Cách Su-34/35 thoát thân khi bị tấn công
Chiến đấu cơ Su-34 và Su-35 Nga vừa tổ chức cuộc diễn tập thoát thân khi bị tấn công tại Syria, trong đó có màn phóng mồi bẫy nhiệt.
Hình ảnh về cuộc diễn tập được Kênh truyền hình Zvezda công bố, một số máy bay chiến đấu siêu cơ động thuộc thế hệ 4 Su-35 và Su-34 bay lên bầu trời bên trên căn cứ không quân Hmeymim tại Syria.
Trong cuộc diễn tập, phi hành đoàn luyện tập tránh hỏa lực địch bằng bẫy nhiệt và các hành động khác trong các tình huống khẩn cấp. Vậy mồi bẫy nhiệt có tác dụng gì khi chiến đấu cơ Nga bị tấn công?
Chiến đấu cơ Nga phóng mồi bẫy nhiệt.
Đạn mồi bẫy trang bị trên hầu hết các chiến đấu cơ phản lực hiện đại được coi là một trong những tính năng đơn giản và rẻ tiền nhất để chống lại các tên lửa phòng không của đối phương.
Video đang HOT
Hầu hết các loại tên lửa phòng không tầm thấp, tên lửa không đối không tầm ngắn và một số loại tầm trung dùng cơ chế dẫn đường hồng ngoại – sẽ dò đường theo nguồn nhiệt được phát ra từ động cơ máy bay.
Vì vậy, khi tung ra đạn mồi bẫy với số lượng lớn sẽ tạo ra nhiều nguồn nhiệt trên đường bay của tên lửa khiến hệ thống dò mục tiêu của tên lửa bị loạn mục tiêu từ đó dẫn đến việc bay lệch hướng.
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là cực kỳ rẻ tiền và dễ trang bị cho tất cả các loại máy bay đời mới, hệ thống đạn mồi bẫy nhiệt không có bất cứ một yêu cầu kỹ thuật khắt khe nào và có thể treo vào cả… máy bay chở khách nếu cần.
Dù hội tụ nhiều ưu điểm nhưng việc phải kích hoạt hệ thống mồi bẫy vẫn có thể khiến chiến đấu cơ trang bị gặp nguy hiểm. Bởi khi dùng hệ thống bẫy mồi nhiệt đòi hỏi phải sử dụng với số lượng lớn để có được hiệu quả cao nhưng khi sử dụng với số lượng lớn thì số lượng bẫy mồi nhiệt dự trữ sẽ hết rất nhanh và phi công sẽ không còn gì để sử dụng nếu tiếp tục bị tấn công.
Không những vậy, việc tung mồi bẫy khi tác chiến đêm sẽ khiến chiến đấu cơ lộ diện ngay cả trước mắt thường và cái giá của việc tránh được một quả tên lửa sẽ là việc chiếc phi cơ xấu số đó phải hứng đủ các thể loại hỏa lực phòng không cỡ nhỏ của đối phương.
Mặc dù vậy, cho đến giờ việc sử dụng đạn mồi bẫy nhiệt trong không chiến vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dù những chiến đấu cơ thế hệ mới hầu hết đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử.
Theo Datviet
Ai Cập ký thỏa thuận 2 tỷ USD mua Su-35 Nga: Cú sốc đối với Mỹ
Ai Cập được biết đến là đồng minh ruột của Mỹ nhưng nước này vừa ký thỏa thuận mua loạt chiến đấu cơ S-35 tối tân trị giá lên tới 2 tỷ USD của Nga - điều được cho là một cú sốc lớn đối với Washington.
RT dẫn nguồn tin từ các nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, hợp đồng đã ký giữa Ấn Độ và Nga gồm "hơn 20 máy bay và vũ khí có tổng trị giá 2 tỷ USD". Việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2020-2021,
Nguồn tin không nêu chi tiết các điều khoản hợp đồng, nhưng khẳng định thoả thuận giúp máy sản xuất ở Komsomolsk-on-Amur "tăng thêm việc làm trong vài năm tới", cũng như cho phép doanh nghiệp sản xuất thêm khoảng 20 chiếc máy bay tương tự cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga trong hai năm tới.
Trước đó, Indonesia đã xác nhận ý định mua tiêm kích Su-35, bất chấp nguy cơ có thể bị Mỹ trừng phạt.
Su-35 là máy bay tiêm kích đa nhiệm tầm xa thuộc thế hệ 4 của Không quân Nga. Tốc độ tối đa của chiếc Su-35 có thể lên tới 2.500km/h và tầm hoạt động vào khoảng 3.500km.
Vũ khí của Su-35 là một súng đại bác bắn nhanh 30mm và 12 giá treo vũ khí bao gồm các loại bom, tên lửa có điều khiển hoặc thông thường.
Các chuyên gia quân sự đánh giá tính năng của Su-35 sẽ vượt trội hơn hẳn so với các máy bay thế hệ 4 hiện nay của phương Tây và là đối thủ đáng gờm của "Thú ăn thịt" F-22 của Mỹ.
Việc Ấn Độ - vốn là đồng minh lâu nay của Mỹ mua Su-35 của Nga được cho là một cú sốc lớn đối với Mỹ và là dấu hiệu gần đây nhất về sự suy yếu ảnh hưởng của Mỹ đối với các đồng minh dưới thời Tổng thống Trump.
Sự hiện diện của chiến đấu cơ Su-35 Nga ở Ai Cập cũng được cho là sẽ làm tăng mối quan ngại về an ninh hoạt động của các nhân viên quân sự Mỹ cũng như gây khó khăn trong các yêu cầu phối hợp với máy bay quân sự Mỹ trong cùng một không phận.Trước đó, Indonesia cũng vừa xác nhận ý định mua Su-35, bất chấp nguy cơ có thể bị Mỹ trừng phạt.
Theo Danviet
Nga tuyên bố đã phá hủy tổ chức tàn bạo nhất lịch sử nhân loại Theo Chỉ huy Quân khu Trung ương Nga Alexander Lapin, trong hoạt động chống khủng bố ở Syria, quân đội Nga đã phá hủy hệ thống tàn nhẫn nhất lịch sử nhân loại, đó là nhóm khủng bố IS, hãng tin TASS mới cho biết. Chiến đấu cơ Nga được triển khai tại Syria "Trong khi làm nhiệm vụ ở xa nước Nga,...