rất xưa cũ… Bạn có thể không tin, tùy bạn, nhưng sự thật vẫn cứ là như vậy. Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, sự thật này không hề thay đổi. Luật Nhân Quả tồn tại,sự Báo ứng luôn tồn tại.
Bạn là người có đầu óc khoa học và bạn muốn có những dẫn chứng xác thực? Thế thì, có đến hàng ngàn câu truyện có thực khắp Đông Tây kim cổ làm minh chứng hùng hồn cho định luật Nhân quả Nghiệp báo này. alt
Cách hóa giải nghiệp chướng:
Đối với người oán hận ta, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân. Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.
Là người sống ở trên đời, kết không ít oan nghiệt, oan gia chủ nợ không thiếu, làm sao để tiêu tai giải nạn, cởi bỏ những nút thắt này? Niệm Phật vãng sinh là bí quyết giải oán, mở kết quan trọng. Siêu sinh cởi bỏ, buông lòng mình xuống là phương pháp tốt nhất, Phật dạy vậy mà ta cũng tự ngẫm ra vậy.
Video đang HOT
Nhưng Phật chỉ giải được duyên trời định, không mở được duyên người kết. Bái Phật, kính Phật, hướng Phật là một cách để lòng mình thanh thản, hướng tới điều lành, biết rũ bỏ tham, sân si, tìm đến thanh tịnh. Cách này chỉ giúp được người có vướng mắc trong lòng, chỉ ra đường ngay lối đúng để đối nhân xử thế, tự mình buông bỏ cho người khác, ắt người khác sẽ buông bỏ cho mình.
Còn oán duyên người kết phải tự mình dùng thiện duyên để giải. Tìm đến cửa Phật chỉ là tìm đến chỗ dựa và đạo lý, chỉ đường mà thôi, Phật không giải được oán thù, chỉ bày cách tốt để tan oán tan thù mà thôi. Người mà tâm tà tư niệm, muốn tiêu tai giải nạn nhưng vẫn làm việc sai trái thì dù đọc bao nhiêu kinh, bái bao nhiêu Phật cũng không thể thoát được.
Quan trọng nhất là nghĩ điều thiện lương, làm điều thiện lương, truyền bá điều thiện lương để tiêu tai giải nạn. Lấy lòng thiện đối đãi với oán thù, lấy bao dung khoan nhượng với đối thủ, lấy chân thành hối lỗi mà thành kính với nạn nhân. Chuyện ác hôm qua phải được bù bằng việc lành hôm nay. Lấy oán báo oán, oán càng chồng chất, lấy ân báo oán thì trăm sự đều qua. Không phải cho người, không phải vì đời, chỉ là cho bản thân thanh thản.
Niệm niệm nhớ nghĩ A Di à Phật, niệm niệm làm A Di à Phật, như vậy tốt. Tất cả nghiệp chướng đều trừ sạch, pháp môn này tuyệt diệu không cùng. ấy chính là niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự.
Theo Khỏe & Đẹp
20 điều cản trở con người chạm tới hạnh phúc
Hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên để đạt được nó không phải là dễ dàng. Hãy tự tu sửa bản thân, bỏ dần các thói hư tật xấu, tự vượt qua khó khăn, cản trở để hướng tới cuộc sống an nhiên, hạnh phúc.
Trong Kinh Phật có đề cập đến 20 cái khó cản trở con người có được hạnh phúc.
1. Bần cùng bố thí đệ nhất khó. Bố thí giúp người khác là chuyện rất tốt, là nghiệp lành mà càng tích càng có phúc. Nhưng khó nhất ở trên đời không phải là vì có nên bố thí, vì thừa nên cho đi mà là chia sẻ cả khi mình cũng đói khổ, khó khăn, xuất phát từ chân tâm.
2. Phú quý học đạo đệ nhị khó. Giàu sang mà vẫn chuyên tâm học đạo. Bởi hoàn cảnh tốt thường khiến con người hưởng thụ, không tĩnh tâm, danh lợi khiến người ta kiêu căng, ỷ thế. Vượt qua những điều này để khiêm tốn lễ nghĩa hướng về đạo phải thật có chí, coi vinh hoa như cảnh mộng.
3. Tận mệnh ắt phải chết là đệ tam khó. Hồng trần sinh ly tử biệt không thể không có ngày chia ly, ai chẳng ham sống sợ chết. Nhân sinh từ trước tới nay đều vô thủy, vô chung, mệnh tới nhân gian là cõi tạm, hiểu được điều này, coi việc sống chết như lẽ tự nhiên là điều khó.
4. Có được kinh Phật là đệ tứ khó. Gặp kinh, giác ngộ kinh, hiểu được Phật pháp, giáo lý đều phải nhờ duyên trong đời.
5. Thấy được giá trị của Phật là đệ ngũ khó. Không phải cứ bái Phật dâng lễ là hiểu được giá trị của Phật, người mà lòng giác ngộ, hiểu lễ nghi, hướng tới học Phật, noi gương Phật để thực hành trong đời mới thực sự là trân trọng giá trị của Phật.
6. Nhẫn nại chịu đựng là điều khó thứ sáu trong 20 điều khó của đời người mà Phật dạy. Tham vọng của con người là vô biên, tài sắc danh lợi đều khó chối bỏ, vượt qua được mà không lưu luyến là điều không dễ dàng.
7. Không tham cầu điều tốt là là điều khó thứ bảy. Tất cả chúng sinh đều có lòng tham, một đời tâm bất an. Nên tinh tiến khí trừ ngoài thân để trong lòng yên tĩnh, tâm nhẹ nhàng.
8. Bị nhục mà không sân là điều khó thứ tám. Trong luân lý nhà Phật, tham sân si là ba nguồn gốc tạo nên sự đau khổ, nhiễu nhương của cuộc đời. Nếu có thể rộng lòng nhẫn nại, bị làm nhục cũng không oán hận thì mới đích thực được giải thoát.
9. Không tham quyền thế là điều khó thứ chín. Chấp nhất quyền lực, hướng tới vị trí cao, nịnh nọt lấy lòng, không chịu được cơ hàn thì ai cũng làm được. Cái khó là không sa vào tham vọng tầm thường như vậy, sống đạm bạc giản đơn mà vẫn vui vẻ.
10. Gặp chuyện không quan tâm là điều khó thứ mười. Thiên hạ vốn phiền lòng vì tính toán, để ý từng chuyện, thả ra tuy khó nhưng thanh tâm, lòng thanh thản, không bị trói buộc.
11. Học hành rộng rãi uyên bác là điều khó thứ mười một. Chuyên tâm học tập đã khó, thâm nhập tìm tòi nghiên cứu còn khó hơn. Việc trở thành người có trí tuệ thông sâu, năng lực mạnh mẽ cần bền lòng, bền chí.
12. Diệt trừ ngạo mạn là điều khó thứ mười hai. Nông cạn, khoe khoang chẳng lợi gì, no đủ hanh thông biết cúi đầu mới là chuyện tốt. Diệt trừ kiêu căng, khiêm tốn cung kính, hiểu lễ ở đời.
13. Không khinh việc học là cái khó thứ mười ba. Sóng lớp sau xô lớp trước, người sau vượt trôi hơn người trước là lẽ thường tình nên ở bất cứ vị trí nào cũng phải tôn trọng việc học tập, tiếp tục trau dồi chính mình.
14. Tâm bình đẳng là điều khó thứ mười bốn. Trời sinh chúng sinh như nhau, cùng là mạng, cùng nhân phẩm. Nhìn phẩm cấp, vị trí, học vị, tài sản mà phân sang hèn, quý tiện thì dễ, học bình đẳng mới thật gian nan.
15. Không nói thị phi là điều khó thứ mười lăm. Khẩu nghiệp là họa lớn, quản tốt miệng của mình mới an lành.
16. Tôn kính tri thức là điều khó thứ mười sáu. Thấy thầy tốt bạn hiền thì mở rộng nội tâm mà đón nhận, học tập.
17. Chăm chỉ học đạo là điều khó thứ mười bảy. Phật tính có sẵn trong mỗi con người, lười biếng thì mất đạo, bồi dưỡng ắt thành công.
18. Hóa độ người khác là điều khó thứ mười tám, Chúng sinh khó dạy, khuyên người khác hướng về điều thiện không dễ, phải kiên trì, chân tâm, bỏ nhiều thời gian công sức.
19. Thấy cảnh bất động là điều khó thứ mười chín. Tâm không chuyển theo cảnh, dù ở điều kiện nào cũng vẫn giữ được tấm lòng thiện lương, tốt lành như vốn có.
20. Tiện tay hóa duyên là điều khó thứ hai mươi. Bất biến tùy duyên đều làm tròn lý lẽ, chỉ hướng về con người, về đạo.
L. Tường (sưu tầm)
Theo petrotimes.vn