Cách sử dụng tính năng điều khiển máy tính từ xa có sẵn trên Windows 10
Windows 10 Remote Desktop giúp người dùng truy cập thiết bị từ xa bằng PC, Mac, iOS hoặc thiết bị Android.
Phần mềm Remote Desktop là một công cụ quan trọng đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp, mang đến cho người dùng khả năng truy cập máy tính từ bất kỳ vị trí nào. Mặc dù có nhiều ứng dụng của bên thứ ba có sẵn cho Windows 10, nhưng bạn cũng có thể kích hoạt công cụ này trong Settings.
Dưới đây hướng dẫn cách thiết lập quyền truy cập từ xa trên Windows 10. Microsoft Remote Desktop hỗ trợ các kết nối từ xa trên macOS, Linux, iOS, Android hoặc máy tính khác chạy Windows.
Cách kích hoạt và sử dụng tính năng điều khiển máy tính từ xa trên Windows 10
Mặc dù chức năng Remote Desktop được tích hợp Windows 10 nhưng các kết nối từ xa chỉ có thể được thực hiện trên một máy tính chạy Windows 10 Professional hoặc Enterprise. Điều này cũng áp dụng cho các phiên bản trước của Windows.
Phiên bản Windows 10 Home không dùng được tính năng Remote Desktop
Bước 1: Kích hoạt quyền truy cập từ xa trên máy tính chủ
Trước tiên cần thiết lập máy tính bạn muốn truy cập từ xa để chấp nhận kết nối từ các thiết bị khác. Các kết nối từ xa bị tắt theo mặc định nên phải thay đổi tùy chọn này trong Settings.
Bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn cho Remote Desktop trong mục System cho phép bật hoặc tắt quyền truy cập cũng như điều chỉnh các cài đặt khác. Bạn cũng nên ghi chú tên PC của mình để thiết lập các kết nối từ xa.
Video đang HOT
Bước 2: Thêm người dùng vào danh sách trắng cho các kết nối từ xa
Nếu muốn phê duyệt quyền truy cập cho những người dùng khác, bạn phải thêm họ vào danh sách trắng dưới phần User Accounts trong cài đặt Remote Desktop.
Nhấn vào Select users that can remotely access this PC dưới phần User Accounts. Tiếp theo, chọn Add để bắt đầu thêm người dùng vào danh sách trắng. Sau đó nhấn Advanced –> Find Now. Một danh sách tất cả người dùng sẽ hiện ra. Chỉ cần nhấp đúp vào tên để thêm họ vào danh sách trắng của bạn.
Bước 3: Cung cấp quyền truy cập vào tệp cục bộ
Bước này sẽ cho phép người dùng từ xa truy cập dữ liệu của bạn giúp dễ dàng tải xuống hoặc in các tệp từ một vị trí khác. Cài đặt này không có trong Remote Desktop, vì vậy rất dễ bỏ qua nếu bạn tự thiết lập các kết nối máy tính từ xa.
Quyền truy cập vào các tệp cục bộ bị tắt theo mặc định nên bạn cần phải thay đổi cài đặt này thông qua ứng dụng Remote Desktop Connection. Chương trình này tách biệt với Remote Desktop và có sẵn trên cả phiên bản Home và Professional của Windows 10. Chỉ cần nhập “Remote Desktop Connection” vào thanh tìm kiếm ở góc dưới bên trái để tìm ứng dụng.
Sau khi mở Remote Desktop Connection, nhấn Show Options, chọn tab Local Resources. Phần này cung cấp các tùy chọn cho máy in, bảng ghi (để sao chép và dán), trình phát âm thanh và các chức năng quan trọng khác.
Bên dưới mục Local devices and resources, nhấn vào More để điều chỉnh các quyền truy cập khác. Trong danh sách bao gồm cổng, ổ đĩa, thiết bị quay video và thiết bị Plug and Play. Tick vào ô bên cạnh bất kỳ ổ đĩa nào bạn muốn cho phép người dùng từ xa truy cập.
Bước 4: Truy cập thiết bị của bạn từ xa
Sau khi đã thiết lập máy tính của mình để truy cập từ xa, bạn có thể tạo kết nối từ một thiết bị khác. Nếu thiết bị từ xa là một máy tính khác chạy Windows 10 bạn phải tải xuống ứng dụng Microsoft Remote Desktop từ Microsoft Store để thực hiện truy cập.
Trong ứng dụng Microsoft Remote Desktop, bạn có kết nối từ xa với máy tính bằng cách nhấn vào nút Add ở góc trên bên phải. Bạn cũng sẽ có tùy chọn để thêm các tài nguyên từ xa như ứng dụng và desktop nếu đang làm việc cho một nhóm hoặc tổ chức.
Để bắt đầu kết nối, bạn phải nhập tên hoặc địa chỉ IP của máy tính cần kết nối. Thiết bị mà bạn kết nối sẽ yêu cầu thông tin đăng nhập trước khi cung cấp quyền truy cập. Ngoài ra, bạn có thể thêm thông tin tài khoản người dùng thông qua ứng dụng Remote Desktop để tránh phải đăng nhập mỗi khi kết nối.
Tổng kết
Phần mềm Remote Desktop của bên thứ ba có thể hữu ích cho nhóm và các doanh nghiệp. Nhưng công cụ Remote Desktop của Microsoft cung cấp quá đủ tính năng cho nhiều người dùng. Sau khi bật Remote Desktop trong Settings của Windows 10, bạn có thể truy cập máy tính của mình từ xa bằng cách thiết bị PC, Mac, iOS hoặc Android.
Bạn có thể truy cập máy tính Windows của mình bất kể thiết bị đang sử dụng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn cần sử dụng các công cụ chỉ dành cho Windows từ hệ điều hành khác. Ngoài ra, Windows cũng cung cấp các tính năng điều khiển máy tính từ xa tiện lợi như chuyển tệp tin, phím tắt trên thiết bị di động và dễ dàng in ra máy in cục bộ.
Windows 10 sẽ sớm được trang bị một trong những tính năng thú vị nhất của... Windows 7
Chính là khả năng stream nhạc từ điện thoại sang loa của máy tính.
Bản cập nhật Windows 10 May 2020 sẽ mang tính năng truyền tải nhạc từ điện thoại sang máy tính thông qua Bluetooth trở lại với người dùng Windows.
Nói cách khác, bạn sẽ có thể kết nối một thiết bị di động với máy tính thông qua Bluetooth, và sau đó stream nhạc từ thiết bị di động đó lên máy tính để phát nhạc từ loa của chính máy tính.
Tính năng mang tên "Bluetooth A2DP Sink" ("sink", không phải "sync" như nhiều người lầm tưởng) này từng xuất hiện trên Windows 7, nhưng đã bị Microsoft "bỏ quên" khi phát triển Windows 8, và tiếp tục vắng mặt trên Windows 10.
Trên thực tế, Windows 10 có tính năng Bluetooth A2DP, nhưng chỉ cho phép người dùng sử dụng vai trò "source" (nguồn) - tức bạn chỉ có thể gửi âm thanh từ một máy tính Windows 10 đến một thiết bị di động - chứ không phải vai trò "sink", tức cho phép máy tính Windows 10 nhận âm thanh từ một thiết bị di động thông qua Bluetooth.
Nếu bạn từng yêu thích tính năng này trên Windows 7, thì tin vui là Microsoft được cho là đang dự định mang tính năng "sink" trở lại với bản cập nhật May 2020 sắp tới.
Bluetooth A2DP Sink trên Windows 7
Cụ thể, thông tin này được tiết lộ trong một tài liệu hỗ trợ do chính Microsoft viết ra, và được phát hiện bởi trang Windows Latest. Theo đó, Microsoft nói rằng: "Bắt đầu với Windows 10, phiên bản 2004 (May 2020), các nguồn âm thanh từ xa sẽ có thể stream âm thanh đến các thiết bị Windows, hữu ích trong các trường hợp như thiết lập máy tính đóng vai trò loa Bluetooth và cho phép người dùng nghe âm thanh từ điện thoại của họ".
Như vậy, bạn sẽ có thể nghe nhạc từ điện thoại trên loa máy tính, hoặc từ headphone đang kết nối với máy tính, và Microsoft nói rõ rằng chức năng "Bluetooth A2DP Sink" sẽ được quản lý theo từng ứng dụng thay vì thông qua các thiết lập hệ thống.
Bản cập nhật Windows 10 May 2020 dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 5 này, nhiều khả năng vào ngày 28/5 hoặc một vài ngày trước đó, và đi kèm với nó là khá nhiều thay đổi, bao gồm những thay đổi lớn với Cortana, tính năng Cloud Download cho phép reset hệ điều hành trở về trạng thái mặc định thông qua một quy trình dễ dàng hơn, và nhiều thứ khác nữa.
Cùng tìm hiểu về Registry, công cụ toàn năng của Windows Đối với các anh em thích vọc vạch máy tính thì hẳn đã từng sửa Registry vài lần đúng không nào. Đây có thể gọi là một "công cụ toàn năng" giúp chúng ta tùy chỉnh, thay đổi rất nhiều tính năng và giao diện của nhiều chương trình và cả WIndows. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ giải thích Registry là...