Cách tăng tốc internet miễn phí dễ như trở bàn tay, chỉ cần thay DNS
Không cần đến các thiết bị đắt tiền phức tạp, chỉ cần thiết lập lại một vài thông số trên thiết bị của bạn, tốc độ lướt web đã được cải thiện trông thấy, ngoài ra còn nhiều lợi ích đáng kể khác.
Những trang web với các tên miền dễ nhớ với người dùng nhưng lại rất khó hiểu đối với các máy tính trong hệ thống mạng. Do vậy, để chuyển các tên miền dễ nhớ này thành các địa chỉ IP trên internet để máy tính có thể hiểu được, sẽ cần đến những máy chủ DNS ( Domain Name System). Nó giống như việc chuyển những cái tên trong danh bạ của bạn thành số điện thoại để bạn có thể gọi điện cho họ.
Bên cạnh việc giúp bạn đến đúng trang web mà bạn cần, những thay đổi trong thiết lập máy chủ DNS còn giúp thiết bị bạn, bao gồm laptop, smartphone và cả router, truy cập các trang web nhanh hơn, thông qua các kết nối internet bảo mật hơn.
Mặc định, những máy chủ DNS mà thiết bị của bạn kết nối tới sẽ do các nhà cung cấp dịch vụ mạng (các ISP) thiết lập, bởi vì đây là các máy chủ ổn định và đáng tin cậy đối với bất kỳ công ty nào cung cấp dịch vụ internet.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thiết lập lại các máy chủ DNS này trên thiết bị của mình.
Nhưng tại sao lại cần đổi thiết lập DNS?
Những tưởng điều này không cần thiết, nhưng hóa ra có rất nhiều lý do cho việc thay đổi máy chủ DNS. Đối với hầu hết mọi người, các lý do này tập trung vào những nguyên nhân liên quan đến tính riêng tư, tốc độ kết nối, tính bảo mật, tính ổn định, khả năng tùy biến, hoặc tất cả những yếu tố trên.
Việc xuất hiện DNS mã hóa vào năm ngoái – một tính năng giờ đây đã trở thành mặc định trên Firefox – nghĩa là quá trình chuyển đổi máy chủ DNS có thể tăng cường thêm một lớp bảo vệ cho sự riêng tư của bạn trên không gian mạng. Cho dù vậy, nó vẫn phụ thuộc dịch vụ DNS thay thế mà bạn sử dụng. Ví dụ Cloudflare là một trong những lựa chọn mà bạn có thể yên tâm.
Video đang HOT
Trình duyệt Firefox với tính năng mã hóa DNS mặc định.
Mặc dù thay đổi thiết lập DNS giúp bạn có thể sự riêng tư, nhưng nó không làm mất đi ý nghĩa của VPN – các mạng riêng ảo sẽ làm lịch sử duyệt web của bạn thực sự vô hình với các nhà quảng cáo, các ISP cũng như những người khác nữa. Đó là vì dù giúp bạn tránh khỏi các con mắt nhòm ngó, chính bản thân các nhà cung cấp DNS thay thế cũng có thể lần theo lịch sử duyệt web của bạn nếu muốn, vì vậy hãy chọn cho mình những nhà cung cấp với chính sách riêng tư đáng tin cậy.
Cho dù bạn có thể cải thiện tốc độ duyệt web và sự tin cậy khi thay đổi các máy chủ DNS, nhưng mức độ hiệu quả của giải pháp này còn phụ thuộc vào việc các ISP tìm kiếm máy chủ DNS ra sao, cũng như khoảng cách từ các máy chủ này đến vị trí hiện tại của bạn.
Đối với khả năng tùy chỉnh: bằng việc thay đổi DNS, bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn hoặc ngược lại, chặn việc truy cập đến một số tên miền trang web (ví dụ như một trong các gói của dịch vụ OpenDNS cho phép chặn truy cập đến các trang web người lớn). Thậm chí nếu bạn có thời gian chỉnh sửa, bạn có thể chặn hoặc cho phép truy cập một số trang web trong toàn bộ mạng wifi của bạn, hạn chế quảng cáo trực tuyến, … tất cả chỉ bằng cách thay đổi nhà cung cấp DNS.
Các ưu điểm trên của việc thay đổi máy chủ DNS sẽ càng có ý nghĩa khi nó giúp bạn an toàn hơn khi lướt web tại các điểm truy cập wifi công cộng.
Một số tùy chọn cho việc thay đổi máy chủ DNS
Hiện có 4 nhà cung cấp DNS thay thế đáng tin cậy, dễ sử dụng và cũng nổi tiếng nhất, bao gồm Cloudflare, Google, Quad9 và OpenDNS. Cho dù chúng mang lại các lợi ích gần như tương đồng nhau, nhưng vẫn có một số khác biệt giữa chúng. Tuy vậy, nếu muốn bạn có thể dùng thử tất cả để tìm ra dịch vụ phù hợp nhất với mình.
DNS của Cloudflare
Cloudflare có lẽ là cái tên nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này nhờ các địa chỉ IP khá dễ nhớ (primary là 1.1.1.1 và secondary là 1.0.0.1). Phần lớn các bài kiểm tra đều cho thấy Cloudflare mang lại tốc độ nhanh nhất so với các nhà cung cấp DNS khác, cho dù mức chênh lệch thời gian không nhiều. Thậm chí Cloudflare còn có cả ứng dụng di động cho bạn sử dụng.
Sau đó là DNS công cộng của Google với các địa chỉ IP tương ứng là 8.8.8.8 và 8.8.4.4. Cũng tương tự như Cloudflare, DNS của Google hứa hẹn cải thiện tốc độ và độ bảo mật so với máy chủ DNS hiện tại của bạn. Các bản ghi địa chỉ IP đã truy cập chỉ được lưu trong vòng 48 giờ trước khi bị xóa, nhưng với các dữ liệu ẩn danh, thời gian lưu trữ sẽ được kéo dài hơn.
Trong khi đó, lợi ích lớn nhất của Quad9 là tốc độ và độ bảo mật, nhờ vào việc sử dụng “thông tin về mối đe dọa từ hàng chục công ty an ninh mạng hàng đầu trong ngành” (IBM là một trong các đối tác của họ) để giúp bạn tránh khỏi các trang web độc hại. Khác với các nhà cung cấp DNS mới, Quad9 luôn giữ vững lập trường về tính riêng tư và bảo mật của người dùng. Bạn có thể thiết lập Quad9 với các địa chỉ IP 9.9.9.9 và 149.112.112.112 tương ứng.
Đối với OpenDNS, họ tập trung hơn vào các bộ lọc và tính an toàn cho trẻ nhỏ, đồng thời còn bao gồm cả các gói trả phí dành cho doanh nghiệp nhỏ. Đây là một trong những nhà cung cấp DNS lâu đời nhất khi ra mắt từ năm 2005 và được Cisco mua lại vào năm 2015. Các địa chỉ IP dành cho gói miễn phí của họ là 208.67.222.222 và 208.67.220.220. Mặc dù vậy, phần lớn các gói do OpenDNS cung cấp – kể cả miễn phí – đều yêu cầu người dùng cần đăng ký một tài khoản trước khi sử dụng.
Dự án Internet vệ tinh của Elon Musk sắp khởi động
Starlink, dự án phủ sóng Internet miễn phí qua vệ tinh của Elon Musk, đã hoàn thiện những công đoạn cuối cùng và chuẩn bị đưa vào thử nghiệm.
Trên Twitter, một số người dùng đã chia sẻ hình ảnh về thiết bị đầu cuối thu Internet vệ tinh của Starlink. So với những rò rỉ trước đó, thiết bị này có phần dẹt hơn, mặt phía trên phẳng thay vì lồi lên giống như đĩa bay.
Trả lời một số tweet về hình ảnh này, Musk "lưu ý nhỏ" rằng các chốt nhỏ nằm trên thiết bị đã biến mất, đồng thời dây dẫn mạng Ethernet cũng thiết kế lại cho gọn gàng, ít gây khó chịu hơn. Trước đây, ông cũng từng mô tả thiết bị đầu cuối này là "UFO trên cây gậy".
Thiết bị nhận sóng từ vệ tinh có chiều cao gần nửa mét của Starlink hiện đã nhận được chứng nhận của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) - "cửa ải" quan trọng nhất của bất cứ sản phẩm điện tử nào trước khi được thương mại hóa. Tuy nhiên, trước mắt FCC chỉ thông qua một triệu sản phẩm đầu tiên.
Bên cạnh thiết bị đầu cuối, bộ định tuyến trong dự án Starlink cũng đã được FCC chứng nhận. Theo đó, sản phẩm dùng băng tần kép 2,4 GHz và 5 GHz, hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 802.11ac với tốc độ truyền dữ liệu tới 866,7 Megabit/giây, bên cạnh các chuẩn thông dụng hơn là 802.11b, 802.11a / g và 802.11n. Dù vậy, hình ảnh bộ định tuyến chưa được công khai vì yêu cầu bảo mật.
SpaceX gần đây cũng đã cập nhật website của mình, cho phép người dùng có thể "nhận thông tin cập nhật về tin tức và dịch vụ của Starlink" trong khu vực sinh sống. Website cũng hé lộ nhiều thông tin gồm số lượng vệ tinh, chi tiết về hoạt động của vệ tinh cũng như thời gian thử nghiệm công khai, dự kiến bắt đầu vào mùa thu.
Trên mạng xã hội Reddit, chuyên mục hỏi đáp về Starlink cũng hé lộ nhiều thông tin quan trọng. Trong đó, công ty của Musk cho biết chương trình thử nghiệm của dự án sẽ bắt đầu từ Bắc Mỹ, bao gồm Mỹ và Canada.
Mô tả về hệ thống hiện tại, SpaceX cho biết "hệ thống Starlink hiện được tạo thành từ gần 600 vệ tinh quay quanh Trái đất, có thể cung cấp dịch vụ Internet trong phạm vi từ 44 đến 52 độ vĩ bắc. Riêng thiết bị thu phát cần phải "quay về hướng bầu trời phía Bắc" để liên lạc với các vệ tinh Starlink.
Trong một tweet mới đây, Musk cũng lưu ý rằng "thiết bị đầu cuối Starlink được trang bị động cơ để tự định hướng góc nhìn tối ưu", không cần con người điều chỉnh bằng tay. Nó có thể "được đặt trong vườn, trên mái nhà, bàn hoặc ở bất cứ đâu, miễn là hướng về bầu trời".
Ngoài ra, Musk cũng cho biết người dùng muốn thử nghiệm có thể đặt hàng các thiết bị đầu cuối trên website Starlink với thời gian "ít hơn một phút" và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, họ cần 30 phút đến một giờ mỗi ngày để đánh giá dịch vụ. SpaceX sẽ yêu cầu người dùng beta phản hồi dưới dạng khảo sát, gọi điện thoại, email... Nếu từ chối, họ sẽ bị cắt Internet, đồng thời phải trả lại thiết bị đầu cuối cho Starlink.
Starlink là dự án phủ sóng Internet miễn phí của SpaceX. Theo thống kê, một nửa thế giới hiện nay, chủ yếu là người nghèo và ở các vùng nông thôn, vẫn không thể truy cập Internet, hoặc phải chịu tình trạng kết nối kém với chi phí dịch vụ đắt đỏ. Mục tiêu cuối cùng của Musk là cung cấp Internet cho toàn thế giới vào năm 2021, bao gồm cả dịch vụ Internet giá rẻ ở khu vực thành thị. Theo ước tính của ông, dự án thành công có thể mang lại 30 tỷ USD doanh thu hàng năm cho SpaceX.
Google thao túng nội dung trên Internet Google đang sử dụng sự thống trị của mình để sử dụng miễn phí nội dung từ các đơn vị xuất bản, thu thập dữ liệu người dùng và kiếm quảng cáo. Google đang phụ thuộc rất nhiều vào nội dung để thu hút người dùng và phát triển quảng cáo. Tuy nhiên, những đơn vị xuất bản mà công ty này sử...