Cách tắm gội khoa học nhất trong thời gian ở cữ giúp các mẹ hạn chế nhiễm trùng, tránh bệnh tật hậu sản
Theo quan niệm của các bậc trưởng bối lớn tuổi ngày xưa thì phụ nữ sau sinh nên kiêng tắm gội vì nước sẽ làm ảnh hưởng tới cơ thể. Tuy nhiên, Ngày nay, bác sĩ khuyên sản phụ sau khi sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng…
Trước đây, chúng ta thường cho rằng phụ nữ sau sinh thuộc thể hàn nên các lỗ chân lông giãn ra. Nếu tắm gội rất dễ bị cảm lạnh và nguy nhất là gây ra bệnh hậu sản. Nhưng sản phụ sau sinh nhiệt độ cơ thể tăng cao, người đổ mồ hôi, sữa về ướt áo khiến người nóng ức, hôi hám khó chịu nên tắm gội không thể kiêng mãi được. Nếu cứ kiêng khem tắm gội tuyệt đối theo quan niệm của người xưa thì không chỉ khiến tâm lí mẹ không thoải mái, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng không chỉ tới mẹ mà còn cả với bé.
Mùa hè mồ hôi ra nhiều nên da luôn dinh dính, nhớp nhớp rất khó chịu. Nếu thân thể không được vệ sinh sạch sẽ kéo theo nhiều chứng bệnh xảy ra với người mẹ như là nổi mẩn, viêm da, tắc tuyến sữa hoặc viêm đầu vú. Vùng kín của mẹ nếu không được vệ sinh sạch thì cũng dễ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn như là nhiễm trùng âm đạo, viêm loét vết rạch tầng sinh môn, tổn thương đáy chậu,… cũng rất nguy hiểm.
Do đó, mẹ sau sinh hãy tắm gội một cách khoa học để không chỉ an toàn mà còn khỏe mạnh trong suốt thời gian ở cữ với những lưu ý cần nhớ sau đây nhé!
Tắm gội sau sinh như thế nào là đúng?
Tùy vào tình hình thời tiết mà các mẹ điều chỉnh số lần lau người, mùa đông 1-2 lần và mùa hè thì có thể nhiều hơn miễn sao cơ thể mẹ thấy thoải mái là được. Các mẹ có thể tự lau hoặc nhờ người nhà giúp đỡ.
Mẹ ở cữ nên tắm với nước bao nhiêu độ?
Sau khi sinh khoảng 1 tuần, nếu sức khỏe tốt hơn và sản dịch ra ít hơn thì các mẹ có thể tắm rửa bình thường. Những thứ cần chuẩn bị trước khi tắm: Nước ấm khoảng 40 độ, nhiệt độ phòng duy trì khoảng 22 độ C, đóng cửa và tránh gió. Các mẹ không tắm quá lâu, tối đa là 10 phút.
Mẹ mới sinh nên tắm gội trong như thế nào?
Khi tắm thì hãy rửa mặt đầu tiên, sau đó là tắm rửa cơ thể và cuối cùng là gội đầu. Tại sao cần rửa mặt đầu tiên? Lí do là khi tắm lỗ chân lông trên mặt mở rộng nhất, rửa mặt trước nhất giúp tránh được vi khuẩn có hại cho da. Có thể mát xa vùng mũi và trán một chút.Tại sao mẹ ở cữ nên rửa mặt trước tiên khi đi tắm
Nên tắm rồi mới gội đầu vì nếu gội đầu trước sẽ khiến cho các mạch máu trên đầu khó lưu thông bởi sự chênh lệch nhiệt độ, có thể dẫn tới hiện tượng choáng váng. Vì thế nên gội đầu mẹ nên để là khâu cuối cùng.Thứ tự rửa mặt – tắm – gội là tốt nhất với mẹ ở cữ. Khi tắm không nên kì quá mạnh vì có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ da. Kì cọ nhẹ nhàng vừa làm sạch được bụi bẩn trên da đồng thời cũng giúp mát-xa cho da được thông thoáng và toàn thân dễ chịu hơn.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín rất quan trọng. Nếu ở bệnh viện thì các y tá sẽ vệ sinh vùng kín giúp các sản phụ bằng nước ấm và khử trùng vết rạch tầng sinh môn bằng thuốc sát trùng povidone iodine mỗi ngày. Và khi về nhà các mẹ có thể vệ sinh giống như cách ở bệnh viện.
Video đang HOT
Khi sản dịch ra ít hơn, vết rạch khô và lành dần thì các mẹ có thể tắm rửa bình thường. Nếu vết rạch chưa lành hẳn thì sau khi tắm xong, các mẹ cần dùng khăn sạch thấm khô vết thương và sát trùng lại bằng povidone iodine.
Khi tắm xong thì cần nhanh chóng lau khô người, mặc quần áo, lau khô tóc và dùng máy sấy sấy khô tóc để tránh bị cảm lạnh.
Với các mẹ sinh mổ thì cần chú ý do vết mổ chưa thể lành ngay sau 1 tuần nên khi tắm hay lau người cần chú ý tới vết mổ để tránh chạm mạnh. Khoảng 2 tuần khi vết mổ lành thì có thể tắm bình thường.
Các mẹ ở cữ hãy nhớ kĩ những quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Những kiêng cữ "trời ơi đất hỡi" sau sinh khiến bà đẻ khóc thét
Những kiêng cữ lỗi thời này khiến nhiều người phải khóc thét vì quá vô lý.
Chuyện kiêng cữ sau sinh nở đã trở nên quá phổ biến đối với các mẹ Việt khi hầu hết chị em sinh xong đều cho rằng mình phải kiêng nước, kiêng gió, phải đút bông tai hay thậm chí có những người mặc định mình phải nằm than, tránh vận động... sau ca sinh nở.
Thực tế khoa học đã chứng minh sản phụ sau sinh không nên kiêng khem thái quá. Thậm chí việc kiêng cữ không đúng cách còn có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và cả em bé.
Dưới đây là những quan niệm kiêng cữ mà mẹ Việt không nên áp dụng theo để tránh gây những rủi ro không đáng có:
1. Không được tắm trong thời gian ở cữ
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ giữ lượng nước lớn và nhanh chóng đào thải ra ngoài sau khi sinh. Vì vậy mẹ mới sinh xong có đặc điểm hay đổ mồ hôi. Nếu sinh xong không tắm, gội hoặc chỉ lau người, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến nhiễm trùng sau sinh. Hơn nữa cảm giác cơ thể không sạch sẽ, khó chịu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, gây bất lợi cho việc phục hồi sau sinh.
Người xưa cho rằng sau sinh nếu tắm gội ngay khi về già dễ bị nổi gân, đau lưng, bị lạnh người. Quan niệm này trước đây hợp lý nhưng hiện tại không còn phù hợp nữa. Ngày xưa, muốn dùng nước nóng phải đun nước sôi, phòng tắm cũng không kín gió, dễ bị nhiễm lạnh. Trong khi đó, ngày nay hầu như gia đình nào cũng trang bị đầy đủ bình nóng lạnh, đèn sưởi nhà tắm, vì thế trong giai đoạn ở cữ, sản phụ vẫn có thể tắm gội.
Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần phải lưu ý một số nguyên tắc. Thông thường, nếu sinh thường, nên đợi 3 ngày sau mới tắm, còn những mẹ đẻ mổ phải tùy tình hình vết thương. Nếu vết mổ đã lành miệng, 1 tuần sau có thể tắm, nhưng chú ý không chà xát mạnh gần khu vực vết mổ. Khi tắm gội các mẹ phải chú ý nhiệt độ nước và nhiệt độ môi trường xung quanh. Đầu tóc phải đảm bảo sấy khô sau đó, không được để bị lạnh.
2. Không được mở cửa sổ, bật điều hòa
Theo quan điểm của người xưa, sản phụ cần phải kiêng gió. Ngay cả khi sinh vào mùa hè nóng nực, cũng phải ở trong phòng đóng kín cửa sổ. Ngoài ra sản phụ cần phải mặc quần áo dài, đi tất, trang bị kín mít từ đầu tới chân.
Nhưng thực tế, sản phụ không nên mặc quá kín như vậy, vì dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nếu nơi ở cũng nóng, sẽ khiến cơ thể không kịp thời tản nhiệt, gây rối loạn chức năng điều tiết nhiệt độ, có thể khiến mẹ mới sinh buồn nôn, sốt, bất tỉnh, đột quỵ, nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, trong giai đoạn ở cữ, cần kiểm soát nhiệt độ trong phòng. Nhiệt độ thích hợp là 26-28 độ. Nếu thời tiết nóng có thể mở điều hòa, nhưng tránh không khí, gió thổi thẳng vào người sản phụ. Cũng có thể mở cửa sổ để không gian phòng thông thoáng và giảm thiểu khả năng phát sinh bệnh truyền nhiễm.
3. Nằm than sau sinh
Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh phải nằm than để phòng lạnh. Đây là kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ, hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Trên thực tế, đã có một số trường hợp tử vong vì ngạt khí CO2 do nằm than sau sinh nở nên chị em cần bỏ ngay quan niệm này.
4. Nằm phòng kín
Phụ nữ sau sinh cần được giữ ấm trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa phòng mẹ và bé sinh hoạt cần bít gió ở mọi ngóc ngách. Thử hỏi trong mùa hè nóng bức, sự bí bách, ngột ngạt của môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?
Sốt hậu sản do dính gió độc không phải là kết luận đúng đắn. Thông thường, viêm nhiễm sau sinh từ vết thương rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
5. Không được ăn muối
Rất nhiều mẹ và bà cho rằng, muối không tốt cho mẹ sau sinh và sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa. Vì vậy bắt các mẹ sau sinh chỉ được ăn nhạt. Nhưng trên thực tế, vào những ngày đầu sau sinh, sản phụ đổ mồ hôi rất nhiều sẽ tiêu hao rất nhiều muối vô cơ.
Nếu như trong thời gian ở cữ hoàn toàn không ăn muối, có thể xuất hiện hiện những trạng thái như hạ huyết áp, chóng mặt buồn nôn, nôn, chán ăn, suy nhược, mệt mỏi. Trong y học gọi là hội chứng hạ natri máu. Vì vậy, trong thời gian ở cữ các mẹ cũng nên bổ sung lượng muối phù hợp.
6. Thời gian ở cữ chỉ ăn cơm với trứng luộc
Nhiều người già cho rằng, trứng rất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi sinh, không ít các mẹ phát ngán khi bữa ăn nào cũng chỉ có trứng và trứng.
Thực tế, trước đây cuộc sống vật chất còn thiếu thốn nên mới như vậy. Điều kiện vật chất ở cuộc sống hiện đại đã tốt hơn nhiều. Sản phụ cần được ăn uống đa dạng để bổ sung dưỡng chất.
Mặc dù trứng gà giàu dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho gan và thận. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc phục hồi thể chất sau sinh cũng như việc cho con bú.
Nguyên tắc ăn uống cho sản phụ sau sinh vẫn là đồ thanh đạm ít dầu mỡ, dễ tiêu hóa và đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Mẹ có thể ăn cháo, mì, kết hợp các loại rau củ quả phong phú và trứng thịt. Tùy trường hợp có thể bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra còn nhiều quan niệm kiêng kiểu "trời ơi đất hỡi" như sau:
1. Gái đẻ không được nằm gần chồng không sau này xanh da mặt.
2. Ăn chân chó thì lợi sữa nhưng tuyệt đối không được ăn thịt chó, vì sẽ bị hậu sản.
3. Mẹ nằm ngủ phải đạp chân vào tường không con sẽ bị tiêu chảy, dễ đại tiểu tiện tùy tiện.
4. Không được ăn nước mắm, chỉ được ăn nước cáy, nếu không sau này già bị rong kinh nguyệt.
5. Ăn cơm phải ăn 1 mình, ăn cùng mọi người về sau sẽ bị lóa mắt.
6. Không được tắm gội để lỗ chân lông thu lại.
7. Không được đánh răng nếu không sau này sẽ bị ê răng, buốt răng.
8. Sau sinh phải ăn nhạt vì ăn mặn sẽ ảnh hưởng đến sữa.
9. Ăn cơm khô cho "chặt" ruột.
10. Mẹ không được ăn trạch, lươn, cá trong 1 năm.
11. Sau sinh ngồi ở trong phòng không được gọi với ra ngoài không được nói to.
12. Ăn cơm phải thật nhanh không sau này nghẹn. Ăn cơm phải ăn bát đầy, lèn chặt cho chặt dạ.
Các mẹ đừng có dại mà tin theo những kiêng cữ vô lý này nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Sai lầm khi tập luyện vô tình khiến "cô bé" bị tổn thương mà ít người để ý Chỉ một vài thói quen thiếu lành mạnh trong lúc tập luyện cũng có thể khiến "cô bé" gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi nghĩ đến việc chăm sóc sức khỏe vùng kín, chúng ta thường chỉ nghĩ đến cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen vệ sinh cơ thể để trở nên lành mạnh nhất...