Cách tẩy vết nhựa đường dính vào xe chỉ trong nháy mắt
Nhựa đường bám vào xe máy sẽ tạo nên những vệt đen li ti, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là đối với những phương tiện có màu sáng. Dưới đây là cách tẩy nhựa đường dính trên xe máy đơn giản, hiệu quả.
Khi xe đi qua những đoạn đường mới rải nhựa, chưa khô hẳn hoặc di chuyển vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao gây chảy nhựa đường, tốc độ quay của bánh xe sẽ làm nhựa đường bắn lên bề mặt sơn xe. Các vết bẩn này thường rất nhỏ, tạo thành những hạt li ti bám trên thân xe gây mất thẩm mỹ, đặc biệt với xe có màu sơn sáng.
Các chất dùng để tẩy nhựa đường bám vào xe
Dầu diesel có khả năng ngấm vào và làm tan chảy các vết nhựa dính trên vỏ xe. Sau khi loại bỏ vết nhựa đường trên xe bằng dầu diesel, người dùng nên rửa xe lại một lần nữa để làm sạch.
Dầu diesel có khả năng ngấm vào và làm tan chảy các vết nhựa dính trên vỏ xe.
Bên cạnh dầu diesel thì xăng cũng là một chất có khả năng tẩy các vết bẩn cứng đầu bám trên sơn xe khá tốt. Tuy nhiên, cách tẩy nhựa đường trên xe máy này có thể làm mờ và trôi lớp sơn nguyên bản của phương tiện. Người dùng nên sử dụng thêm các dung dịch đánh bóng chuyên dụng cho xe để giúp màu phương tiện sáng hơn.
Một trong những cách tẩy nhựa đường dính trên xe máy phổ biến được nhiều người dùng áp dụng là sử dụng kem tẩy đánh bóng xe Cana. Các thành phần trong kem Cana có khả năng tẩy sạch vết nhựa dính trên vỏ xe dễ dàng, hiệu quả.
Có thể sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để xịt lên vị trí có vết nhựa đường bám vào
Video đang HOT
Sử dụng chất hóa chất chuyên dụng
Người dùng có thể sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng để xịt lên vị trí có vết nhựa đường bám vào. Cách tẩy nhựa đường dính vào xe máy này khá đơn giản, giúp người dùng không phải tốn quá nhiều công sức mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, người dùng có thể kết hợp sử dụng dung dịch tẩy nhựa đường chuyên dụng với khăn ẩm để vệ sinh bề mặt sơn xe, giúp mặt sơn sáng bóng hơn.
Hướng dẫn các bước tẩy nhựa đường đơn giản và hiệu quả
Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện tẩy nhựa đường bám vào xe đơn giản mà người dùng có thể thực hiện ngay tại nhà:
Chuẩn bị: Dung dịch tẩy nhựa đường (xăng, dầu diesel, kem Cana hoặc hóa chất chuyên dụng). Khăn khô, mềm, sạch.
Người dùng có thể kết hợp sử dụng dung dịch tẩy nhựa đường chuyên dụng với khăn ẩm để vệ sinh bề mặt sơn xe
Các bước chi tiết:
Bước 1: Thoa/xịt một lượng nhỏ dung dịch tẩy lên vết nhựa đường bám trên bề mặt sơn xe và giữ nguyên ít nhất 30 giây.
Bước 2: Sử dụng khăn mềm sạch lau chùi vết bẩn theo chuyển động tròn nhỏ, tránh để vết nhựa đường lan ra những vị trí khác.
Bước 3: Nếu vết bẩn bám quá dày thì người dùng có thể tiếp tục thoa dung dịch tẩy và lặp lại thao tác dùng khăn lau cho đến khi làm sạch vết nhựa đường hoàn toàn.
Bước 4: Tiến hành rửa sạch xe như bình thường.
Bước 5: Sử dụng sản phẩm đánh bóng để bề mặt sơn sáng bóng hơn.
Xe ô tô lâu không sử dụng sẽ hỏng những bộ phận nào?
Ô tô để lâu ngày không sử dụng dễ phát sinh một số hư hỏng, vì vậy chủ xe nên quan tâm chăm sóc, bảo quản xe.
Thông thường, xe ô tô lâu không sử dụng trong một thời gian dài có thể phát sinh các hỏng hóc. Một số hỏng hóc các chủ xe có thể chủ động tránh nhưng số khác buộc phải đưa xe tới gara để xử lý. Sau đây là một số vấn đề thường gặp khi xe ô tô không sử dụng lâu ngày.
Lốp xe biến dạng
Lốp xe là bộ phận rất quan trọng, mang trên mình toàn bộ trọng lượng của chiếc xe. Lốp xe có thể duy trì được hình dạng trong điều kiện lái xe bình thường. Tuy nhiên, nếu như chiếc xe không dược sử dụng trong một thời gian dài, lốp xe có thể bị xì hơi và cong vênh.
Nếu như chiếc xe không dược sử dụng trong một thời gian dài, lốp xe có thể bị xì hơi và cong vênh
Lúc này, bạn thường áp dụng giải pháp bơm lại lốp xe, nhưng việc lái xe với lốp xe đã bị bỏ ngỏ quá lâu vẫn không đảm bảo an toàn. Lốp xe của bạn có thể hình thành các bong bóng, dẫn đến nguy cơ xe bị nổ lốp, đặc biệt khi chạy với tốc độ cao.
Lớp sơn xe bị bạc màu
Lớp sơn xe là bộ phận ấn tượng đầu tiên của mỗi chiếc xe và cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá bán lại của ô tô. Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng có thể để xe trong một chiếc garage.
Đối với những người để xe ngoài trời, nếu như xe của bạn không có lớp wax bảo vệ sơn xe, sau một thời gian dài không sử dụng, bạn sẽ nhận thấy màu sơn đã bị phai màu đi trông thấy. Đặc biệt là những xe để dưới trời nắng nóng gay gắt, vì cái nóng có thể làm hại lớp sơn của xe.
Xe để dưới trời nắng nóng gay gắt, vì cái nóng có thể làm hại lớp sơn của xe
Trong trường hợp tồi tệ hơn, bụi bẩn còn làm hỏng lớp coating bảo vệ và thậm chí làm xước lớp sơn xe. Để xe ô tô dưới bóng cây có thể làm giảm tác động của ánh nắng mặt trời, tuy nhiên, cành cây và phân chim cũng có thể hỏng lớp sơn xe.
Xe bị ẩm mốc
Ở một đất nước nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao như Việt Nam, nếu như xe bị để ở một chỗ không sử dụng trong thời gian dài, ẩm mốc có thể tích tụ ở trong một số bộ phận của xe ví dụ như cabin xe, bình chứa gas, hay bình chứa dầu phanh.
Khi tình trạng nấm mốc không được giải quyết triệt để, chúng có thể nhanh chóng lan ra khắp khoang nội thất. Ban đầu, chúng chỉ gây ra mùi khó chịu. Về lâu về dài, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ví dụ như nhiễm độc cơ, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang và gây ra các phản ứng dị ứng khác.
Xe bị để ở một chỗ không sử dụng trong thời gian dài, ẩm mốc có thể tích tụ ở trong một số bộ phận của xe
Ắc quy chết
Sau một thời gian ô tô không được sử dụng, xe có thể không nổ được máy, khả năng cao là do ắc quy chết. Ắc quy được nạp mỗi khi xe nổ máy. Vì vậy, nếu như xe không được sử dụng một vài tuần, ắc quy sẽ chết. Để tránh vấn đề này, hãy ngắt kết nối các thiết bị đầu cuối của ô tô.
Phanh xe và rôto bị rỉ sét
Sau một thời gian dài không sử dụng, phanh xe và rôto ô tô có thể cũng bị rỉ sét. Bạn có thể dễ dàng nhận ra nếu để ý thấy một tiếng gằn phát ra khi bạn nhấn chân phanh. Để cẩn thận, tốt nhất bạn nên đưa xe đến garage nhờ thợ cơ khí kiếm tra xem phanh xe và rôto có vấn đề gì không và tiến hành sửa chữa, thay thế nếu cần thiết.
Sau một thời gian dài không sử dụng, phanh xe và rôto ô tô có thể cũng bị rỉ sét
Bơm nhiên liệu bị hỏng
Một bộ phận khác cũng rất dễ bị hỏng khi ô tô của bạn lâu ngày không được sử dụng là bơm nhiên liệu. Khi đó, động cơ ô tô không hoạt động bình thường được và xe sẽ gặp khó khăn trong việc khởi động.
Hư hỏng chi tiết nhựa, cao su
Tình trạng này hay gặp đối với các xe phải đỗ lâu ngày ngoài trời. Đặc biệt là trong những mùa nhiều nắng hoặc mưa thất thường. Bên cạnh đó đỗ xe ngoài trời còn mang đến nguy cơ chiếc xe có thể bị các vật nặng như cành cây từ cây rơi trúng, gây móp méo bề mặt của xe.
Khi sử dụng xe trở lại, bạn nên kiểm tra kỹ các đường ống nhựa bên trong khoang động cơ máy: ống dẫn nhiên liệu, ống điều hòa, cao su chân máy... Nếu bạn chủ quan không kiểm tra thì dễ gây mất an toàn trong quá trình vận hành xe.
Những điều cần biết về cảm biến tốc độ xe ô tô Cảm biến tốc độ ô tô ra đời giúp người lái xe yên tâm hơn về vấn đề an toàn. Vậy cảm biến tốc độ ô tô là gì, cấu tạo nguyên lí hoạt động ra sao? Cảm biến tốc độ ôtô là gì? Cảm biến tốc độ ôtô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử, có chức năng...