Cách sử dụng tinh dầu thổi bay mụn trứng cá
Tinh dầu không chỉ giúp trị mụn trứng cá mà còn rất an toàn cho những làn da nhạy cảm.
Tinh dầu trà xanh chứa các chất sát khuẩn, chống viêm vì thế có khả năng làm dịu các nốt mụn rất nhanh. Bạn nên pha loãng tinh dầu trà xanh với dầu oliu sau đó chấm lên đốm mụn. Kết quả sẽ mang lại làn da sạch bóng cho bạn sau 2 tuần thực hiện liên tiếp. Nếu sở hữu da dầu, bạn có thể thay dầu oliu bằng một thìa gel lô hội cũng có tác dụng tương tự.
Tinh dầu oregano: Chất kháng khuẩn tự nhiên và đặc tính khử trùng của dầu oregano mang tới giải pháp hoàn hảo để điều trị mụn trứng cá. Bạn nên pha loãng dầu bằng cách trộn cùng dầu jojoba và thoa hỗn hợp lên mụn hàng ngày để trị mụn.
Tinh dầu cam bergamot: Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu cam không chỉ hiệu quả khi điều trị đốm mụn mà còn giúp mang lại sức sống cho làn da. Bạn có thể trộn dầu cam và dầu dừa sau đó bôi lên đốm mụn. Cách này giúp trị mụn và đốm nâu rất hiệu quả.
Video đang HOT
Tinh dầu oải hương: Khi xông hơi, bạn nên nhỏ vài giọt dầu oải hương vào bát nước nóng, cách này giúp làm sạch sâu da hiệu quả hơn. Sau đó trộn mười giọt tinh dầu hoa oải hương và 50 ml witchhazel lắc đều tạo thành một chất làm se mụn trứng cá sau khi rửa mặt sạch. Oải hương giúp làm khô mụn đồng thời làm mờ đốm nâu, liền sẹo hiệu quả.
Tinh dầu đinh hương: Là một loại tinh dầu rất hiệu quả để trị mụn nhờ tính chất kháng khuẩn. Trộn một vài giọt dầu đinh hương nguyên chất với một muỗng canh Vitamin E hoặc dầu hạt nho sẽ có tác dụng chống lại mụn trứng cá và đem lại làn da mịn màng.
Lưu ý chỉ nên sử dụng tinh dầu vào buổi tối để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, không nên trị mụn với tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cũng nên lưu ý thử trên một vùng da nhỏ để đảm bảo da không bị kích ứng trước khi sử dụng.
Theo Zing News
Thảo dược giúp bạn thổi bay mụn trứng cá
Ngoài việc kiểm soát lượng bã nhờn tiết ra bằng thuốc, cân bằng chế độ dinh dưỡng, để trị mụn trứng cá hiệu quả quan trọng nhất vẫn là cách chăm sóc da thích hợp với cơ địa mỗi người.
Thảo dược giúp bạn thổi bay mụn trứng cá
Việc kết hợp sử dụng các loại thảo dược có trong thiên nhiên cũng là một biện pháp mang đến làn da mịn màng, sạch mụn trứng cá.
Hương thảo
Hương thảo (rosemary) là một loài cây bụi có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, có giá trị cao trong y học cổ truyền.
Cây hương thảo (rosemary)
Người ta dùng chúng để làm gia vị, xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp, sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Ngày nay các hợp chất trong cây hương thảo được đưa vào kem dưỡng da, xà phòng thơm.
Ngoài ra, hương thảo còn có công dụng kích thích, làm giảm sự sưng tấy, đau nhức của mụn trứng cá.
Rau má
Rau má được xem là một loại thảo dược quý. Không chỉ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và rất bổ dưỡng nhờ chứa nhiều khoáng chất, rau má còn có hiệu quả đối với làn da của phái đẹp.
Rau má chứa hoạt chất sinh học saponin có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị mụn trứng cá. Cách dùng rau má rất đơn giản và đa dạng như ép lấy nước uống, nấu canh, ăn sống hoặc nấu lấy nước...
Diệp hạ châu
Loại thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá từ bên trong. Alkaloid phyllanthin, hypophyllanthin và triacontanal là các chất có trong diệp hạ châu giúp bảo vệ tế bào gan, khôi phục và tăng cường chức năng gan, đồng thời hỗ trợ chức năng giải độc của gan.
Đây cũng là loại thảo dược bình dân, dễ kiếm và dễ sử dụng dành cho những người bị mụn. Người bị mụn có thể nấu diệp hạ châu tươi với nước để uống, hoặc sấy khô để dùng dần.
Biển súc
Biển súc còn có tên gọi phổ biến khác là rau đắng. Đây là loại rau quen thuộc của người dân vùng đồng bằng châu thổ. Rau đắng có tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc rất tốt. Loại thảo dược này thường được dùng để nấu canh, ăn sống hoặc nấu lấy nước uống.
Bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các loại mụn rất hiệu quả. Bồ công anh chứa nhiều khoáng chất như: na-tri, can-xi, ma-giê, potassium và sắt. Đặc biệt, lá và thân cây bồ công anh rất giàu vitamin A, B6, B1 và C. Bồ công anh có thể sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô, cũng có thể kết hợp với các vị thuốc khác để dùng dưới dạng thuốc sắc.
Theo Alobacsi