Cách sử dụng điều hòa ô tô vào mùa hè giúp tăng tuổi thọ thiết bị
Điều hoà ô tô cũng là một bộ phận có tính hao mòn cao, nếu chủ xe sử dụng không đúng cách sẽ làm tuổi thọ điều hoà giảm sút, hiệu quả làm mát không như mong đợi.
Vào những ngày nắng nóng gay gắt, nếu đỗ ô tô ngoài trời nhiều giờ đồng hồ, nhiệt độ trong xe có thể lên đến 60 độ C. Sức nóng này không chỉ tàn phá nội, ngoại thất ô tô nhanh hơn mà người bước vào xe cũng cảm thấy ngột ngạt, dễ sốc nhiệt.
Do đó, sử dụng điều hòa ô tô đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm năng lượng, tránh hỏng hóc và bảo vệ sức khỏe cho người ngồi trong xe.
Làm giảm nhiệt độ cabin trước khi bật điều hòa
Không ít người có thói quen khi vào xe là bật điều hòa (nút A/C), để mau làm lạnh cho xe. Tuy nhiên, khi xe mới khởi động thì tốc độ động cơ đang ở chế độ thấp và chưa ổn định, đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại tới bình điện.
Vào mùa hè, nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô thường cao hơn bên ngoài. Để giảm tải cho hệ thống làm lạnh và bảo vệ sức khỏe người dùng xe hơi, trước khi bật điều hòa nên làm giảm bớt nhiệt độ trong xe.
Chủ xe cần đóng mở cửa vài lần rồi bước vào xe, hạ cửa kính cho không khí bên ngoài tràn vào khoang nội thất sau đó khởi động xe, bật quạt gió ở mức cao để thổi hết hơi nóng ra ngoài trong khoảng 3 – 5 phút.
Sau khi xe vận hành khoảng vài phút, lúc này có thể đóng cửa kính, nhấn nút A/C bật điều hòa.
Cách làm này góp phần giảm tải cho hệ thống làm mát, đồng thời giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ khi bước từ bên ngoài vào trong xe.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Khi bật chế độ làm mát, hãy xoay cửa gió của máy lạnh lên trên
Hầu hết các chủ xe chưa bao giờ để ý đến cửa gió của điều hòa, cũng như ít khi điều chỉnh hướng cửa gió. Trên thực tế, sử dụng thông minh các lỗ thông hơi của máy lạnh cũng có thể nâng cao hiệu quả làm mát.
Chúng ta cũng có thể sử dụng các đặc tính vật lý của không khí lạnh để nâng cao hiệu quả làm lạnh. Khi bật chế độ làm mát, cửa gió của máy điều hòa không khí có thể quay lên trên và không khí lạnh được thổi lên trên càng nhiều càng tốt, do đó sự lưu thông đối lưu tự nhiên có thể được thực hiện trong xe và hiệu quả làm mát có thể được cải thiện.
Ảnh minh họa.
Chủ xe nên để chế độ lấy gió trong sau khi bật nút A/C để đảm bảo hiệu quả làm mát nhanh hơn.
Tuy nhiên, trong những hành trình dài, lái xe liên tục, lượng oxy trong khoang nội thất sẽ không đảm bảo và có thể gây choáng, mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Vì vậy, khi qua những khu vực có không khí trong lành, ít khói bụi người dùng nên để chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.
Trước khi kết thúc hành trình từ 5 đến 10 phút, người dùng nên tắt hệ thống điều hòa trên xe, đồng thời mở hé các cửa kính lấy gió ngoài để giảm dần chênh lệch nhiệt độ trong xe và ngoài trời, tránh gây sốc nhiệt.
Theo các chuyên gia ô tô, điều hòa không khí làm giảm hiệu suất nhiên liệu đến 10%. Nếu nhiệt độ ngoài trời và không khí cho phép, hãy cân nhắc sử dụng tốc độ quạt gió cao hơn để lưu thông không khí thay vì hạ thấp nhiệt độ điều hòa.
Đỗ xe ở nơi thoáng mát
Khi đỗ xe, cố gắng tìm nơi có bóng râm của cây cối, bên hông các tòa nhà… Nếu không còn cách nào khác thì nên chuẩn bị tấm bạt che nắng cho xe, các tấm phản quang để bên trong xe cũng có những tác dụng nhất định.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép (nhất là đảm bảo an ninh), hãy để kính cửa sổ mở hé ra khoảng 1-2 cm để không khí trong xe được lưu thông.
Nguyên nhân khiến vòng tua máy tăng cao
Vòng tua máy ô tô thể hiện tình trạng hoạt động của động cơ. Nếu tình trạng vòng tua máy tăng cao liên tục xuất hiện trong quá trình vận hành, người dùng cần mang xe đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Đường ống bị rò rỉ
Khi đường ống bị rò rỉ, không khí sẽ tràn vào làm tăng lượng khí trong buồng đốt xy lanh động cơ. ECU nhận thấy cũng sẽ điều chỉnh cấp nhiên liệu tương ứng. Điều này dễ gây lỗi nổ máy vòng tua cao.
Để xử lý cần kiểm tra khe hở, chủ xe hãy để ý tiếng rít gió. Thông thường vị trí khe sẽ phát ra tiếng động. Chỉ cần xử lý khe hở thì vòng tua máy sẽ trở lại bình thường.
Van thông hơi các-te bị hỏng
Khi sử dụng xe ô tô trong một thời gian dài, các muội bẩn bên trong động cơ có thể bay theo đường thông hơi PCV lọt vào họng hút. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, có thể làm xe bị chết máy.
Khi sử dụng xe ô tô trong một thời gian dài, các muội bẩn bên trong động cơ có thể bay theo đường thông hơi PCV lọt vào họng hút.
Để khắc phục nên kẹp chặt đường ống thông nối với van thông hơi. Tốc độ vòng tua sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cách xử lý triệt để vẫn là nên thay mới van PCV.
Van không tải gặp trục trặc
Van không tải ISC có nhiệm vụ điều khiển lượng không khí đi tắt qua bướm ga khi người lái không đạp ga (bướm ga không mở), để từ đó có thể điều khiển tốc độ không tải phù hợp với những điều kiện khác nhau ở động cơ.
Do vậy nếu van không tải bị trục trặc thì lượng không khí vào buồng đốt xy lanh động cơ sẽ bị thiếu chính xác. Điều này dẫn đến vòng tua máy tăng cao. Van không tải có vần đề là nguyên nhân thường gặp nhất của hiện tượng vòng tua máy tăng cao khi xe chạy garanti.
Cảm biến oxy bị bẩn/hỏng
Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư trong khí thải. Từ thông tin này ECU sẽ điều chỉnh tỷ lệ không khí và nhiên liệu sao cho lý tưởng hơn. Tuy nhiên nếu cảm biến oxy bị bẩn, hư hỏng. Thông tin truyền về ECU có thể bị sai lệch. Điều này khiến lượng nhiên liệu và khí cung cấp có thể cao hơn khiến vòng tua máy xe tăng cao dù đang ở chế độ không tải.
Cảm biến oxy giúp đo lượng oxy dư trong khí thải.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị trục trặc
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô giúp đo nhiệt độ của môi chất làm mát, thông qua đó có thể biết được nhiệt độ động cơ. Từ thông tin này ECU sẽ tính toán để điều chỉnh quá trình phun nhiên liệu, nạp khí, thời điểm đánh lửa sao cho phù hợp. Nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị trục trặc sẽ khiến thông tin sai lệch. Đây cũng là một trong các nguyên nhân vòng tua máy cao ở chế độ không tải.
Khi nào nên vệ sinh kim phun nhiên liệu? Kim phun xăng/dầu ô tô bị bẩn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, đây chính là nguyên nhân khiến xe bị yếu, đề khó nổ, chết máy... Kim phun nhiên liệu có tác dụng gì? Kim phun (béc phun - tiếng Anh là Injectors) là bộ phận đầu ra cuối cùng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ...