Cách thiết kế nhà ống chống “bà hỏa”
Những vụ hỏa hoạn xảy ra trong các nhà phố gần đây đã gây thiệt hại trầm trọng tính mạng và tài sản của người dân.
Vì vậy, thiết kế xây dựng nhà ống ở đô thị làm sao vừa đẹp, vừa tiện ích, an toàn là vấn đề nhiều người trăn trở. Kỹ sư Lê Quang Danh – Giám đốc Công ty Thiết kế Xây dựng Trường Phát hiến kế một số giải pháp bảo đảm an toàn phòng cháy đối với nhà ống.
Nhà ống, nhà phố là lối kiến trúc xây dựng phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhất là các thành phố lớn, tuy nhiên, lối xây dựng này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, rủi ro.
Nhà ống thường 3 mặt đều là vách tường san sát nhau, chỉ có mặt trước có thể mở cửa, nên khả năng thông gió, thoát khói, thoát khí rất hạn chế. Mặt khác, lối ra vào, lên xuống các tầng cũng nhỏ hẹp. Để phòng trộm cắp, nhiều người còn xây kín cổng cao tường, làm cửa hàn khung sắt nhiều lớp, khi có sự cố xảy ra người bên trong khó thoát ra và người bên ngoài cũng không thể vào để ứng cứu kịp thời.
Thiết kế hệ thống lối thoát hiểm an toàn và thẩm mỹ
Đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn của nhà ống, nhà phố buộc các kiến trúc sư tìm cách để khắc phục nhược điểm đó như sau:
Trong thiết kế nhà ở, yếu tố an toàn phòng chống cháy nổ được đặt lên hàng đầu. Cho nên, khi xây dựng nhà cửa cần thiết kế nhà có ban công. Ban công không những là nơi thoát hiểm mà còn là nơi để chủ nhà đón nắng, đón gió tự nhiên, là nơi để trang trí những góc sống ảo, thư giãn cho cả gia đình.
Thiết kế ban công an toàn không nên làm khung sắt hàn và gắn cố định, thay vào đó là dùng các loại lưới, khung cửa lắp có bản lề, có chốt khóa trong dễ dàng đóng mở để thoát ra ngoài.
Tiếp theo, nhà ống cần lưu thông khí để đón nắng, đón gió tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nên khi xây nhà, việc bố trí nhà ở có giếng trời hoặc sân thượng là cần thiết. Giếng trời trong nhà phố giúp thông thoáng và thoát khói thẳng lên trên. Sân thượng rộng rãi là nơi để trồng rau, cây cảnh, làm bàn cà phê, tập thể dục phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời lúc khẩn cấp có thể lên sân thượng để sang nhà bên hoặc phát tín hiệu chờ người tới cứu.
Đối với những nhà phố hai mặt tiền, bạn nên thiết kế thêm lối thoát hiểm ở cửa phụ bên hông và lắp đặt hệ thống cửa khóa chắc chắn nhưng có thể chủ động tháo gỡ chốt nhanh chóng khi cần. Đặc biệt tận dụng dùng nội thất cửa cánh có thể đóng mở linh hoạt.
Trường hợp nhà tầng thì vừa xây dựng hệ thống cầu thang bộ rời bên ngoài lẫn hệ thống cầu thang bộ và thang máy bên trong. Bạn có thể sơn phết cho cầu thang rời bắt mắt, ấn tượng để tăng tính thẩm mỹ cho tòa nhà.
Video đang HOT
Thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy, trang bị thiết bị thoát hiểm
Những tòa nhà chung cư, cao tầng đều tuân thủ nghiêm ngặt và trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. Nhưng nhà ở bình thường thì yếu tố này chưa được chú trọng. Vì vậy, khi xây dựng nhà ống, những thiết bị báo khói, báo cháy nhỏ xinh như camera hay những chiếc đèn chiếu sáng nên được lắp trên trần nhà hay góc nhà. Còn những dụng cụ như thang dây, thang gập, búa, bình cứu hỏa mini,… bạn có thể lắp đặt và giấu chúng trong những tủ có ngăn kéo kín đáo đặt ngay cạnh lối thoát hiểm.
Ngoài ra thiết kế nhà ống gác mái có giếng trời cũng là một gợi ý giúp bạn vừa tận dụng không gian, vừa thỏa mãn sáng tạo và là lối thoát hiểm lý tưởng.
Sử dụng nguyên vật liệu chống cháy
Nguyên vật liệu chống cháy, cách nhiệt có thể tìm kiếm được trên thị trường. Vì vậy, khi xây dựng thiết kế nhà ở, nhà phố, nhà ống diện tích hẹp mà sâu, bạn có thể tận dụng nó để phòng ngừa tối ưu.
Các vật liệu chống cháy có tác dụng ngăn ngừa đám cháy lan, bảo vệ kết cấu của căn nhà, giúp người bị nạn có nhiều thời gian hơn để thoát khỏi đám cháy và giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy nổ gây ra. Ví dụ như thiết kế làm trần nhà, vách thạch cao giảm nóng; sơn một lớp sơn chống cháy lên gỗ, lên kết cấu thép và lớp phủ bảo vệ kết cấu tòa nhà. Hoặc lắp đặt cửa chống cháy ở cửa ra ban công, cửa từ cầu thang vào các phòng để ngăn sự lan truyền của khói độc và lửa, giúp bạn có thể ngăn khu vực cháy với các khu vực khác.
Để giành thế chủ động đối phó với thảm họa xảy ra bất ngờ, bạn nên cân nhắc chu đáo khi bắt tay vào thiết kế xây dựng nhà ở để bảo vệ tổ ấm gia đình.
Nhà được "dệt" từ những "sợi" thép độc đáo, hút mắt người nhìn ở Sài Gòn
Lấy ý tưởng từ chính công việc may mặc của gia chủ, kiến trúc sư đã lên ý tưởng cải tạo ngôi nhà ống 4 tầng bằng thép trắng, tạo cảm giác như công trình được "dệt" từ vô số những sợi chỉ "khổng lồ".
Nằm trên một con phố nhỏ giữa lòng Sài Gòn, ngôi nhà ống 4 tầng cũ kĩ được cặp vợ chồng trẻ mua lại và cải tạo thành không gian sống mới đầy ấn tượng.
Căn nhà cũng chính là thành quả tuyệt vời của gia chủ sau nhiều năm nỗ lực không ngừng nghỉ để theo đuổi ước mơ.
Đây là một ngôi nhà đã có cấu trúc xây sẵn trước khi được mua lại, vì vậy công việc của các kiến trúc sư là phát triển nó thành một ngôi nhà đáp ứng được lối sống năng động và công việc kinh doanh cửa hàng thời trang của gia chủ, đồng thời giảm cảm giác hẹp do không gian nhỏ.
Lấy ý tưởng từ chính công việc may mặc của chủ nhà, đội ngũ kiến trúc sư lên ý tưởng cải tạo ngôi nhà ống 4 tầng bằng vật liệu hết sức đặc biệt - thép trắng. Ý tưởng này không những tạo cảm giác như ngôi nhà được "may" bằng vô số những sợi chỉ trắng "khổng lồ" hết sức độc đáo mà còn mở ra một không gian sống thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
Phần "lưới" thép trắng phân tầng đặc biệt giúp mặt tiền ngôi nhà trông nổi bật hơn. Các hệ khung được tạo thành từ rất nhiều các sợi thép nhỏ liên kết lại với nhau theo dạng các tổ hợp lập phương "rỗng", toàn bộ được sơn trắng và được tô điểm bởi những cành dây leo xanh mát.
Việc sử dụng khung thép cho thiết kế nhà ống mặt phố giúp căn nhà "ăn gian" diện tích và luôn ngập tràn ánh sáng, không gây cảm giác bí bách hay ngột ngạt.
Ngôi nhà là sự tổng hòa của các chất liệu như gỗ, gạch, bê tông, sắt thép và cây xanh. Các bức tường và sàn không cần thiết đã được loại bỏ để tạo sự phóng khoáng cho không gian.
Tầng 1 gồm phòng khách và khu bếp. Phòng khách thiết kế đơn giản nhưng tinh tế. Hai bên tường gạch cũ được giữ nguyên.
Phía bên trong là khu vực bếp với tông màu trắng chủ đạo. Vì diện tích hẹp nên khu bếp được thiết kế bàn bếp dọc theo chiều dài căn nhà.
Một tủ bếp dài kết hợp với bàn ăn uốn lượn mềm mại quanh một khoảng vườn nhỏ tạo ra một sự chuyển động, đối lập với cảm giác tĩnh lặng do các bức tường gạch tạo ra.
Phòng ăn ở tầng lửng có không gian thích hợp và thoáng đãng để cả gia đình cùng nhau tận hưởng những bữa ăn ngon.
Cùng được thiết kế ở tầng lửng với phòng ăn là phòng làm việc, sinh hoạt nhỏ của gia đình.
Phòng ngủ của vợ chồng trẻ và của cả hai bé đều được thiết kế đơn giản nhưng đảm bảo ánh sáng và sự thoải mái cho cả gia đình.
Thiết kế cầu thang với khung thép trắng và bậc gỗ ngay dưới khu vực giếng trời khiến cho căn nhà luôn thoáng sáng.
Phần bậc thang được thiết kế gỗ sáng màu rất chắc chắn, đảm bảo an toàn.
Chủ nhà còn tận dụng những khoảng trống nhiều ánh sáng trong nhà và những khung thép đan nối nhau hình lập phương để trồng cây, tạo không gian sống xanh ấn tượng.
Khu vườn nhỏ trên tầng thượng tràn ngập cây xanh, là nơi để lũ trẻ vui đùa và gia chủ tận hưởng khoảng thời gian thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Bố trí lối thoát hiểm cho nhà ống trong trường hợp khẩn cấp Trong thiết kế nhà ống, nhà phố ở đô thị người ta thường quan tâm đến diện tích sử dụng, sự phân bố các phòng, các tiện ích khác mà ít ai nghĩ đến phương án thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần qua, hai vụ hỏa hoạn nghiêm trọng ở TP Hồ Chí Minh và...