Cách sử dụng Twitter của các thế hệ thần tượng Kpop phản ánh điều gì?
Ngày nay, các nền tảng mạng xã hội như Twitter là một thứ không thể thiếu đối với người hâm mộ Kpop lẫn nghệ sĩ.
Nhưng không phải ở thế hệ nghệ sĩ nào tần suất sử dụng cũng giống nhau và các số liệu sau đây sẽ cho khán giả có góc nhìn chi tiết hơn về cách mà những idol Hàn ứng dụng mạng xã hội này, nhất là trong thời gian quảng bá.
Theo như thống kê từ Kpop Radar, Kpop bắt đầu hành trình của mình với Seo Taiji and Boys – nhóm nhạc đại diện cho thế hệ tiên phong. Họ ra mắt ngay trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng trong văn hóa đại chúng, nhưng bởi vì internet chưa được đưa vào sử dụng phổ biến vào năm 1992 nên mọi hoạt động fandom chỉ dừng lại ở quy mô offline. Theo sau đó là các nhóm như Shinhwa, S.E.S, Sechskies và G.O.D cũng lần lượt ra đời. Thời điểm này, cộng đồng fan online cũng chỉ gói gọn trong việc kết nối kín với nhau. Ngành công nghiệp Kpop vẫn chú trọng vào việc gặp gỡ, giao lưu trực tiếp nhiều hơn qua một công cụ ảo.
Trong thế hệ Gen 1, hầu như idol không sử dụng Twitter và cộng đồng fan chỉ hoạt động trong vòng tròn khép kín.
Nhưng mọi thứ dần thay đổi tại thời điểm được cho là bắt đầu thế hệ thần tượng thứ hai, rơi vào khoảng những năm 2003 – 2011. Bằng việc các nhóm nhạc dần thành công trong công cuộc mở rộng danh tiếng ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc trong năm 2009 và gia nhập Twitter vào năm 2010, các cộng đồng người hâm mộ trực tuyến dần phát triển nhanh chóng. Nhưng thực sự thì qua từng thế hệ thần tượng, tần suất sử dụng Twitter cũng có nhiều thay đổi lớn. Đã có nhiều câu hỏi mà người hâm mộ thắc mắc về sự tương tác qua lại giữa thần tượng và mạng xã hội này.
1. Bao lâu kể từ ngày ra mắt idol mới bắt đầu đăng tải Tweet tính từ lần đầu tiên?
SNSD là một trong những đại diện nổi bật của thế hệ idol thứ hai.
Dữ liệu cho thấy khoảng thời gian đã ngày càng được rút ngắn đối với các thế hệ thần tượng mới. Theo đó, các nhóm nhạc thuộc Gen 2 mất trung bình 1,154 ngày tính từ thời điểm debut để bắt đầu sử dụng Twitter và đăng tải bài đăng đầu tiên. Nhưng hiện tại đối với Gen 4, những nghệ sĩ này thậm chí còn sử dụng twitter cá nhân hoặc chính thức rất lâu trước cả ngày trở thành idol. Trung bình, các nhóm viết dòng tweet đầu tiên trong khoảng 132 ngày sau khi ra mắt.
2. Có sự chênh lệch như thế nào trong tần suất tweet?
Đến thế hệ idol thứ ba, tần suất tweet cũng tăng mạnh hơn so với tiền bối, điều này cho thấy fandom quốc tế của họ đang phát triển mạnh mẽ.
Tương tự như vậy, lượng tweet trung bình của một nghệ sĩ cũng tăng lên nhiều lần trong suốt ba thế hệ Kpop. Ở Gen 2, nghệ sĩ có phần sử dụng mạng xã hội khiêm tốn hơn khi chỉ đăng 1 đến 2 tweet mỗi ngày. Sang đến Gen 3, Twitter gần như trở thành kênh truyền thông chính và trở thành nền tảng thuận lợi cho idol giao lưu cùng người hâm mộ. Chính vì thế, tần suất Tweet cũng tăng lên hơn 3 bài trong một ngày. Và con số đó còn tăng gấp đôi đối với các nhóm thuộc thế hệ thứ tư với trung bình 7 tweet mỗi ngày.
3. Con đường quốc tế hóa âm nhạc ngày càng dễ dàng hơn?
Việc sử dụng Twitter cũng một phần cho thấy được tình hình thực tế rằng Kpop đang dần mở rộng. Sự phát triển fandom quốc tế của các nghệ sĩ thế hệ thứ ba ngày một tăng cao khi các nền tảng như YouTube và Twitter trở nên phổ biến. Không chỉ vậy, mạng lưới người hâm mộ ngày càng được mở rộng và tăng nhanh hơn nữa với sự xuất hiện của các buổi hòa nhạc trực tuyến trong thời điểm chuyển giao sang thế hệ thứ tư.
BTS đang là thần tượng Kpop nổi bật nhất và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người hâm mộ quốc tế.
Theo đó, trung bình một nhóm nhạc Gen 3 mất đến 582 ngày (tương đương 1,5 năm) để tổ chức concert đầu tiên tại nước ngoài và tốn 697 ngày (gần 2 năm) để phát hành album quốc tế. Trong khi đó, idol Gen 4 có nhiều lợi thế hơn khi có thể tổ chức concert quốc tế chỉ sau 200 ngày ra mắt (13 tháng) và phát hành album tại nước ngoài nhanh hơn tiền bối đi trước một thế hệ đến 9 tháng (khoảng 448 ngày sau debut).
4. Các nhóm nhạc Gen 4 sử dụng Twitter trước khi debut như thế nào?
Các nhóm nhạc thế hệ thứ tư có thể đạt được trung bình 562.377 lượt theo dõi ngay cả trước khi chính thức debut.
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa việc sử dụng Twitter qua các thế hệ đó có thể là cách Gen 4 tiếp cận mạng xã hội này sớm hơn và sử dụng nó làm công cụ giao lưu với người hâm mộ trước cả khi ra mắt. Trong khi phần lớn các nhóm thế hệ thứ ba không hề tiếp xúc với mạng xã hội trước khi ra mắt. Trung bình, các nhóm nhạc Gen 4 đăng khoảng 323 tweet trước khi ra mắt. Trong số các nhóm như Stray Kids , TREASURE và TXT là những đại diện đăng nhiều tweet trước khi ra mắt nhất. Các nhóm thế hệ thứ tư cũng đạt được trung bình 562.377 lượt theo dõi, một thành tích đáng kinh ngạc dù vẫn chưa trở thành thần tượng.
Trở lại sau 5 năm, "cột sống" của các chú 2PM còn ổn để thực hiện vũ đạo "huyền thoại"?
Với màn comeback sắp tới của 2PM, người hâm mộ cảm thấy "không hy vọng gì" với giả thuyết lịch sử sẽ lặp lại.
Sau 5 năm vắng bóng kể từ album GENTLEMENS GAME (2016), nhóm nhạc thần tượng Gen 2 2PM đã chính thức xác nhận trở lại với full album thứ 7 mang tên MUST dự kiến phát hành vào 28/6 tới. Trong lần trở lại này, visual cuốn hút và thân hình "ngon" đều đặc trưng như ngày nào của "Nhóm nhạc dã thú" vẫn khiến người hâm mộ cảm thán không thôi.
2PM vừa tung trailer The Hottest Origin cho sự trở lại sắp tới
Cùng với sự hào hứng đó, cộng đồng fan Kpop còn hóng chờ xem liệu màn vũ đạo "kim tự tháp" lịch sử trong ca khúc Heartbeat của 2PM có được lặp lại lần nữa sau 5 năm hay không. Heartbeat là một trong những ca khúc làm nên tên tuổi của 2PM và đã trở thành "đặc sản" của các anh chàng khi luôn được tái hiện mỗi năm một lần xuyên suốt từ 2009 đến 2016.
Vũ đạo "kim tự tháp" đặc trưng trong Heartbeat của 2PM
Sân khấu này đã trở thành "đặc sản" của các anh chàng khi luôn được tái hiện mỗi năm một lần
Có thể nói, màn trình diễn Heartbeat luôn là một trong những niềm tự hào của Hottest (tên fandom của 2PM). Tuy nhiên với lần comeback này, các chàng trai 2PM năm nào đã "trưởng thành" thành các "chú" có độ tuổi tầm từ 31 đến 33. Fan cho rằng sẽ chẳng có lịch sử nào lặp lại đâu, bởi vì "cột sống" của các chú không cho phép nữa rồi, thay vào đó, chúng ta nên trông chờ vào một màn "xé áo" thì hơn:
- Cột sống các chú không cho phép xếp cao xếp thấp nữa nha. Có xé áo thì vẫn cứ là oke nha.
- Nụ cười luôn nở trên môi nhưng cột sống của các chú không ổn. Nhưng mà xé áo thì vẫn ổn.
- Không có đâu, mấy anh già rồi!
- Thôi mấy chú comeback là cháu vui gần chớt rồi!
- Vũ đạo còn quên dần đều rồi kim tự tháp cái gì nữa. Tầm này bảo xé áo thì còn suy nghĩ chứ xây kim tự tháp thì xin lỗi nha.
- Thôi, giờ các chú đều đầu 3 cả rồi, không chơi trò xương khớp vậy được đâu.
Nổi tiếng với hình tượng những quý ông mạnh mẽ, sân khấu của 2PM luôn được xây dựng với những động tác khó và yêu cầu kĩ thuật cao. Heartbeat ngày ấy với vũ đạo "kim tự tháp" đặc biệt, xứng đáng là bài hát đại diện của nhóm. Cuối bài hát, các anh chàng nhà JYP luôn phải thực hiện động tác xếp chồng lên nhau có độ khó cao, đòi hỏi sự dứt khoát và gọn gàng nhất có thể. Ấy vậy mà, "trăm lần như một", 2PM luôn đem đến cho khán giả một Heartbeat mãn nhãn và hoàn chỉnh nhất.
Màn xây kim tự tháp của 2PM
Từ năm nay sang năm khác vẫn rất hoàn chỉnh
Quả là màn vũ đạo lịch sử
Tuy với "cột sống" có thể không ổn bây giờ, nhưng người hâm mộ hoàn toàn có thể hy vọng về một màn trình diễn và tuyệt vời nhất đến từ 2PM sắp tới!
Cùng xem lại MV Heartbeat một thời của 2PM
Fan đòi quyền lợi cho Jennie trước thêm Lisa chuẩn bị solo Fandom của Jennie bất ngờ kêu gọi trend hashtag bảo vệ quyền lợi cho thần tượng trong khi Lisa đang chuẩn bị cho hoạt động solo đầu tiên của mình. Sau Jennie và Rosé, Lisa sẽ là thành viên tiếp theo trong BLACKPINK được ra mắt album solo trong năm 2021. Nhiều fan còn bắt gặp Lisa đến trụ sở YG để tập...