Cách tăng sức mạnh cho động cơ
Sau một thời gian sử dụng, xe ô tô thường có cảm giác ì ạch nặng nề hơn, một số cách đơn giản sau sẽ giúp tối ưu sức mạnh cho xe của bạn.
Cải tiến đường nạp khí
Đây là điều đầu tiên mà bất cứ ai có hiểu biết tương đối về ô tô sẽ nói cho bạn khi bạn nói bạn muốn nâng công suất của chiếc xe. Nó giống như những quảng cáo kẹo cao su bạc hà tươi với nước đá xoáy xung quanh bạn vẫn thường thấy đầy rẫy trên ti vi. Và giá cả, tất nhiêu cũng chỉ nhiều hơn gói kẹo cao su một chút ít.
Tất nhiên, cách ví von với gói kẹo chỉ là tương đối, hàm ý rằng chi phí cho việc này thực sự chẳng đáng là bao. Ý tưởng là, không khí lạnh dày đặc hơn, vì vậy sẽ có nhiều không khí vào được xy lanh để trộn với nhiên liệu hơn. Nhiều không khí hơn có nghĩa rằng quá trình đốt cháy tốt hơn. Quá trình đốt cháy hiệu quả hơn tất nhiên dẫn đến sức mạnh tăng lên. Trên thực tế, con số này thường từ 5 -7 mã lực trong một động cơ điển hình.
Cải tiến đường nạp khí giúp tăng sức mạnh động cơ xe
Để tạo được liên kết hoàn hảo giữa các bánh xe, lốp xe phải được lắp đặt chính xác theo cả hai góc camber (góc nghiêng vào trong) và góc caster (góc nghiêng tới trước/sau). Từ sự liên kết chuẩn xác đó, khả năng xử lý, cân bằng của xe mới được tối ưu nhất.
Video đang HOT
Đồng thời, nên lựa chọn lốp có chiều rộng hẹp hơn so với lốp thông thường sẽ giúp giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, tăng khả năng tăng tốc cho xe.
Lựa chọn ống xả
Các đường ống xả nên được tối ưu kích thước với đường kính lớn và hình dạng thẳng hơn sẽ giúp thoát khí tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Các nhà sản xuất thường thiết kế ống xả tương thích với công suất động cơ. Vì thế việc thay thế cổ pô (header) sẽ giúp cho động cơ thoáng và mát hơn giúp tăng mã lực cho xe.
Các đường ống xả nên được tối ưu kích thước với đường kính lớn và hình dạng thẳng hơn sẽ giúp thoát khí tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu cho xe
Tuy nhiên nên lựa chọn các loại cổ pô chính hãng sẽ giúp tăng độ bền cho xe và tối ưu hóa xe một cách hiệu quả nhất.
Lọc gió
Không khí lạnh được hút vào buồng đốt sẽ tạo ra công suất lớn hơn không khí nóng. Một trong những cách để tăng mã lực tối ưu xe là thay thế hoặc bổ sung lọc gió. Việc thay lọc gió sẽ giúp hấp thụ không khí lạnh vào động cơ đốt, làm cho không khí bên trong đậm đặc hơn, dẫn đến sự pha trộn tốt hơn các phân tử không khí với nhiên liệu. Những người am hiểu về xe thường ưa thích sử dụng hai loại lọc gió là Cold Air Intake và Short Ram Air Intake.
Một trong những cách thông dụng và đơn giản nhất để tối ưu hóa sức mạnh của xe là làm cho chiếc xe nhẹ nhất có thể. Ngoài việc dọn sạch xe theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, bạn có thể sử dụng hoặc thay thế các chi tiết trên xe bằng các thiết kế sử dụng những chất liệu nhẹ cao cấp như carbon, composite.
Cách vệ sinh lọc gió xe ô tô để tránh hao xăng
Nếu lọc gió bị tắc, động cơ có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn và xe chạy chậm vì không được thông khí. Do đó, việc chăm sóc bộ lọc gió là một việc cực kỳ cần thiết.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, nếu phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc tài xế nên thay mới chi tiết này.
Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km
Quy trình vệ sinh lọc gió
Chúng ta hoàn toàn có thể tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô tại nhà trong thời gian cuối tuần rảnh rỗi. Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ôtô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Tại sao cần thay lọc gió động cơ ô tô định kỳ? Khi bộ phận lọc gió bị bẩn sẽ làm mất khả năng lọc không khí, có thể dẫn đến tốn nhiên liệu và làm giảm công suất động cơ. Hỏi: Tôi sử dụng chiếc Honda HR-V được khoảng 3 tháng, tôi thấy lọc gió động cơ vẫn chưa bẩn, liệu có cần phải thay định kỳ hay không? Vì sao? Doãn Trung Phú...