Cách sử dụng phanh đúng, an toàn trên xe số sàn và số tự động
Phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng phanh đúng cách và hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách dừng xe tối ưu nhất cho cả hộp số sàn và số tự động.
Phanh là hệ thống an toàn quan trọng nhất trên xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng phanh đúng cách và hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ hướng dẫn độc giả cách dừng xe tối ưu nhất cho cả hộp số sàn và số tự động.
Đối với các tình huống giảm tốc độ có kiểm soát
Trên xe số tự động, người lái chỉ cần đạp phanh với lực phù hợp để hãm tốc. Còn trên xe dùng số sàn, bên cạnh việc đạp phanh với lực tăng dần cần kết hợp trả số phù hợp với tốc độ của xe.
Đối với các tình huống cần giảm tốc đột ngột
Công nghệ chống bó cứng phanh ABS đã trở thành tiêu chuẩn an toàn tối thiểu trên ô tô hiện nay nên người lái không còn nỗi lo bánh xe bị khóa cứng dẫn đến mất lái khi phanh gấp. Do đó, khi gặp tình huống nguy hiểm, người lái chỉ cần đạp phanh nhanh nhất có thể để giảm tốc độ xe đến ngưỡng an toàn.
Có một lưu ý đối với người điều khiển xe số sàn là không nên vừa đạp phanh vừa đạp ly hợp (để tránh cho xe chết máy) khi giảm tốc. Do khi đạp ly hợp, phanh động cơ (sức ghì từ động cơ) sẽ không còn tác dụng, xe sẽ bị trôi và làm tăng quãng đường phanh.
Video đang HOT
Thời điểm tối ưu người lái nên đạp ly hợp là ngay trước khi xe dừng hẳn, như vậy vẫn đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất mà xe không tắt máy. Nếu tình huống quá nguy hiểm, ưu tiên hàng đầu vẫn là giảm tốc độ xe nhanh nhất có thể, việc xe tắt máy hay không không còn quan trọng.
Khi dừng xe chờ đèn đỏ
Đây là tình huống vận hành gây nhiều tranh cãi nhất khi sử dụng hộp số và phanh. Đối với xe số sàn, các cơ bản nhất là về mo (về N) kết hợp đạp phanh. Nếu dừng đèn đỏ quá lâu có thể kéo phanh tay và bỏ chân khỏi phanh.
Còn đối với các xe số tự động, người lái có đến 3 lựa chọn khi dừng đèn đỏ là để D kết giữ phanh, về N kết hợp giữ phanh hoặc về P và không cần dùng phanh. Cả ba cách này đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng.
Số D – Drive (số tiến)
Đây có lẽ là vị trí được nhiều người lái sử dụng nhất bởi nó cực kỳ tự nhiên và thuận tiện. Người lái chỉ cần giữ phanh khi dừng đèn đỏ, đến khi đèn xanh chỉ việc nhả phanh cho xe tự di chuyển. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như xe phía sau mất phanh lao tới thì người lái có thể nhanh chóng nhả phanh rồi chạy đi hoặc chuyển làn để hạn chế thiệt hại.
Đổi lại, người lái phải sử dụng chân liên tục trong suốt quá trình chờ đèn đỏ, đồng thời cũng cần duy trình sự tập trung để xe không bị trôi rồi đâm vào xe khác. Phương pháp này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các chi tiết cơ khí bên trong hộp số. Tuy nhiên sẽ khiến xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn so với số N hay P một chút do các xe số tự động được lập trình để động cơ chạy không tải với số N hoặc P ở vòng tua thấp hơn so với D.
Số N – Neutral (số 0, số mo)
Thói quen về số N thường được nhiều chủ xe duy trì từ lúc còn lái xe số sàn đến khi chuyển qua xe số tự động. Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm chút nhiên liệu như đã đề cập, những khi dừng đèn đỏ lâu thì số N là lựa chọn có phần thích hợp hơn số D.
Tuy nhiên, ở những nơi mặt đường có độ nghiêng thì người lái vẫn phải giữ bàn đạp phanh hoặc kéo phanh tay để xe không bị trôi, như vậy cũng không thuận tiện hơn số D là bao. Bên cạnh đó, khi có tình huống khẩn cấp, người lái cũng sẽ mất thêm một khoảng thời gian thao tác để sang số trước khi có thể đưa xe tránh khỏi khu vực nguy hiểm.
Số P (Park – đỗ xe)
Không ít người lái vẫn có thói quen sử dụng số P khi dừng đèn đỏ. Cũng giống như N, số P sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, người lái có thể thư giãn chân hoàn toàn khi không cần phải giữ phanh dù xe đang ở điều kiện mặt đường nào. Tuy nhiên, thao tác về P từ D phải qua đến 2 cấp số nữa (từ D qua N và R mới đến P), về lâu về dài có thể gây những hao mòn nhất định cho hộp số.
Ngoài ra, chi tiết chốt đỗ (hay còn được gọi là bánh răng con cóc) giúp giữ xe đứng yên ở số P cũng giảm phần nào độ bền khi phải làm việc nhiều và liên tục. Cuối cùng, việc đánh lái và tránh nguy hiểm khi dừng đèn đỏ cũng mất nhiều thời gian của người lái hơn.
Theo Danhgiaxe,com
Những con số chỉ ra độ hiệu quả của các hệ thống an toàn
Các tài xế vẫn khá cảnh giác với công nghệ hỗ trợ lái nhưng một nghiên cứu mới đây đã cho thấy các hệ thống an toàn giúp giảm đáng kể nguy cơ gây va chạm.
Viện Nghiên cứu Giao thông Vận tải của Đại học Michigan đã kiểm tra 3,7 triệu chiếc xe của General Motors (GM) thông qua 20 mẫu xe khác nhau thuộc các đời từ 2013-2017. Sau đó, họ so sánh dữ liệu va chạm từ 10 tiểu bang để xác định độ hiệu quả của hàng loạt các hệ thống an toàn.
Theo kết quả nghiên cứu, hệ thống phanh khẩn cấp tự động với cảnh báo va chạm giúp giảm nguy cơ bị tai nạn từ phía sau đi 46%.
Với các tai nạn do chuyển làn, nghiên cứu chỉ ra tính năng cảnh báo chuyển làn với báo hiệu điểm mù hai bên giúp giảm 26% va chạm. Đồng thời, tính năng hỗ trợ giữ làn với cảnh báo chệch làn cũng khiến nguy cơ va chạm thấp hơn 20%.
Tỷ lệ giảm va chạm khi xe có trang bị các hệ thống an toàn.
Đèn pha cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ an toàn, nghiên cứu cho thấy đèn pha cường độ cao giảm va chạm với người đi bộ, xe đạp và động vật vào buổi đêm đi 21%. Mức giảm còn lên tới 35% khi khách hàng lựa chọn trang bị thêm tính năng IntelliBeam của GM.
Trong khi đó, tỷ lệ va chạm giảm mạnh nhất đối với các xe được trang bị tính năng phanh tự động khi lùi. Hệ thống này kết hợp camera lùi, hỗ trợ đỗ sau và báo hiệu phương tiện cắt ngang phía sau, và giúp hạn chế tới 81% va chạm.
Nghiên cứu cho thấy độ hiệu quả của các hệ thống an toàn.
Kết quả này không quá ngạc nhiên vì một nghiên cứu trước đây của Viện Bảo hiểm An toàn Đường bộ Hoa Kỳ cho thấy những chiếc xe được trang bị phanh khẩn cấp tự động và cảnh bảo va chạm trước khả năng liên quan đến các va chạm trước-sau (front-to-rear) thấp hơn 43% so với xe không có các công nghệ đó. Nghiên cứu này cũng chỉ ra số lượng tai nạn gây chấn thương thấp hơn đáng kể ở những chiếc xe được trang bị hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến.
Theo Carscoops
Những sai lầm khi chuyển từ xe số sàn sang lái xe xe số tự động Khi học lái, các học viên thường sẽ được "làm bạn" với xe số sàn và đương nhiên, các "tài mới" sẽ quen với thao tác lái xe số sàn. Thế nhưng, thói quen lái xe số sàn khi chuyển sang lái xe ô tô số tự động thường mắc phải những sai lầm nguy hiểm gây mất an toàn, dễ làm hư...